(chọn một dạng quy phạm cụ thể: quy phạm đạo đức, tập quán, điều lệ v.v…).
Tại sao trong xã hội hiện đại, thượng tôn pháp luật, các quy tắc xã hội nói chung không những không mất đi hay bị hạn chế phạm vi ảnh hưởng mà lại gia tăng vai trò trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật không có lịch sử của riêng mình xét một cách biện chứng trong tương quan với lịch sử xã hội và với cả lịch sử của tập quán. Trên thế giới, đã bắt đầu xuất hiện quan điểm về sự đa dạng pháp luật hiểu theo nghĩa rộng, trong đó pháp luật của nhà nước có vị thế trung tâm nhưng không được phép triệt tiêu các loại luật lệ khác nhất là trong điều kiện xã hội dân sự pháp quyền. Do vậy, sẽ là hợp lý hơn là không nên có quy định: chỉ áp dụng tập quán trong khi còn thiếu luật. Thiếu luật chỉ là một trong những lý do cơ bản mà thôi. Tập quán, quyết không chỉ là một giải pháp tình thế trong khi còn thiếu các quy định pháp luật tương ứng. Việc kết hợp áp dụng pháp luật nhà nước và tập
quán về nguyên tắc là song hành, là sự bổ sung, kết hợp tất yếu xuất phát từ chính thực tiễn cuộc sống. Vấn đề đặt ra chỉ là: nên áp dụng những loại tập quán nào, theo cơ chế nào và cách thức quy định trong pháp luật nên ở mức độ nào. Nhìn ra thế giới, nhiều quốc gia cũng đều giải quyết vấn đề này theo nguyên tắc chung đó.
Sự tác động của các quy phạm xã hội và pháp luật đối với nhau cũng theo nhiều chiều hướng, tích cực hoặc tiêu cực, hỗ trợ hay cản trở việc thực thi, xây dựng pháp luật. Xu hướng chung là các quy phạm xã hội ngày càng gia tăng vị trí, vai trò điều chỉnh quan hệ xã hội trong xã hội hiện đại và các nhà nước luôn nhận thức được vấn đề này để có những quan điểm, cách giải quyết cụ thể trong lĩnh vực pháp luật và điều hành xã hội. Những năm gần đây đã có sự chuyển hoá của quy phạm đạo đức vào nội dung pháp luật, vào hoạt động áp dụng pháp luật và lĩnh vực ý thức pháp luật. Đồng thời các yêu cầu của pháp luật cũng được chuyển tải vào các quan niệm, chuẩn mực đạo đức, ý thức và hành vi đạo đức của con người. Một khi những quy tắc, quan niệm đạo đức đã được luật hóa thì cũng được nội tâm hoá thành lẽ sống, thành tiêu chí đánh giá của con người.
Vai trò của pháp luật và đạo đức đối với nhau và với đời sống xã hội thì đã rõ, nhưng việc thể hiện trong pháp luật và áp dụng pháp luật lại vô cùng khó khăn, đặc biệt là trong thực hiện pháp luật. Trong số các vấn đề đạo đức hiện nay, điều mà xã hội quan tâm nhất có lẽ là vấn đề đạo đức nghề nghiệp. Chúng ta cần tham khảo kinh nghiệm lập pháp của các quốc gia khác về đạo đức công vụ, đạo đức cho những ngành nghề có mối liên hệ mật thiết với quyền và lợi ích chính đáng của các cá nhân. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều quốc gia trên thế giới, trong việc quy định và thực hiện dân chủ, họ luôn quy định vấn đề đạo đức và trách nhiệm – trách nhiệm chính trị, xã hội và pháp luật.
48
48 8