6. Kết cấu của luận văn
1.3.3. Chủ trương, chính sách của Đảng và công tác chỉ đạo về giải quyết
quyết khiếu nại, tố cáo
Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, gắn với việc xây dựng bộ máy nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã có nhiều bài viết, bài nói chỉ rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại của nhân dân, yêu cầu, các ngành, các cấp trong việc tiếp nhận, xử lý giải quyết các đơn thư của người dân. Các Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp 2013 đều ghi nhận quyền KNTC là một trong những quyền cơ bản của công dân và quy định việc KNTC phải được xem xét và giải quyết, trong thời hạn pháp luật quy định. Thể chế hóa quan điểm của Người,
Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, văn bản pháp luật
để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân.
Để phát huy và nâng cao trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại của cả
hệ thống chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 09- CT/TW ngày 6-3-2002 về một số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong việc giải quyết khiếu nại hiện nay [4]. Quan điểm, chủ trương của Đảng còn được thể hiện tại Thông báo Kết luận số 130/TB-TW ngày 10/01/2008 của Bộ
và giải pháp trong thời gian tới [7]; Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Các văn bản này đã nhấn mạnh đến trách nhiệm của cấp uỷ và chính quyền các cấp trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo mà trực tiếp là đồng chí Bí thư phải lãnh đạo công tác này, phân công cho các đồng chí trong Ban thường vụ cấp uỷ theo dõi, chỉđạo công tác giải quyết KNTC và đưa ra những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng nhằm ngăn ngừa và giải quyết KNTC của công dân. Những nội dung này thể hiện rất rõ và cụ thể những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc xác định: tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố
cáo của công dân là trách nhiệm của người lãnh đạo, quản lý.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Mâu thuẫn là sự tác động qua lại giữa các mặt đối lập bên trong sự vật hoặc giữa các sự vật đối lập với nhau. Mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự phát triển. Để hiểu đúng bản thân sự vật và tìm ra con đường đúng đắn để
giải quyết mâu thuẫn nhằm thúc đẩy sự vật phát triển cần phải phân tích mâu thuẫn của sự vật, tìm ra những mặt đối lập và khuynh hướng tác động của chúng. Khi phân tích mâu thuẫn phải xuất phát từ chính bản thân sự vật – tức là quán triệt quan điểm khách quan khi xem xét mâu thuẫn. Khi phân tích mâu thuẫn cần xem xét quá trình phát sinh, phát triển của mâu thuẫn và vị trí, vai trò cũng như xu hướng tác động của các mặt đối lập – tức là quán triệt quan
điểm lịch sử - cụ thể trong việc xem xét mâu thuẫn. Phải xác định đúng phương thức, phương tiện và lực lượng giải quyết mâu thuẫn phù hợp với mâu thuẫn của từng sự vật ở mỗi giai đoạn cụ thể; không điều hòa mâu thuẫn,
đồng thời chống cả hai biểu hiện sai lầm là nóng vội, chủ quan duy ý chí và trì trệ trong việc giải quyết mâu thuẫn.
hội đối lập (về lợi ích hay giá trị, quan điểm) giữa các lực lượng xã hội nhằm hiện thực hóa các nhu cầu về lợi ích và giá trị của lực lượng mình. Trong những năm gần đây, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều phải đối mặt với những bất ổn xã hội. Những bất ổn xã hội kéo dài đã dẫn đến xung đột xã hội với xu hướng diễn biến ngày càng đa dạng, phức tạp và phát sinh trên tất cả
các mặt của đời sống xã hội. Tác động của xung đột đối với con người là rất lớn, vừa mang tính tích cực, tất yếu khách quan, vừa mang tính tiêu cực nếu không được quản lý tốt. Để phát huy những yếu tố tích cực cũng như hạn chế
yếu tố tiêu cực của xung đột, chúng ta cần nghiên cứu để tổng kết những vấn
đề mang tính lý luận, cung cấp những khuôn khổ lý thuyết, nhằm góp phần quản lý và giải tỏa những xung đột một cách hiệu quả, phù hợp với những biến
đổi của điều kiện kinh tế, xã hội và các chuẩn mực quốc tế.
Khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, là công cụ pháp lý để công dân bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm, là biểu hiện của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân có vai trò quan trọng trong hoạt
động quản lý nhà nước, luôn được Đảng, Nhà nước và nhân dân đặc biệt quan tâm. Giải quyết khiếu nại, tố cáo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý nhà nước. Kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố
cáo góp phần giảm thiểu các “điểm nóng” về chính trị - xã hội, ổn định tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương, đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, kỷ luật trong quản lý nhà nước và là phương thức để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT XÃ HỘI Ở NƯỚC TA VÀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
HIỆN NAY
2.1. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Công cuộc đổi mới của nhân dân ta do Đảng lãnh đạo trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển toàn diện của đất nước. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, cũng còn tồn tại nhiều vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội phức tạp đòi hỏi phải giải quyết như: Đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước còn những bất cập; một bộ phận cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị suy thoái về
phẩm chất đạo đức, yếu kém về trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, về năng lực và tinh thần trách nhiệm; những thế lực phản động trong và ngoài nước thường xuyên lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, nhân quyền nhằm kích động, xuyên tạc, gây rối để thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” ... Những bất cập đó cùng với nhiều nguyên nhân khác trong thời gian qua đã làm nảy sinh những xung đột xã hội, các “điểm nóng” chính trị - xã hội tại một số địa phương, gây hậu quả nghiêm trọng trong đời sống chính trị - kinh tế - xã hội của đất nước. Trong phạm vi của đề tài, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng các “điểm nóng” chính trị - xã hội ở nước ta.
2.1.1. Khái quát thực trạng điểm nóng chính trị - xã hội ở nước ta thời gian qua
Các “điểm nóng” xã hội, “điểm nóng” chính trị - xã hội ở nước ta diễn ra
ở nhiều địa phương trong cả nước, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, dựa trên lĩnh vực phát sinh, có thể phân các “điểm nóng” chính trị
- xã hội thành bốn lĩnh vực gồm: “Điểm nóng” chính trị - xã hội liên quan
đến vấn đề tôn giáo; “Điểm nóng” chính trị - xã hội liên quan đến vấn đề dân chủ, nhân quyền; “Điểm nóng” chính trị - xã hội liên quan đến vấn đề dân tộc, tôn giáo; “Điểm nóng” chính trị - xã hội liên quan đến vấn đề kinh tế.
a. Các điểm nóng liên quan đến vấn đề tôn giáo
* Hoạt động phản động của “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất”
Tổ chức “Giáo hội Phật giáo Việt Nam” được thành lập bởi Đại hội đại biểu thống nhất phật giáo vào tháng 11 năm 1981, trên cơ sở hợp nhất các hệ
phái phật giáo, phù hợp với nguyện vọng của tăng ni, phật tử cả nước và được Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam công nhận. Giáo hội có hiến chương, chương trình hoạt động, có Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự. Hoạt
động của giáo hội thực hành theo phương châm: “Đạo pháp, Dân tộc và Chủ
nghĩa xã hội”. Tuy nhiên thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” , thế lực thù địch đã kích động một số chức sắc Phật giáo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cũ (trước năm 1975) như Huyền Quang, Quảng Độ, Thiện Hạnh, Thái Hòa vu cáo, bịa đặt rằng: “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất" bị giải thể, bị ép buộc phải gia nhập “Giáo hội Phật giáo Việt Nam" và
đòi khôi phục lại Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (cũ). Từ đó các chức sắc trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (cũ) với các thế lực phản động bên ngoài cấu kết với nhau thành lập tổ chức bất hợp pháp để
chống phá Giáo hội Phật giáoViệt Nam, chia rẽ nội bộ tôn giáo, chia rẽ khối
đại đoàn kết toàn dân, chống phá sự nghiệp Cách mạng, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa.
Tháng 11 năm 2000 nhân dịp Tổng thống Mỹ Bill Clinton sang thăm Việt Nam, nhóm "Tăng đoàn" đã viết "Thỉnh cầu thư" với 165 chữ ký của "thành viên Tăng đoàn" gửi lên Tổng thống Mỹ và phái đoàn; đồng thời phát tán gửi đi nhiều nơi để "Yêu cầu Tổng thống Mỹ can thiệp với Chính phủ
Cộng sản Việt Nam để Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được tự do hoạt động như trước năm 1975". Ngày 27/12/2000 Thích Thiện Hạnh (xưng danh Trưởng Tăng đoàn Thừa Thiên - Huế, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất); Lê Quang Liêm (đại diện Phật giáo Hòa Hảo); linh mục Chân Tín, Nguyễn Văn Lý đã ký "Tuyên bố về chính sách tôn giáo của Cộng sản Việt Nam" với nội dung xuyên tạc, bóp méo sự thật về tự do tín ngưỡng ở
Việt Nam, kêu gọi lật đổ chế độ cộng sản. Được sự chỉ đạo của các thế lực bên ngoài, cùng lúc với vụ gây rối, bạo loạn chính trị ở Tây Nguyên thì ở
Thừa Thiên Huế từ ngày 8/2 đến 14/2/2001, nhóm cực đoan trên tổ chức "Lễ
cầu nguyện Thiên niên kỷ mới" tại Chùa Từ Hiếu, dự định công khai hai tổ
chức bất hợp pháp là "Ủy ban liên tôn giáo đấu tranh vì tự do tôn giáo" và "Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất", đọc tuyên bố: "Chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản". Để có người tham dự, lực lượng này đã phát gần 500 phiếu mời người dân nhận quà, hơn 1300 giấy mời học sinh, sinh viên
đến nhận học bổng, trên 100 cô giáo các lớp nhà trẻ mẫu giáo nhận lương hỗ
trợ của chưong trình “hiểu và thương” cùng các Gia đình Phật tử gần “Tăng
đoàn" đến dự.
Nắm được tình hình và thông tin, Tỉnh ủy, Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN) tỉnh, UBND tỉnh và các tổ chức đoàn thể tỉnh Thừa Thiên Huế đã kịp thời vận động nhân dân tẩy chay tổ chức phản động này và không tham dự buổi lễ. Sau thất bại, tổ chức này lại tiếp tục gửi thư yêu cầu
Đảng, Nhà nước ta đòi đưa Thích Huyền Quang từ Quảng Ngãi về thành phố
Hồ Chí Minh với ý định công khai "Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất" chống đối mạnh hơn và lấy cớ vu cáo, kích động gây rối an ninh trật tự để tạo tiếng vang, đồng thời kết hợp với lực lượng phản động lưu vong như Nguyễn Hữu Chánh phát tán lời kêu gọi “Toàn dân xuống đường yểm trợ Hòa thượng Thích Quảng Độ” trong ngày 7/6/2001 và cho đây là ngày đánh dấu sự đoàn
kết của đồng bào trong và ngoài nước cùng đứng lên để đòi hỏi quyền tự do căn bản của con người... mang lại tự do và dân chủ cho Việt Nam". Bên cạnh
đó, Linh mục Nguyễn Hữu Giải, Phan Văn Lợi (thế lực của Nguyễn Văn Lý) tự xưng "Thành viên Hội đồng liên tôn đoàn kết quốc tế" viết "Thư hiệp thông" với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo nhằm tỏ thái độ lên án chính quyền, ủng hộ kế hoạch và thúc giục nhóm "Tăng đoàn" ráo riết chuẩn bị kế hoạch đi vào Quảng Ngãi. Mặc dù mưu đồ của lực lượng phản động này không thực hiện được vì Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của các tỉnh đã kịp thời phát hiện và ngăn cản, tuy nhiên các vụ việc liên tiếp xảy ra đã gây ảnh hưởng không nhỏđến an ninh chính trị của đất nước.
* Hoạt động chống phá của Linh mục Nguyễn Văn Lý (được lực lượng phản động lưu vong phong làm cố vấn “Uỷ ban tự do tôn giáo, cho Việt Nam”)
Nguyễn Văn Lý, sinh ngày 15-5-1946 tại xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Học xong bậc phổ thông, Nguyễn Văn Lý vào tu tại Tiểu chủng viện Hoàn Thiện và sau đó là Đại chủng viện Xuân Bích Huế. Năm 1974, ông ta được thụ phong linh mục Sài Gòn. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thay vì chuyên tâm vào công việc tôn giáo, sống tốt đời,
đẹp đạo, thì Nguyễn Văn Lý có tham vọng chính trị với mong muốn mình sẽ
thành một “lãnh tụ” một “ngọn cờ” chống Cộng. Tiếp xúc với giáo dân, ông ta có những lời lẽ công khai chống lại chính quyền cách mạng, xuyên tạc
đường lối chính sách. Vì thế, từ năm 1975 đến 1977, Nguyễn Văn Lý nhiều lần bị xử lý hành chính, thậm chí có lần còn bị giam 4 tháng. Đến năm 1983, do liên tục tái phạm, coi thường luật pháp, Nguyễn Văn Lý bị Toà án nhân dân Thừa Thiên - Huế xử phạt 10 năm tù vì tội “phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân”.
Cuối năm 2000, Nguyễn Văn Lý kích động giáo dân ký đơn đòi 1.905m2
đất trước năm 1975 do Giáo hội Thiên Chúa giáo sử dụng nhưng sau giải phóng, Nhà nước đã giao cho hợp tác xã quản lý. Lý đưa người ra canh tác trên đất tranh chấp, bất hợp tác với nỗ lực hoà giải của chính quyền. Bên cạnh
đó, ông ta viết và tán phát những tài liệu như “Tuyên ngôn 10 điểm”, tài liệu “Lời chúng” kêu gọi xoá bỏ chế độ Cộng sản ở Việt Nam, vu cáo Nhà nước Việt Nam đàn áp tôn giáo, kêu gọi Chính phủ Mỹ không ký Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ. Lý liên tục sử dụng toà giảng để tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước, kích động giáo dân chống lại chính quyền, đồng thời móc nối với một số cá nhân cực đoan trong các tôn giáo khác để thành lập “Uỷ ban liên tôn đấu tranh vì tự do tôn giáo”. Nguyễn Văn Lý còn lôi kéo các cháu ruột là Nguyễn Vũ Việt, Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Trực Cường cộng tác với Đài Phát thanh Quê hương (tổ chức của người Việt phản động trên đất Mỹ) trong việc theo dõi tình hình tôn giáo tại Việt Nam, tiếp xúc với các phần tử cực đoan bất mãn, rồi xuyên tạc, khuyếch đại, vu khống Nhà nước Việt Nam đàn áp tôn giáo. Liên tục trong năm 2005 và 2006, Nguyễn Văn Lý soạn thảo hàng chục nghìn trang tài liệu gồm các vấn đề như “Tuyên ngôn tự do dân chủ cho Việt Nam”, “Lời kêu gọi tẩy chay bầu cử
Quốc hội năm 2007”, “Tự do tôn giáo hôm nay ở Việt Nam” với nội dung xuyên tạc chính sách của Đảng, Nhà nước, vu cáo Việt Nam vẫn vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo, kêu gọi người dân không đi bầu cử Quốc hội năm 2007, đòi giải thể Đảng Cộng sản Việt Nam, đòi huỷ “bỏ điều 4 Hiến pháp”, đòi “đa nguyên, đa đảng”, đồng thời Nguyễn Văn Lý cung cấp những