6 .T ổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
a. Bộ máy quản lý của công ty
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty:
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty
Phó Giám Đốc Kỹ Thuật Phân Xưởng Cơ Khí Tổ K.C.S Giám Đốc Đại Diện Lãnh Đạo Chất Lượng Phó Giám Đốc Kinh Doanh Đội Xây Lắp Đường Dây- Trạm Phòng TCLĐ- HC Phòng Kinh Doanh Phòng Kỹ Thuật Phân Xưởng Đóng Kiện Phân Xưởng Mạ Kẽm Phòng Tài Chính
b.Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận
- Giám đốc: Là người đứng đầu công ty và là người chịu trách nhiệm về
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, có quyền quyết định các vấn đề
liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh, trực tiếp chỉ đạo theo dõi công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty theo
đúng mục tiêu mà công ty đề ra. Giám đốc được phép ủy quyền cho cấp dưới và chịu trách nhiệm trong phạm vi ủy quyền.
- Phó giám đốc kỹ thuật: có nhiệm vụ tổ chức kiểm tra, quản lý hoạt
động của phòng kỹ thuật. Tham mưu cho giám đốc về chất lượng sản phẩm sản xuất, thay mặt giám đốc điều hành hoạt động của đơn vị trong phạm vi
được ủy quyền khi giám đốc đi vắng.
- Phó giám đốc kinh doanh: tổ chức quản lý và kiểm tra hoạt động của phòng kinh doanh và phòng tổ chức lao động và hành chính, tham mưu cho giám đốc để đưa ra các kế hoạch chiến lược giúp cho công ty phát triển. Thay mặt giám đốc điều hành công ty trong phạm vi được ủy quyền khi giám đốc
đi vắng.
- Tổ K.C.S: có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm.
- Phòng kỹ thuật: Thiết kế bản vẽ sản phẩm, chịu trách nhiệm về kỹ thuật sản phẩm.
- Phòng kinh doanh: tham mưu cho ban giám đốc trong việc phân tích
đánh giá hoạt động của công ty, hoạch định kế hoạch kinh doanh của công ty trong ngắn hạn và dài hạn và phụ trách trực tiếp cho việc sản xuất.
- Phòng tổ chức lao động- hành chính: tham mưu cho giám đốc về việc tổ
chức hành chính, thực hiện các chính sách, chế độ tiền lương đối với người lao động. Thực hiện sắp xếp và bố trí lao động. Xây dựng nội quy về lao
động, công tác hành chính văn phòng.
chịu trách nhiệm trước giám đốc về tài chính của công ty. Theo dõi và quản lý các loại tài sản, nguồn vốn, ghi chép phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh, tiến hành tổng hợp và báo cáo kịp thời các thông tin về tình hình tài chính công ty cho ban lãnh đạo để có hướng giải quyết đúng đắn và kịp thời cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Các phân xưởng sản xuất: có nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm đã đề ra, thực hiện các nội quy, thao tác kỹ thuật theo nguyên lý hoạt động của máy móc thiết bị. Sử dụng các nguyên liệu, nhiên liệu trong định mức, đề xuất các sáng kiến trong quá trình sản xuất. Quản lý ở các phân xưởng phải có nhiệm vụ báo cáo đầy đủ và kịp thời về tình hình sản xuất của phân xưởng lên các cấp trên.
+ Phân xưởng cơ khí: Gia công các sản phẩm của bản vẽ thiết kế. + Phân xưởng mạ kẽm: Mạ kẽm những sản phẩm được gia công.
+ Phân xưởng đóng kiện: kiểm tra và đóng gói các sản phẩm được chuyển sang từ phân xưởng mạ kẽm rồi mới xuất hàng.