Các giai đoạn phát triển và tác động của xung đột xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng quy luật mâu thuẫn vào việc giải quyết xung đột xã hội ở nước ta hiện nay ( qua thực tiễn giải quyết khiếu nại, tố cáo ở thành phố đà nẵng) (Trang 29 - 30)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.4. Các giai đoạn phát triển và tác động của xung đột xã hội

a. Các giai đon phát trin ca xung đột xã hi

- Giai đoạn ngầm: Nguyên nhân cơ bản bắt đầu dẫn đến xung đột là do những mâu thuẫn về lợi ích, những bất bình đẳng về địa vị kinh tế xã hội giữa hai hay nhiều nhóm xung đột tiềm năng. Xung đột của giai đoạn này có thể được coi như những mâu thuẫn tiềm ẩn ban đầu.

- Giai đoạn công khai: Đó là khi các mâu thuẫn của giai đoạn “ngầm” không được giải tỏa, mâu thuẫn giữa hai hay các nhóm phát triển cao hơn, tình trạng bất bình đẳng trầm trọng hơn. Các bên tham gia xung đột công khai cuộc “đấu tranh” để giành lợi ích và địa vị của mình. Ở giai đoạn này, các nhóm công khai thái độ của mình về tình trạng xung đột.

- Giai đoạn căng thẳng: Xung đột của giai đoạn này chính là hậu quả của giai đoạn công khai không được giải quyết tốt. Các bên xung đột đã xác định

đến các mục tiêu đấu tranh, hình thức, phương pháp và phương tiện đấu tranh. Mở rộng, lôi kéo quần chúng vào cuộc đấu tranh, hình thành các khối, các hình thức liên kết lực lượng, các nguồn lực cho cuộc đấu tranh.

- Giai đoạn đối đầu: Xung đột ở giai đoạn này được coi là ở giai đoạn cao của căng thẳng. Diễn ra cuộc đấu tranh, chống đối dẫn đến khủng hoảng (tình huống). Xung đột có khả năng lan tỏa ra các khu vực xung quanh. Giai

b. Tác động ca xung đột xã hi

- Tác động tiêu cực: Xung đột xã hội ở mức cao dẫn đến điểm nóng xã hội và thường do những hành vi vượt quá chuẩn mực pháp luật và đạo đức, từ đó luôn chứa đựng nguy cơđe dọa đến an ninh trật tự, gây thiệt hại về kinh tế, vật chất và tư tưởng tinh thần, đe dọa sựổn định chính trị - xã hội.

- Tác động tích cực: Xung đột xã hội là tất yếu khách quan trong quá trình phát triển của xã hội - một xã hội không có mâu thuẫn và xung đột là một xã hội ngưng đọng và trì trệ, không có sức sống. Sự phát triển của xã hội- xét dưới giác độ xã hội học - được bắt nguồn từ những mâu thuẫn, những mâu thuẫn biểu hiện ra bởi các xung đột. Do vậy cần ghi nhận sự tác động tích cực của xung đột xã hội. Xung đột không chỉ đóng vai trò kích thích, làm động lực cho những biến đổi và phát triển xã hội, mà còn là một quá trình tương tác xã hội để hình thành các sự cân bằng cần thiết. Xung đột xã hội có thể được coi là đòn bẩy thúc đẩy hoặc giúp sửa chữa những thiếu sót và khẳng định những thay đổi có tính chất tiến bộ. Đặc biệt, trong bối cảnh một xã hội ổn

định, xung đột có vai trò tích cực đối với sự phát triển xã hội. Bởi xung đột không phá vỡ cộng đồng, mà ngược lại làm tăng sự cố kết để ứng phó có hiệu quả hơn với những bất ổn. Xung đột có vai trò cảnh báo xã hội, buộc các chủ

thể quản lý, các nhà lãnh đạo phải chú ý và khắc phục những bất ổn xã hội

được xung đột cảnh báo. Về mặt tâm lý, xung đột góp phần giải tỏa, không để

tích tụ sự căng thẳng thái quá [58], [43].

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng quy luật mâu thuẫn vào việc giải quyết xung đột xã hội ở nước ta hiện nay ( qua thực tiễn giải quyết khiếu nại, tố cáo ở thành phố đà nẵng) (Trang 29 - 30)