Quan điểm, phương pháp giải quyết xung đột xã hộ i

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng quy luật mâu thuẫn vào việc giải quyết xung đột xã hội ở nước ta hiện nay ( qua thực tiễn giải quyết khiếu nại, tố cáo ở thành phố đà nẵng) (Trang 30 - 34)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.5. Quan điểm, phương pháp giải quyết xung đột xã hộ i

a. Quan đim

- Nhận thức đúng sự tồn tại và vai trò của mâu thuẫn, xung đột xã hội để

có cách ứng xử thích hợp, làm cho xã hội phát triển lành mạnh, ổn định;

- Dựa trên những quan điểm khác nhau (về bản chất, nguyên nhân, vai trò của xung đột xã hội) sẽ có quan điểm khác nhau về biện pháp, cách thức

xử lý:

Thứ nhất, thừa nhận sự tồn tại của xung đột và xử lý nó theo hai hướng: xử lý phải là một bên thắng, một bên thua.

Thứ hai, lựa chọn phương án xử lý theo cách dàn xếp để tránh tổn thất cho cả hai phía, tùy theo tương quan lực lượng. Để hướng tới kết cục này, các giải pháp giải quyết xung đột phải được thiết kế theo hướng nghiêng về phía

điều hoà xung đột là chủ yếu. Trước hết là thể chế hoá xung đột, nghĩa là đưa các hình thức xung đột xã hội vào khuôn khổ có thể quản lý được bằng pháp luật. Pháp luật về biểu tình, đình công, về tình trạng khẩn cấp… chính là những thể chế điều chỉnh xung đột của nhà nước. Trong một số trường hợp người ta cũng có thể cách ly các bên xung đột, nhưng chỉ là rất hạn hữu. Giải pháp được áp dụng rộng rãi là thương lượng và hoà giải thông qua trung gian (hai bên ngồi lại với nhau cùng với bên hoà giải - trung gian - để dàn xếp xung đột theo hướng đi đến một sự thoả hiệp nào đó, sao cho cả hai đều giảm

được sự tổn thất). Sự can dự của bên trung gian có thể ở nhiều mức độ khác nhau. Khi đó, phán quyết của bên trung gian là có tính bắt buộc, thậm chí cưỡng chế đối với hai bên xung đột. Tuy nhiên, trên thực tế, điều hoà xung

đột là công việc cực kỳ khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải phối hợp nhiều giải pháp một cách kiên trì và mềm dẻo.

b. Phương pháp

Có rất nhiều phương pháp để giải quyết xung đột xã hội, trong từng điều kiện cụ thể có thể lựa chọn một trong những phương pháp sau:

- Thu nhỏ xung đột, áp dụng phương pháp hòa giải: Thừa nhận sự tồn tại, đánh giá đúng vai trò của mâu thuẫn và xung đột, đồng thời đảm bảo ổn

định chính trị xã hội chính là định hướng xuyên suốt của việc ngăn ngừa và xử lý xung đột xã hội. Do đó, cần quán triệt phương châm coi trọng ngăn ngừa không để phát sinh xung đột, khi xung đột xảy ra thì phải tìm cách thu

nhỏ, không để kéo dài. Đây không phải là một sự thoả hiệp xã hội vô nguyên tắc, mà là cố gắng giải quyết sớm và hợp lý các mâu thuẫn bằng con đường phi xung đột. Trong đó, kiên trì vận động, thương lượng và quản lý là phương thức chủ yếu để xử lý mâu thuẫn và xung đột.

- Tự rời khỏi xung đột: Phương pháp này muốn khuyên những nhân vật có vai trò trung tâm của xung đột cân nhắc lợi ích của mình để tự nhượng bộ đối phương. Việc rút lui trong tình huống này có thể mang lại lợi ích cho cả

hai phía xung đột.

- Cạnh tranh: Phương pháp này đòi hỏi mỗi bên cần chứng tỏ những lợi ích của mình đại diện cho những giá trị chung và bảo vệ chúng bằng những phương thức hợp pháp, nhằm tìm kiếm sự thừa nhận của đối phương và xã hội.

- Đầu hàng: Phương pháp này nghĩa là một bên xung đột từ bỏ nhu cầu lợi ích của mình, thừa nhận nhu cầu lợi ích bên kia. Thông thường, cách này do một trong hai bên tự nhận thấy sự không tương đồng về lực lượng, sự ủng hộ của xã hội của mình sẽ tự chọn để tránh thêm tổn thất.

- Thay thế người đứng đầu: Phương pháp này yêu cầu bằng mọi cách phải thay đổi người đứng đầu. Các hình thức thay thế thì có thể là cách chức,

đuổi việc, thậm chí cưỡng bức, gây áp lực để lật đổ - buộc người đứng đầu phải rời bỏ vị trí của mình.

- Đàm phán đối thoại và trì hoãn: Là phương pháp cần thiết để tránh bạo lực. Đây là một quá trình phức tạp phải sử dụng nhiều nghệ thuật khác nhau, chẳng hạn như thỏa hiệp, thậm chí có khi phải dùng cả áp lực quân sự đi kèm

để đi đến đàm phán. Trong phương pháp này có thể diễn ra những phương thức hợp tác – cùng nhau làm việc để tìm ra giải pháp chung có lợi. Hợp tác

được coi là giải pháp cùng thắng duy nhất cho các bên xung đột. Tuy nhiên, hợp tác phải cần đến nhiều thời gian, nhiều khi nó cũng không thích hợp khi các bên thiếu lòng tin, thiếu sự tôn trọng hay thiếu thông tin giữa các bên

tham gia hợp tác.

Có thể phải trì hoãn khi các yếu tố để giải quyết xung đột chưa thật sự

chín muồi hoặc bất lợi cho phía nào đó hoặc cả hai phía. Phương pháp này

được đúc kết thành nghệ thuật chính trị giống như kiểu thực hiện “lùi một bước, tiến hai hoặc nhiều bước”. Tuy vậy, cũng cần xác định rằng, trì hoãn xung đột không giải tỏa được nó, và do vậy, cần chuẩn bị cho một kịch bản là xung đột có khả năng trở nên nghiêm trọng hơn.

- Đối đầu: Phương pháp này phải dùng toàn bộ nguồn lực của mỗi bên để

giành thắng lợi. Phương pháp này là cách lựa chọn ít được sử dụng vì chủ yếu là bạo lực. Thông thường đây là phương án cuối cùng sau khi đã sử dụng các phương án khác trong giải quyết xung đột.

c. Yêu cu

Để hiểu rõ hơn trong việc áp dụng một hoặc nhiều trong số các phương pháp giải quyết xung đột, chủ thể giải quyết xung đột cần nắm rõ các yêu cầu sau:

Thứ nhất, tùy theo các tiếp cận và tính chất các cuộc xung đột sẽ có các phương thức giải quyết khác nhau. Nghĩa là, khi nghiên cứu xung đột, với cách tiếp cận xung đột chúng ta có thể coi một cuộc chiến tranh là một cuộc xung đột, nhưng trong cách tiếp cận quân sự thì nó là một cuộc chiến tranh và phải dùng những phương pháp của khoa học quân sựđể giải quyết cuộc chiến tranh đó. Hơn nữa tính chất của cuộc chiến tranh cũng rất khác nhau, chiến tranh xâm lược và chống xâm lược, chiến tranh phi nghĩa và chính nghĩa... nên có những cách tiếp cận và giải quyết cụ thể khác.

- Thứ hai, trong các quá trình quản lý và giải tỏa xung đột thường sử

dụng tổng hợp nhiều phương pháp. Bản thân các cuộc xung đột cũng thường chứa nhiều mâu thuẫn, nhiều mức độ và hình thức biểu hiện. Vì vậy các phương pháp thường được sử dụng tổng hợp, linh hoạt, biến hóa, sao cho đạt

hiệu quả cao nhất. Đó là nghệ thuật chính trị, nghệ thuật quân sự, nghệ thuật ngoại giao, nghệ thuật hòa giải...

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng quy luật mâu thuẫn vào việc giải quyết xung đột xã hội ở nước ta hiện nay ( qua thực tiễn giải quyết khiếu nại, tố cáo ở thành phố đà nẵng) (Trang 30 - 34)