một số vấn đề về lý luận và thực tiễn.
Sự ra đời
Từ thế kỷ XV – XVII, ở phương Tây, chế độ phong kiến lâm vào thời kỳ khủng hoảng ngày càng trầm trọng. Quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa hình thành và phát triển. Giai cấp tư sản ra đời, là giai cấp tiến bộ, đại diện cho lực lượng sản xuất mới. Giai cấp tư sản lãnh đạo quần chúng nhân dân lao động, tiến hành cách mạng tư sản, lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nhà nước tư sản.
Cuối thế kỷ XVI, cách mạng tư sản nổ ra đầu tiên ở Nê đéc lan (gồm Hà Lan, Bỉ, Lúc-xăm-bua). Mặc dù cuộc cách mạng thành công nhưng ảnh hưởng không sâu rộng.
28
28 8
Đến giữa thế kỷ XVII, cách mạng tư sản ở Anh bùng nổ và giành thắng lợi. Cách mạng tư sản Anh có ảnh hưởng lớn đến tiến trình của lịch sử thế giới
Tiếp đó, trong thế kỷ XVIII – XIX, cách mạng tư sản thắng lợi ở Pháp, Mĩ, Nhật và nhiều nước Châu Âu. Sự thành công của các cuộc cách mạng tư sản dẫn đến sự xuất hiện của nhà nước tư sản. Tuy vậy, sự ra đời của nhà nước tư sản diễn ra dưới những hình thức khác nhau phụ thuộc vào điều kiện lịch sử, chính trị, kinh tế và mức độ đấu tranh giai cấp ở các nước cũng khác nhau.
Nhà nước tư sản ra đời thông qua ba hình thức sau:
– Nhà nước tư sản ra đời thông qua các cuộc cách mạng tư sản được tiến hành dưới hình thức khởi nghĩa vũ trang, lãnh đạo các cuộc cách mạng tư sản là giai cấp tư sản nhưng lực lượng chủ yếu của cách mạng tư sản là giai cấp công nhân, nông dân và người lao động khác trong xã hội. Bằng con đường bạo lực, cách mạng tư sản xóa bỏ khá triệt để chế độ và trật tự phong kiến, thiết lập nền dân chủ tư sản, điển hình có Hà Lan, Anh, đặc biệt là cuộc cách mạng tư sản Pháp.
– Thông qua các cuộc cải cách xã hội, nhà nước tư sản từng bước hình thành, trên cơ sở sự thỏa hiệp giữa giai cấp tư sản đang lên và tầng lớp quý tộc phong kiến già nua, nhưng chưa hoàn toàn từ bỏ vị trí của mình trên trường chính trị. Nhưng do áp lực của phong trào quần chúng cách mạng, giai cấp tư sản từng bước thâu tóm quyền lực. Những nhà nước tư sản ra đời bằng con đường này là Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản,…
– Sự hình thành các nhà nước tư sản ở những vùng đất mới như Hoa Kỳ, Canada, Ôxtrâylia diễn ra vào thế kỷ XVIII – XIX. Ở những miền đất này, giai cấp tư sản hình thành từ những người châu Âu di cư, đã dùng vũ lực, cơ chế nhà nước tư sản tiêu diệt và lấn áp các thổ dân với chế độ thị tộc của họ và thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa.
Thông qua con đường hình thành nên nhà nước tư sản, có thể khái quát 4 giai đoạn phát triển của nhà nước tư sản:
Giai đoạn từ thế kỷ XVI – XVIII
– Được coi là giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh. Điển hình là cuộc cách mạng tư sản Anh, chiến tranh Pháp – Thổ và công xã Paris.
– Ở giai đoạn này, nhà nước không can thiệp vào hoạt động kinh tế, nó chỉ đóng vai trò là “người lính gác đêm” của chế độ sở hữu tư nhân, là công cụ bảo vệ chế độ sở hữu tư nhân và kinh tế thị trường.
Giai đoạn từ 1871 đến 1917
– Đây là giai đoạn chuyển từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền. Trong giai đoạn này do tập trung sản xuất cao độ đã hình thành nên các tập đoàn tư bản độc quyền. Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền là:
• Sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến quy mô của
nền kinh tế ngày càng lớn, tính chất xã hội của nền kinh tế ngày càng cao đòi hỏi sự điều tiết của xã hội đối với sản xuất và phân phối. Do đó đòi hỏi có một hình thức mới của quan hệ sản xuất để lực lượng sản xuất có thể tiếp tục phát triển trong điều kiện còn sự thống trị của chủ nghĩa tư bản;
• Sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất
hiện một số ngành mà các tổ chức độc quyền tư bản tư nhân không thể kinh doanh vì đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm và ít lợi nhuận, do vậy nhà nước tư bản trong khi đảm nhiệm kinh doanh những ngành đó đã tạo điều kiện cho các tổ chức độc quyền tư nhân kinh doanh các ngành khác có lợi hơn;
• Sự mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản, nhân dân lao
động, mâu thuẫn giữa các tổ chức độc quyền với nhau ngày càng sâu sắc.
Như vậy, chủ nghĩa tư bản độc quyền là có sự can thiệp, điều tiết của nhà nước về kinh tế, là sự kết hợp sức mạnh của tư bản độc quyền với sức mạnh của nhà nước về kinh tế.
30
30 0
Giai đoạn từ 1917 – 1945
Đây được coi là giai đoạn tổng khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản. Với sự xuất hiện của Liên Xô, chủ nghĩa tư bản với tư cách là hình thái kinh tế – xã hội không còn chiếm địa vị độc tôn nữa.
Các mâu thuẫn trong lòng xã hội trở nên không thể điều hòa được, biểu hiện bằng sự bùng nổ của hai cuộc đại chiến thế giới. Các nước thuộc địa cũng đứng lên đấu tranh giành độc lập, góp phần làm tan rã từng bộ phận của chủ nghĩa tư bản.
Nhà nước tư sản ngày càng can thiệp sâu vào đời sống kinh tế vì lợi ích của các tập đoàn tư bản độc quyền lớn. Ở khắp các nước tư bản phát triển, chủ nghĩa tư bản đã trở thành tư bản độc quyền nhà nước. Đây là một thể chế chính trị kết hợp sức mạnh kinh tế tư bản độc quyền với quyền lực nhà nước thành cơ chế thống nhất nhằm làm giàu thêm cho tư sản, đàn áp mạnh mẽ bằng nhiều biện pháp đối với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và các dân tộc đứng lên đòi độc lập, gây chiến tranh xâm lược nhằm chia lại thị trường thế giới, cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản khỏi sụp đổ.
Giai đoạn từ 1945 đến nay
• Giai đoạn từ sau đại chiến thế giới thứ II, sự xuất hiện của hệ
thống các nước xã hội chủ nghĩa đã làm cho cán cân quốc tế nghiêng về phía các lực lượng dân chủ tiến bộ. Các phong trào đòi tự do, dân chủ của nhân dân thế giới diễn ra một cách mạnh mẽ buộc các nước tư sản phải điều chỉnh lại chính sách đối nội và đối ngoại nhằm thích ứng với điều kiện mới, duy trì và phát triển chủ nghĩa tư bản.
• Nhà nước tư bản chú trọng hơn về các vấn đề dân sinh, quan
tâm tới các nhu cầu văn hóa xã hội trong chính sách đối nội. Đặc biệt, nhà nước tư bản đã mở rộng quyền tự do của công dân và các quyền này được pháp luật bảo vệ.
• Trong chính sách đối ngoại, nhà nước tư bản sử dụng các biện pháp linh hoạt và mềm dẻo như phát triển các công ty xuyên
quốc gia, toàn cầu hóa quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa;
thúc đẩy tự do hóa thương mại nhằm tạo ra môi trường quốc tế thuận lợi hơn cho sự phát triển kinh tế.
• Có thể nhận thấy rằng, từ sau đại chiến thế giới II đến nay,
do tương quan lực lượng trên thế giới có sự thay đổi, nhà nước tư sản đã có những cải biến nhất định nhằm thích ứng với điều kiện mới. Sự thích ứng đó cũng không ngoài mục đích duy trì và củng cố vị trí thống trị của giai cấp tư bản trong xã hội.
Tóm lại, qua các giai đoạn phát triển phức tạp, bản chất của nhà nước tư sản vẫn không thay đổi, vẫn là công cụ thực hiện chuyên chính tư sản. Tuy nhiên, đánh giá bản chất của nhà nước tư sản cần phải xem xét nó trong tiến trình lịch sử cụ thể, khách quan của từng giai đoạn phát triển.
Bản chất của nhà nước tư sản
Thắng lợi của cuộc cách mạng tư sản và sự ra đời của nhà nước tư sản đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ và tiến bộ, mở ra một giai đoạn phát triển mới trong lịch sử nhân loại. Mặc dù vậy, nhà nước tư sản vẫn không vượt khỏi bản chất là nhà nước bóc lột. Bản chất của nhà nước tư sản do chính các điều kiện nội tại của xã hội tư sản quyết định, đó là cơ sở kinh tế, cơ sở xã hội và cơ sở tư tưởng.
– Cơ sở kinh tế
• Cơ sở kinh tế của nhà nước tư sản là phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa thiết lập dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư.
• Đặc trưng của phương thức này là chế độ tư hữu về tư liệu
sản xuất, nền kinh tế hàng hóa – thị trường, sản xuất bằng máy móc – công nghệ tạo ra năng suất lao động cao hơn rất nhiều các phương thức sản xuất trước đây.
32
32 2
– Cơ sở xã hội
Chính phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa làm thay đổi cơ bản kết cấu xã hội.
Nếu như phương thức sản xuất phong kiến, nông nghiệp chiếm ưu thế trong xã hội nên hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân, trong phương thức tư bản chủ nghĩa, với sự phát triển của thương mại, khoa học – kĩ thuật, công nghiệp, xã hội tư bản hình thành nên giai cấp tư sản, giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp thương nhân cùng với các nhà khoa học, kĩ thuật và các nhà doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực.
• Giai cấp giữ vị trí thống trị là giai cấp tư sản, mặc dù chỉ
chiếm thiểu số trong xã hội nhưng lại là giai cấp nắm hầu hết tư liệu sản xuất của xã hội, chiếm đoạt những nguồn tài sản lớn của xã hội.
• Giai cấp vô sản là bộ phận đông đảo trong xã hội, là lực
lượng lao động chính trong xã hội. Về phương diện pháp lý họ được tự do, nhưng do không có tư liệu sản xuất nên họ chỉ là người bán sức lao động cho giai cấp tư sản, là đội quân làm thuê cho giai cấp tư sản.
• Ngoài hai giai cấp chính nêu trên, trong xã hội tư sản còn có
nhiều tầng lớp xã hội khác như: nông dân, tiểu tư sản, trí thức… Tóm lại, tính giai cấp của nhà nước tư sản thể hiện thông qua giai cấp tư sản và giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp thương nhân cùng với các nhà khoa học, kĩ thuật và các nhà doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực và mức kinh doanh khác nhau.
– Cơ sở tư tưởng
Về mặt tư tưởng giai cấp tư sản luôn tuyên truyền về tư tưởng dân chủ – đa nguyên, nhưng trên thực tế lại tìm mọi cách đảm bảo địa vị độc tôn của ý thức hệ tư sản, ngăn cản mọi sự phát triển và
tuyên truyền tư tưởng cách mạng, tiến bộ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Như vậy, nhà nước tư sản thực hiện chuyên chính tư sản, như Lênin đã chỉ rõ: “những hình thức của nhà nước tư sản thì hết sức khác nhau nhưng thực chất chỉ là một: chung quy thì tất cả những nhà nước ấy, vô luận thế nào tất nhiên phải là nền chuyên chính tư sản”.
Chức năng của nhà nước tư sản
Bản chất của nhà nước tư sản thể hiện thông qua các chức năng đối nội và đối ngoại của nó. Chức năng của nhà nước tư sản chính là những phương diện hoạt động cơ bản của nhà nước nhằm thực hiện quyền lực nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
a. Chức năng đối nội
* Chức năng chính trị
• Trong suốt thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản, giai cấp
công nhân liên tục đấu tranh chống lại sự áp bức, bóc lột và thống trị của giai cấp tư sản. Chính vì vậy, nhà nước tư sản luôn thẳng tay đàn áp cuộc đấu tranh đó bằng nhiều hình thức và biện pháp khác nhau. Nhà nước tư sản đã dùng bạo lực đàn áp sự phản kháng của giai cấp công nhân hoặc hạn chế quyền chính trị chính đáng của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động khác.
• Chức năng chính trị càng được thể hiện rõ nét nhất khi nhà
nước tư sản chuyển từ chế độ dân chủ tư sản sang chế độ phát xít. Điển hình là chế độ phát xít Đức. Chế độ phát xít đã không từ một thủ đoạn nào nhằm loại bỏ các lực lượng chính trị đối lập, kể cả việc dùng các biện pháp dã man và cực kỳ tàn bạo.
* Chức năng kinh tế
34
34 4
• Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do chức năng này chưa được chú trọng.
• Chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, nhà nước tư sản từng bước can thiệp vào lĩnh vực kinh tế.
• Và khi chủ nghĩa tư bản độc quyền chuyển thành chủ nghĩa
tư bản độc quyền nhà nước thì sự can thiệp này được tăng cường và làm nảy sinh chức năng mới – chức năng kinh tế.
• Mục đích của chức năng này nhằm tạo ra các điều kiện, các
đảm bảo vật chất, kỹ thật, pháp lý và chính trị cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tập đoàn tư bản, đảm bảo sự tăng trưởng của nền kinh tế tư sản, ngăn ngừa và khắc phục những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế.
• Để thực hiện chức năng này, nhà nước tư sản sử dụng hàng
loạt các hình thức và phương pháp như: sử dụng hệ thống đòn bẩy kinh tế, các kích thích kinh tế thể hiện trong các tác động mang tính hành chính – kinh tế lên hệ thống các quan hệ kinh tế. * Chức năng xã hội
• Nhà nước tư sản thực hiện chức năng xã hội để giải quyết
các vấn đề xã hội như: việc làm, thất nghiệp, dân số, giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường, vấn đề bảo trợ xã hội cho người già, giải quyết các tệ nạn xã hội…
• Chính sách xã hội và việc thực hiện chức năng xã hội của
nhà nước tư sản tuỳ thuộc vào tương quan các lực lượng chính trị trong nhà nước tư sản ở các giai đoạn phát triển và trong từng quốc gia cụ thể.
* Chức năng trấn áp về tư tưởng
• Đây là một trong những chức năng quan trọng nhằm trấn áp
• Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản đang phát triển và chủ nghĩa xã hội chưa xuất hiện, nhà nước tư sản lợi dụng nhà thờ và tín điều tôn giáo phục vụ gián tiếp cho lợi ích giai cấp.
• Chức năng này được chú trọng hơn trong giai đoạn phát triển
của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa xã hội xuất hiện. Bởi sự xuất hiện sự khủng hoảng về kinh tế – chính trị và sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác-Lênin đã ảnh hưởng sâu đậm trong lòng nhân dân. Vì vậy, nhà nước tư sản đã đẩy mạnh hơn hoạt động về tư tưởng, coi đó là một trong những chức năng cơ bản của mình. Để tăng cường hoạt động tư tưởng, nhà nước tư sản đã sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, quan hệ chặt chẽ với nhà thờ và tôn giáo khác nhằm ngăn chặn sự phản kháng của nhân dân lao động, xuyên tạc học thuyết Mác-Lênin về nhà nước và pháp luật,….
b. Chức năng đối ngoại
* Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược và chống phá các phong trào cách mạng thế giới
• Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược để mở rộng thuộc
địa là chức năng đối ngoại chủ yếu của nhà nước tư sản thời kỳ chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do. Các nhà nước tư sản tìm mọi cách xâm lược các vùng đất mới hoặc gây chiến tranh với nhà