THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng thẻ điểm cân bằng (balanced scoresard) trong đánh giá kết quả hoạt động của công ty cổ phần chế tạo kết cấu thép VNECO SSM (Trang 63)

6 .T ổng quan tài liệu nghiên cứu

2.4. THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG

TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO KẾT CẤU THÉP VNECO.SSM

2.4.1. Phương diện tài chính

Tình hình tài chính của công ty:

Mục tiêu của công ty là không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất, xây lắp, dịch vụ và thương mại trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm phát triển bền vững công ty và tối đa hoá lợi nhuận của cổ đông, nâng cao giá trị thương hiệu công ty, cải thiện đời sống, điều kiện làm việc và thu nhập cho người lao động, làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước.

Cổ phần của công ty:

Số lượng cổ phiếu đăng ký phát hành 5.501.024 Số lượng cổ phiếu đã bán ra công chúng 5.501.024 Cổ phiếu phổ thông 5.501.024 Cổ phiếu ưu đãi 0 Số lượng cổ phiếu được mua lại 553.547

+ Cổ phiếu phổ thông 553.547

+ Cổ phiếu ưu đãi 0 Số lượng cổ phiếu đang lưu hành 4.947.477 + Cổ phiếu phổ thông 4.947.477

+ Cổ phiếu ưu đãi 0 Số lượng cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng 0

Tình hình vốn và nợ của công ty

- Về vốn: Cổ đông trong nước

+ Tổ chức : 41 tổ chức năm giữ: 5.348.767 cổ phần + Cá nhân: 1.565 cổ đông nắm giữ: 4.489.248 cổ phần

Cổ đông nước ngoài + Tổ chức : 04 tổ chức nắm giữ: 28.349 cổ phần + Cá nhân: 15 cổ đông nắm giữ 123.908 cổ phần Cổ đông lớn + Tổ chức : 01 tổ chức nắm giữ: 277.904 cổ phần + Cá nhân: 01 cổ đông nắm giữ 410.954 cổ phần - Tổng dư nợ vay năm 2013:

- Vay ngắn hạn: 58,878,938,791đồng chiếm 17.6% trong tổng tài sản của công ty

- Vay dài hạn: 0 đồng chiếm 0% trong tổng tài sản của công ty - Nợ quá hạn: 0 đồng

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2013 của công ty cổ phần chế tạo kết cấu thép Vneco.ssm)

Công ty luôn thanh toán đầy đủ và theo đúng cam kết các khoản nợ, khoản vay, không có nợ quá hạn. Hiện nay, Công ty đang được các ngân hàng

đánh giá cao về khả năng thanh toán lãi và vốn vay của mình.

Bảng 2.1: Tình hình tài chính công ty ĐVT: đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013

Tổng giá trị tài sản 146,376,902,380 165,301,818,293 Doanh thu thuần 181,229,259,730 267,347,039,539 Lợi nhuận từ hoạt động KD 3,154,218,728 10,276,205,514 Lợi nhuận khác 3,048,222,727 3,999,326,178

Lợi nhuận trước thuế 6,202,441,455 14,275,531,692 Lợi nhuận sau thuế 4,635,330,363 10,445,153,011

Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức 8,9%

Từ các chỉ tiêu tài chính của 2 năm liền kề, ta có thể so sánh được doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua các năm tài chính. Doanh thu năm 2013 tăng cao hơn so với năm 2012.

Bảng 2.2: Bảng tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty ĐVT: đồng

Các chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013

Chỉ tiêu về khả năng thanh toán

+ Hệ số thanh toán ngắn hạn(TSLĐ/Nợ ngắn hạn) 1,80 1,80 + Hệ số thanh toán nhanh 1,32 1,22

Chỉ tiêu về cơ cấu vốn

+ Hệ số nợ/Tổng tài sản 0,47 0,47

+ Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu 0,89 0,89

Chỉ tiêu về năng lực hoạt động

+ Vòng quay hàng tồn kho (Giá vốn/hàng tồn kho bình quân)

3,11 4,11

+ Doanh thu thuần/Tổng tài sản 0,76 1,24

Chỉ tiêu về khả năng sinh lời

+ Hệ số lợi nhuận sau thuế/DT thuần 0,03 0,04 + Hệ số lợi nhuận sau thuế/Vốn CSH 0,05 0,06

+Hệ số lợi nhuận sau thuế/Tổng TS 0,03 0,06 + Hệ số lợi nhuận từ hoạt động kinh

doanh/Doanh thu thuần

0,02 0,04

(Nguồn : Báo cáo thường niên năm 2013, VP Công ty)

- Các khoản phải nộp theo Luật định: Công ty thực hiện đầy đủ các khoản phải nộp cho nhà nước theo đúng quy định của Pháp luật.

toán tài chính, còn kế toán quản trị thì gần như không được quan tâm. Kết quả hoạt động hàng năm được Công ty đánh giá qua:

- Việc phân tích báo cáo kết quả kinh doanh trên từng kỳ, - Đánh giá việc hoàn thành kế hoạch

- Công ty dùng các chỉ tiêu tài chính chủ yếu như ROE, ROA để đánh giá kết quả hoạt động trong năm.

Bảng 2.3: Số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh và các khoản chi phí ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 2013 (1) Năm 2012 (2) Chênh lệch(%) (1)/(2) Tổng doanh thu 267.347.039.539 181.229.259.730 147,5187 Chi phí nguyên vật liệu 204.538.987.688 157.410.689.019 129,9397 Chi phí nhân công 20.095.464.704 13.809.835.206 145,5156 Chi phí khấu hao và phân bổ 1.669.379.971 2.940.428.330 56,77336 Chi phí dịch vụ mua ngoài 2.111.964.869 2.771.529.628 76,20214 Chi phí khác 8.582.389.162 3.194.932.451 268,6251

Chi phí bán hàng 9.440.654.127 - -

Chi phí quản lý 8.268.200.881 6.527.371.132 126,6697 Lợi nhuân trước thuế 14.275.531.692 6.202.441.455 230,1599

Bảng 2.4: Bảng kết quả thực hiện kế hoạch 2013 của công ty VNECO.SSM ĐVT: triệu đồng Năm 2013 TT Các chỉ tiêu chủ yếu ĐVT Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ thực hiện 1 2 3 4 5 6 = (5)/(4) 1 Vốn điều lệ Tr.đ 55.010 55.010 2 Giá trị sản lượng Tr.đ 175.048 206.681 118% 2.1 Giá trị xây lắp Tr.đ 14.517 18.401 127% 2.2 Giá trị SXCN Tr.đ 160.531 188.279 117% 3 Doanh thu Tr.đ 225.700 267.347 118%

3.1 Doanh thu xây lắp Tr.đ 73.196 98.049 133% 3.2 Doanh thu SXCN Tr.đ 152.504 169.298 111% 3.3 Doanh thu khác Tr.đ

4 Lợi nhuận trước thuế Tr.đ 9.480 14.275 150%

5 Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 6.963 10.445 150%

6 Thu nhập BQ đầu

người/tháng Tr.đ 3,50 3,74 107%

(Nguồn : Báo cáo thường niên năm 2013, VP Công ty)

Bảng 2.5: Các chỉ tiêu đo lường tài chính của công ty

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2013 Năm 2012 Tỷ suất lợi nhuận

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản (ROA) - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE) % % % 6,32 3,91 12,48 3,17 2,56 5,99

Từ các chỉ tiêu của 02 năm liền kề, Công ty có thể:

- So sánh được việc hoàn thành mục tiêu kế hoạch đề ra. Công ty đã vượt kế hoạch đề ra trong năm 2013 là 18%.

- So sánh được khả năng sử dụng tài sản, vốn của năm sau so với năm trước.

- Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh có đạt trên mức kế

hoạch đề ra hay không.

Những kết quả tài chính của năm sau cao hơn năm trước chỉ cho thấy kết quả đã đạt được trong thời gian qua, chứ không dự kiến được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới tốt hay xấu.

Đánh giá tình hình tài chính của công ty

- Tuy đã có những mục tiêu nhưng Công ty chưa đưa ra các thước đo phù hợp để đánh giá kết quả và cũng không gắn mục tiêu này với chiến lược phát triển của công ty.

- Ban quản lý công ty chỉ quan tâm đến kết quả về tài chính, đó là làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận của công ty. Do đó, ban giám đốc chỉ quan tâm đến báo cáo kết quả kinh doanh của công ty theo từng tháng, năm.

- Chưa thiết lập được các thước đo đo lường kết quả trong khía cạnh tài chính.

- Xem xét vấn đề tài chính đơn giản: Tình hình tài chính là nhiệm vụ

của phòng tài chính kế toán.

- Công ty vẫn chưa có bộ phận kế toán quản trị.

2.4.2. Phương diện khách hàng

Tình hình khách hàng của công ty

- VNECO là công ty có uy tín lâu năm. Khách hàng của công ty đông, chủ yếu là các khách hàng có vốn đầu tư của Nhà Nước và quyết định của Chính Phủ, gồm những tập đoàn lớn như Sông Đà, Lilama, Ban Quản lý dự

án điện lực miền Nam, Vina Mobile… với mục tiêu không ngừng nâng cao vị

trí, vị thế của công ty trước khách hàng chiến lược hiện tại và khách hàng trong tương lai bằng chính sự phát triển nguồn lực của công ty, đảm bảo rằng: Công ty là địa chỉđáng tin cậy và có lợi cho các khách hàng.

- Công ty cũng có bộ phận marketing để nghiên cứu khách hàng, nghiên cứu phát triển thị trường. Công ty áp dụng chính sách giá cả linh hoạt, giá cả thay đổi theo từng thời điểm để vừa đảm bảo giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, vừa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, với phương thức thanh toán hợp lý, Công ty đã đặt được mối quan hệ lâu dài và thu hút một số lượng lớn các khách hàng tại Công ty.

- Mỗi năm công ty cũng có gởi thư lấy ý kiến khách hàng, tuy nhiên kết quảđôi khi chỉ là hình thức, chưa phản ánh đúng về mục tiêu khách hàng. - Chăm sóc khách hàng: Kể từ khi thành lập cho đến nay, thiết kế, chế

tạo, gia công các sản phẩm phục vụ công trình đường dây, trạm biến áp 500KV, 220KV, 120KV là một trong những lĩnh vực kinh doanh truyền thống của Công ty. Đây được coi là thế mạnh sẵn có của Công ty trong suốt thời gian hoạt động. Với tư cách là nhà thầu chính cùng với các chủ đầu tư là những khách hàng truyền thống (như Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Ban quản lý dự án lưới điện miền Bắc, Trung, Nam và một số cơ quan có liên quan khác…), Công ty luôn sử dụng tối đa mọi nguồn lực nhằm phục vụ nhu cầu khách hàng đảm bảo tiến độ cung cấp, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế cao.

Công ty tăng cường mối quan hệ với các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp, xây dựng cở hạ tầng, giao thông, thủy lợi, các chủ đầu tư các nhà máy thủy điện vừa và lớn, các chủ đầu tư dự án công trình hạ

tầng cơ sở. Đây là những doanh nghiệp có nhu cầu trực tiếp đối với các sản phẩm kết cấu thép cơ khí, dịch vụ mạ kẽm của Công ty.

Danh sách khách hàng thường xuyên của công ty

STT Khách hàng

1 Ban QLDA CCT Điện Miền Nam 2 Tổng Công ty điện lực Miền Nam 3 Xí ngiệp Sông Đà 11-2

4 Ban QLDA lưới điện Miền Trung 5 Công ty Điện Lực Hải Phòng 6 Ban QLDA Điện Lực Miền Nam 7 Công ty TNHH MTV xây lắp điện 4 8 Ban QLDA CCT Điện Miền Bắc 9 Hanoi Telecom 10 Vina Mobile 11 Ericson 12 Công ty HUAWEI  Đánh giá tình hình khách hàng công ty - Công ty chưa hề có các chỉ sốđểđo lường và quản lý khách hàng. - Công ty chưa có thước đo trong phương diện khách hàng.

- Đòi hỏi một hệ thống thước đo lượng hóa đánh giá khách hàng cũng là một nhu cầu cấp thiết nhằm quản lý và khai thác khách hàng hiệu quả hơn. - Định hướng xây dựng các chỉ tiêu khách hàng nhằm quản lý số lượng khách hàng, việc phát triển khách hàng mới, nhu cầu và sự thỏa mãn của khách hàng, việc đáp ứng yêu cầu và tốc độđáp ứng đồng thời cũng xây dựng chỉ tiêu về lợi nhuận của từng phân khúc khách hàng đem lại để có chế độđãi ngộ thích ứng đối với từng khách hàng.

2.4.3. Phương diện hoạt động kinh doanh nội bộ

Tình hình hoạt động kinh doanh nội bộ của công ty

- Mỗi phòng ban có một nhiệm vụ riêng, nhưng đều gắn kết chặt chẽ với nhau, liên quan với nhau để thực hiện đúng quy trình của công ty, giúp công ty đạt mục tiêu chiến lược đề ra.

- Phòng kinh doanh, tổ chức lao động – hành chính, phòng tài chính kế

toán đều có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc về mỗi vấn đề cụ thể của phòng ban mình, giúp cho ban lãnh đạo công ty có hướng giải quyết đúng

đắn, kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Các phân xưởng sản xuất: có nhiệm vụ sản xuất, gia công các sản phẩm đã đề ra. Phân xưởng đóng kiện: kiểm tra và đóng gói các sản phẩm

được chuyển sang từ phân xưởng mạ kẽm rồi mới xuất hàng.

- Công ty cũng có những quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm dịch vụ của công ty. Từ kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công cơ khí, kiểm tra chất lượng sản phẩm mạ kẽm, quy trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp, quy trình thực hiện hành động phòng ngừa, quy trình thực hiện hành động khắc phục. Bộ phận kiểm tra chất lượng của Công ty bao gồm phòng kỹ

thuật, bộ phận KCS của các phân xưởng sản xuất, bộ phận sản xuất và một số

bộ phận liên quan khác.

Đánh giá tình hình hoạt động nội bộ của công ty

- Hoạt động cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm được chú trọng mạnh.

- Việc xây dựng các chỉ số nhằm quản lý được qui trình hoạt động của cả công ty, của từng bộ phận và từng cá nhân nhằm đáp ứng được việc phát triển các sản phẩm đảm bảo chất lượng của công ty chưa có.

- Qui mô công ty về mặt tổ chức thì hoạt động ổn định, tuy nhiên việc lượng hóa để quản lý thì chưa được cụ thể hóa và xây dựng hệ thống các chỉ

số đo lường, hiện nay việc tiến hành áp dụng BSC cho việc quản lý hoạt động nội bộ là cần thiết để quản lý công ty hiệu quả hơn, tăng tính cạnh tranh.

2.4.4. Phương diện học hỏi phát triển

Tình hình học hỏi phát triển của công ty

- Nhân viên: Công ty đang sở hữu nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề

cao, đạt yêu cầu. Công ty có nhiều nỗ lực trong việc phát triển số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên.

- Thời gian làm việc trong tuần của khối cán bộ nhân viên văn phòng là 44h/tuần, của khối công nhân là khoán theo công trình. Các chế độ nghỉ phép, nghỉ lễ theo quy định của Nhà nước.

- Chế độ tuyển dụng lao động: trước hết ưu tiên tuyển dụng con em CBCNV vào làm việc khi có nhu cầu lao động.

- Công tác đào tạo nguồn nhân lực cũng được công ty chú trọng. Trong năm đã thực hiện được nhiều lượt đào tạo và có nhiều nội dung đào tạo để

nâng cao tay nghề của lao động, cũng như nâng cao năng lực của cấp quản lý công ty, cán bộ nhân viên được gửi đi học thêm Anh văn, vi tính; tư vấn giám sát công trình, quản lý dự án … Riêng đối với CBCNV là công nhân kỹ thuật Công ty tổ chức thi nâng bậc thời gian theo quy định của Nhà nước.

Hàng năm Công ty cử các cán bộ đi tham quan trong và ngoài nước để

nâng cao trình độ và học hỏi kinh nghiệm. - Về khen thưởng phúc lợi cho nhân viên:

+ Đối với bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất, được hưởng lương theo

đơn giá khoán theo khối lượng công việc do người lao động thực hiện và hiệu quả sản xuất. Trả lương đúng thời gian qui định. Mức thu nhập bình quân người lao động trong năm = 3.747.000,0 đồng/người/tháng.

Còn đối với bộ phận hành chính, công ty tính lương cơ bản. Công ty xét duyệt lên lương chỉ dựa trên thâm niên, điều này chưa hoàn toàn công bằng

bởi những đóng góp của nhân viên trong công ty cần phải suy xét trên nhiều yếu tố chính vì vậy chưa có tính khách quan, chưa làm cho nhân viên có động lực để cống hiến công ty.

+ Công ty chăm sóc sức khỏe cho nhân viên bằng cách khám sức khỏe

định kỳ hằng năm, mua bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên, nhân viên có thể đi khám ở bất cứ bệnh viện nào đều được thanh toán đầy đủ. Hằng năm đều có thưởng tháng lương thứ 13 nếu tình hình kinh doanh vượt chỉ tiêu kế hoạch.

Đánh giá tình hình học hỏi phát triển của công ty

- Chếđộ lương, thưởng và trợ cấp đối với nhân viên tương đối tốt. - Công tác tuyển dụng của công ty chưa được phổ biến, như vậy sẽ

không thu hút được nhiều nhân tài.

- Công ty chưa xây dựng được cách đánh giá lao động và xếp loại lao

động công bằng, hợp lý, không dựa vào tiêu chí, thước đo cụ thể nào, chưa có

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng thẻ điểm cân bằng (balanced scoresard) trong đánh giá kết quả hoạt động của công ty cổ phần chế tạo kết cấu thép VNECO SSM (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)