Thực trạng vi phạm pháp luật của trong lĩnh vực trên địa bàn (học viên lựa chọn chủ thể vi phạm, lĩnh vực vi phạm, và thực

Một phần của tài liệu tiểu luận bản chất của nhà nước – liên hệ với bản chất của nhà nước hiện đại (Trang 55 - 60)

… (học viên lựa chọn chủ thể vi phạm, lĩnh vực vi phạm, và thực tiễn tại địa phương…)

Thực trạng và nguyên nhân các vi phạm tội phạm trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng

Những năm gần đây, quy mô các vụ án về tín dụng ngân hàng

ngày càng lớn cả về hành vi và hậu quả, giá trị tiền, tài sản thất thoát đặc biệt lớn, số người phạm tội ngày càng gia tăng, có cả cán bộ giữ vai trò chủ chốt, có chức vụ, quyền hạn cao. Tính chất các vụ án về tín dụng, ngân hàng ngày càng phức tạp. Hành vi phạm tội có tổ chức liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương, nhiều người tham gia, có “dây”, có “ô dù” che chắn, bọc lót, móc xích chặt chẽ, trong đó có nhiều cán bộ đảng viên, nhiều người có trình độ chuyên môn cao. Đối tượng phạm tội lĩnh vực này thường móc nối với những phần tử tiểu cực như bọn lừa đảo, môi giới, mua bán dự án, kinh doanh trái phép, môi giới, đưa hối lộ, nhận hối lộ… với thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi. Lợi dụng sơ hở hoặc thiếu đồng bộ, chưa đầy đủ của cơ chế, chính sách pháp luật, sự quan liêu, yếu kém nghiệp vụ, sự buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong kiểm tra, kiểm sát của cơ quan quản lý để cố ý làm trái, tham nhũng và vi phạm các quy chế, quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng….

Từ năm 2006 đến nay Cơ quan điều tra đã phát hiện và khởi tố 37 vụ án , Viện kiểm sát phê chuẩn khởi tố 115 bị can về hành vi

phạm tội có liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, tín dụng như: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Vi phạm về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Tham ô tài sản, Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Lập quỹ trái phép.. trong đó tội phạm xảy ra tại các Ngân hàng Nhà nước là 10 vụ, chiếm tỷ lệ 27% (riêng tại hệ thống Ngân hàng NN và PTNT Việt Nam xảy ra 09 vụ, chiếm tỷ lệ 25%), Ngân hàng thương mại cổ phần xảy ra 17 vụ chiếm 46%, còn lại thuộc các loại hình ngân hàng khác. Tổng số tiền bị chiếm doạt của các ngân hàng là 1.108 tỷ đồng, trên 320 lượng vàng, và gần 2 triệu USD.

Từ thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng thấy rằng hành vi phạm tội thường xuất phát từ những sai phạm sau:

Cố ý làm sai các quy định, quy trình, nhằm hợp pháp hóa thủ tục vay và cho vay vốn.

Nhân nhượng hoặc làm ngơ trước những sai sót của khách hàng. Các nội dung can thiệp trái pháp luật của lãnh đạo.

Lợi dụng sự sơ hở của chính sách quản lý về ngân hàng và cho vay để tư lợi.

Chính sách với khách hàng Vip còn nhiều sơ hở. Cho vay tín chấp không đủ điều kiện.

“Vay ké”, “vay lại” để sử dụng vào mục đích tư lợi. Nhận hồ sơ thế chấp không phải là bản chính.

Thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra và nắm chắc tình trạng tài sản trước và sau khi nhận thế chấp.

Thẩm định hồ sơ thế chấp không đúng, không kỹ càng, đầy đủ. Thẩm định hồ sơ không đúng quy trình do nể nang cấp trên cho vay trước hoàn thiện hồ sơ sau.

Quản lý kho hàng thế chấp, cầm cố không chặt chẽ. Tiếp nhận tài sản không được phép nhận.

56

56 6

Không kiểm tra được việc sử dụng vốn vay và nắm bắt được thực trạng tài chính sau khi cho vay.

Xà xẻo, bớt xén, bán rẻ mạt, chi phí bừa bãi khi xử lý tài sản đảm bảo .

Từ những vi phạm trên, dẫn đến thủ đoạn phạm tội của cán bộ ngân hàng như:

Lập hồ sơ vay vốn giả của khách hàng để rút tiền kinh doanh bất động sản, chứng khoán và cho vay nặng lãi (như vụ Bùi Thị Tâm, cán bộ Ngân hàng Cổ phần Đông Á quận 5 TP Hồ Chí Minh) làm hồ sơ giả hơn 700 hồ sơ vay chiếm đoạt 160 tỷ đồng.

Lợi dụng chuyển tiền, nhận quà qua ngân hàng bằng chứng minh nhân dân để rút tiền (vụ Hoàng Văn Luận, Chi nhánh Ngân hàng NN và PTNT Gia Lâm, Hà Nội lập khống giấy nhận tiền, ghi tên khách hàng bất kỳ, giả chữ ký thủ quỹ…chuyển tiền đến ngân hàng khác, sau đó dùng chứng mminh nhân dân rút tiền chiếm đoạt.

Làm giả chữ ký của người gửi tiền, chữ ký của giao dịch viên, rút một phần hoặc toàn bộ tiền của khách hàng gửi (Vụ Lê Hoài Phương, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy, Hà Nội) lấy cắp mật khẩu, truy cập mã giao dịch vay Chương trình quản lý tiền ngân hàng chiếm đoạt 28 tỷ đồng.

Nhận tài sản thế chấp của khách hàng (sổ đỏ) không nhập kho quỹ mà đem cầm cố vay vốn bên ngoài (vụ Vũ Thị Hồng Điệp, Ngân hàng NN và PTNT Chi nhánh Tân Lập, Buôn Hồ, Đăks Lăk) lấy 07 sổ đỏ của khách hàng thế chấp mang đi vay ngoài 26 tỷ đồng, chiếm đoạt riêng.

Làm giả sổ tiết kiện, tẩy xóa số dư trên sổ tiết kiệm của khác hàng chiếm đoạt tiền của ngân hàng (vụ Trần Lệ Thủy, phòng giao dịch khách hàng ngân hàng Đông Đô, Hà Nội) tẩy xóa số dư trên sổ tiết kiệm của người thân, sửa số dư 190 triệu thành 272 tỷ đồng rồi thế chấp ở ngân hàng Đông Đô, rút và chiếm đoạt 300 tỷ đồng.

Lợi dụng giao địch một cửa, lề lối làm việc đơn giản, gia đình, nhân viên đều nắm được mật khẩu giao dịch, máy tính của nhau… đã truy cập và rút tiền ngân hàng chiếm đoạt như vụ Ngô Thanh Lam (ở Ngân hàng Ngoại thương) tham ô 4,5 triệu đô la, gần 1 năm sau mới bị phát hiện.

Lợi dụng chính sách quy định về mức lãi xuất huy động bằng đồng Việt Nam không quá 14% năm, đã tạo ra khoản phí môi giới để tham ô như vụ 23 cán bộ ngân hàng NN và PTNT tỉnh Bà rịa- Vũng Tàu lập 125 sổ tiết kiệm, lập khống 125 giấy xác nhận huy động vốn và chứng từ chi môi giới khống chiếm đoạt tiền môi giới gần 5 tỷ đồng.

Làm giả con dấu chữ ký giả mạo giấy tờ lừa đảo chiếm đoạt tham ô tiền ngân hàng ký hợp đồng huy động vốn với lãi xuất cao, rồi chiếm đoạt như vụ Huỳnh Thị Huyền Như, Chi nhánh NHTMCP Công thương Nhà Bè chiếm đoạt 3.600 tỷ đồng của 2 ngân hàng, công ty chứng khoán, và rất nhiều doanh nghiệp khác…..

Nguyên nhân các vi phạm tội phạm trong hoạt động tín dụng, ngân hàng:

Quá trình thực hiện quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án về lĩnh vực tín dụng, ngân hàng, Viện kiểm sát nhân dân thấy, để xảy ra tình trạng các cán bộ tín dungm, ngân hàng và đối tác làm ăn của các tổ chức tín dụng, ngân hàng có hành vi phạm tội, chiếm đoạt tiền vốn, tài sản của Nhà nước, đoanh nghiệpdo các nguyên nhân sau:

Về khách quan: do tác động và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng

và suy thoái kinh tế toàn cầu những năm qua, đặc biệt là cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực đồng tiền chung Châu Âu đã tác động và ảnh hưởng sâu sắc tới toàn diện nền kinh tế nước ta, trong đó tác động trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp, ggaay khó khăn về tổ chức và hoạt động, dẫn đến phá sản, giải thể, và cũng là nguyên nhân các tổ chức tín dụng, ngân hàng vi phạm các quy định của pháp luật, quy định, quy trình nội bộ về cho vay.

58

58 8

Về cơ chế, quy chế: Quy chế cho vay và các văn bản quy định về

cho vay của các tổ chức tín dụng, ngân hàng ban hành từ lâu, có nhiều điểm không còn phù hợp với Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và thực tiễn hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng cần được ban hành mới để phù hợp.

Về Quản trị điều hành và kiểm soát, kiểm toán nội bộ: Công tác

quản trị, điều hành còn yếu, hiệu quả thấp và hoạt động của hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ chưa thực sự phát huy được vai trò tham mưu và đề xuất kịp thời những vấn đề càn quan tâm cho hội đồng quả trị, hội đồng thành viên, ban kiểm soát và ban điều hành các tổ chức tín dụng trong qua trình hoạch định chiến lược quản lý điều hành và chỉ đạo hoạt động chuyên môn nghiệp vụ.

Về quy trình, quy định nội bộ không chặt chẽ, còn nhiều lỗ hổng

như quy định về chi hoa hồng môi giới tiền gửi tiết kiệm, lãi xuất thỏa thuận… đã vô hình dung tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên ngân hàng, tổ chức tín dụng vi phạm.

Về quản lý rủi ro tín dụng : Thực tế cho thấy nếu cấp tín dụng

quá hạn mức sẽ có nhiều nguy cơ gây rủi ro cho ngân hàng. Hầu hết các các tổ chức tín dụng trong nước đã cấp tín dụng vượt quá hạn mức đặt ra đối với một số khách hàng lớn và nhóm khách hàng có liên quan là các tập đoàn, tổng công ty lớn…

Về con người: do sự suy thoái và biến chất của một số cán bộ

nhân viên tín dụng, ngân hàng trong qua trình thẩm định, xét duyệt cho vay, lợi dụng sơ hở của pháp luật, quy định, quy trình nội bộ của các tổ chức TD, NH về cho vay, cấu kết với khách hàng trục lợi riêng.

Lợi dụng sơ hở quản lý của hệ thông ngân hàng, lập giả thủ tục rút vốn, lấy cắp mật khẩu người có thẩm quyền ký duyệt trên máy tính, giả chữ ký của người có thẩm quyền chiếm đoạt tiền sử dụng cá nhân.

Thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra quy định của ngành, cố ý không thực hiện đúng quy trình cho vay để người khác chiếm đoạt tài sản, vốn của ngân hàng.

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong đon đốc thu hồi nợ vay chiếm đoạt tài sản cá nhân, vay và chiếm đoạt tiền của nhiều người, xuất các tài sản thê chấp trái quy định làm thất thoát thiệt hại rất lớn cho các ngân hàng và khách hàng…

Dự hợp đồng vay vốn với chữ ký, con dấu giả, tạo lòng tin chiếm đoạt tiền của nhiều khách hàng.

Vệc lợi dụng chức vụ, lạm dụng tín nhiệm của các cán bộ TD, NH từ cán bộ và lãnh đạo đã có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn, lạm dụng sự tín nhiệm mà lừa đảo chiếm đoạt các số tiền lớn của cá nhân, tổ chức, sử dụng múc đích cá nhân.

Một số lãnh đạo do nể nang, thiếu trách nhiệm tạo điều kiện cho các đối tượng lợi dụng lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số lượng tiền rất lớn……

Với những người phạm tội không phải là cán bộ tín dụng, ngân hàng thì xuất phát từ động cơ tư lợi, họ lợi dụng mối quan hệ quen biết với cán bộ ngân hàng, tín dụng để làm hồ sơ giả, hồ sơ khống, hồ sơ thế chấp không đảm bảo khách quan đúng quy định rồi ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp tài sản lấy tiền ra sử dụng, đến hạn không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu tiểu luận bản chất của nhà nước – liên hệ với bản chất của nhà nước hiện đại (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w