6 .T ổng quan tài liệu nghiên cứu
1.4. QUY TRÌNH XÂY DỰNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG
Bước 1: Hoạch định chiến lược
Hoạch định chiến lược là trách nhiệm của lãnh đạo cấp cao và là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp đạt được thành công. Xây dựng tổng thể
chiến lược cho doanh nghiệp bắt đầu từ phân tích môi trường kinh doanh, xu hướng phát triển thị trường, đối thủ cạnh tranh. Khi chiến lược đã xây xong và được phê duyệt, cần phổ biến rộng rãi đến toàn nhân viên, mục tiêu nào hướng đến, nhờ vào nguồn lực nào để đạt được những mục tiêu đề ra, những biện pháp nào tiến hành thực hiện.
Bước 2: Xây dựng bản đồ chiến lược
Định hướng chiến lược công ty ở bước 1 sẽ được dịch chuyển vào cấu trúc BSC. Căn cứ vào chiến lược chung, công ty sẽ xác định mục tiêu cho từng phương diện: tài chính, khách hàng, quy trình hoạt động nội bộ, đào tạo và phát triển. Sau đó, liên kết mục tiêu trong 4 phương diện vào bản đồ chiến lược.
Bước 3: Xác định các thước đo (Key Performance Indicators – KPIs)
Để kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp, cần phải xây dựng các thước
đo (KPI – chỉ số đo lường hiệu quả then chốt) để đo lường mức độ đạt được của các mục tiêu chiến lược. Các KPI có thể là chỉ số tuyệt đối hoặc tương
đối. Để phân định một cách rạch ròi phạm vi trách nhiệm về các chỉ số hiệu quả đã xác định của các nhà quản trị mọi cấp thì cấu trúc tài chính của doanh nghiệp cần phải minh bạch, rõ ràng.
Bước 4: Phát triển các chương trình hành động (Key performance Actions – KPAs)
KPAs là những hoạt động, chương trình, dự án hoặc là những hành
động cụ thể giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu chiến lược. Các chương trình hoạt động này sẽ chỉ định các nguồn lực như: con người, các năng lực, và các nguồn ngân quỹ cần thiết để thực hiện.
Bước 5: Đánh giá kết quả triển khai chiến lược
Dữ liệu liên quan đến các chỉ tiêu đo lường sẽ được thu thập để so sánh kết quả thực tế so với kế hoạch đề ra. Từ đó, xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp đểđưa ra biện pháp khắc phục.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
BSC là hệ thống do Kaplan và Norton sáng lập từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ 20 nhằm chuyển tầm nhìn và chiến lược của một doanh nghiệp thành các mục tiêu, thước đo cụ thể trong bốn phương diện.
Chương 1 đã nêu được khái niệm về Thẻ điểm cân bằng và sự cần thiết sử dụng BSC trong doanh nghiệp, đồng thời, trình bày 04 khía cạnh chủ yếu của BSC là: Tài chính, Khách hàng, Hoạt động nội bộ, Đào tạo và phát triển. Trong mỗi khía cạnh, đề tài cũng đã nêu ra một số mục tiêu giúp doanh nghiệp vạch ra đường đi cho từng giai đoạn, đồng thời đề tài cũng nêu ra các chỉ tiêu đo lường việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra, làm cơ sở xây dựng hệ
thống đo lường Thẻ điểm cân bằng áp dụng cho Công ty cổ phần chế tạo kết cấu thép VNECO.SSM.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN KẾT CẤU THÉP VNECO.SSM
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KẾT CẤU THÉP VNECO.SSM