7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2. KIỂM SOÁT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1.2.1. Lý luận v kiểm soát thu
Kiểm soát là một chức năng gắn liền với quá trình quản lý từ định hƣớng đến tổ chức thực hiện, đó không phải là một giai đoạn của quá trình quản lý mà đƣợc thực hiện ở tất cả các giai đoạn của quá trình quản lý.
Kiểm soát là công việc nhằm soát xét lại những quy định, những quá trình thực thi các quyết định quản lý đƣợc thể hiện trên các nghiệp vụ để nắm bắt, điều hành và quản lý nhằm hƣớng tới một tƣơng lai tốt hơn, tiến bộ hơn.
Kiểm soát thuế là chức năng quản lý của Nhà nƣớc trong lĩnh vực thuế. Đó là kiểm tra, giám sát việc thực hiện các luật thuế của NNT và các quy trình quản lý thuế (QLT) do CQT ban hành nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ và thu kịp thời tiền thuế vào NSNN, đồng thời đề cao tính tự giác chấp hành chính sách, pháp luật thuế và tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong việc kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thuế. Trên cơ sở đó, Nhà nƣớc cần có chính sách thuế phù hợp để vừa đáp ứng nguồn thu NSNN vừa động viên DN thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Kiểm soát thuế bao gồm kiểm soát trƣớc khi thực hiện, trong khi thực hiện và sau khi thực hiện. Hay nói cách khác, kiểm soát thuế đƣợc thực hiện trong tất cả các khâu của quá trình quản lý thuế theo mô hình chức năng từ kê khai đăng ký thuế đến cƣỡng chế nợ thuế, kiểm tra thuế.
1.2.2. Khái niệm, mụ tiêu ủa kiểm soát thu thu nhập doanh nghiệp
a. Khái niệm của kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp
Kiểm soát thuế TNDN là một trong những chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thuế theo quy định của Luật quản lý thuế; kiểm soát thuế TNDN đƣợc thực hiện dựa theo quy trình đƣợc xây dựng sẵn. Kiểm soát thuế TNDN chính là việc kiểm tra, kiểm soát để xác định tính đầy đủ, chính xác số thuế TNDN mà đối tƣợng nộp thuế phải nộp theo quy định của Luật thuế TNDN và các văn bản hƣớng dẫn về căn cứ tính thuế TNDN nhƣ: xác định doanh thu tính thuế TNDN, các khoản chi phí hợp lý đƣợc trừ và không đƣợc trừ; các khoản lỗ; các khoản thu nhập khác; các quy định về mức thuế suất; xác định chế độ ƣu đãi miễn giảm, giãn thuế. [13]
b. Mục tiêu của kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp
Kiểm soát thuế TNDN nhằm đạt đƣợc những mục tiêu cơ bản sau:
Thứ nhất, kiểm soát thuế TNDN phải giúp cho công tác quản lý, huy động nguồn thu NSNN từ nguồn thu thuế TNDN đƣợc thực hiện một cách tốt nhất, tập trung và huy động đầy đủ số thu cho NSNN.
Thứ hai, kiểm soát thuế TNDN nhằm nâng cao ý thức tự giác chấp hành chính sách, pháp luật về thuế và tạo điều kiện cho DN thực hiện tốt nghĩa vụ thuế TNDN. Thông qua kiểm soát thuế, Nhà nƣớc và ngƣời nộp thuế (NNT) điều chỉnh kịp thời những sai lệch, vi phạm trong quá trình thực hiện pháp luật về thuế. Để thực hiện mục tiêu này thì việc kiểm soát thuế TNDN phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy trình quản lý thuế và các quy định của quá trình kiểm tra, kiểm soát.
Thứ ba, kiểm soát thuế giúp cải tiến các thủ tục trong quy trình quản lý thuế TNDN, nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả làm việc của cơ quan thuế. Thông qua kiểm soát thuế TNDN đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ ngành thuế, khả năng, trình độ, phẩm chất của cán bộ thuế từ đó
có điều chỉnh kịp thời các quy trình quản lý, có kế hoạch quy hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác thuế nói chung và kiểm soát thuế nói riêng.
Thứ tƣ, việc kiểm soát các khoản doanh thu chịu thuế, thu nhập tính thuế, chi phí hợp lý, kiểm soát việc áp dụng chính sách ƣu đãi, miễn giảm thuế, phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm, các hình thức gian lận thuế TNDN nhằm ổn định nền kinh tế trên các lĩnh vực sản xuất, thƣơng mại, tài chính-tiền tệ, đảm bảo môi trƣờng kinh doanh ổn định bình đẳng.
1.2.3. Quy trình, nội dung kiểm soát thu thu nhập doanh nghiệp
Từ tháng 3 năm 2010 trở về trƣớc, công tác quản lý thuế nói chung và tổ chức kiểm soát thuế TNDN nói riêng tại các cơ quan thuế đƣợc thực hiện dựa vào mô hình quản lý thuế theo Quyết định số 422/QĐ-TCT ngày 22/04/2008 của Tổng cục Thuế.
Từ tháng 3 năm 2010 đến nay, quản lý theo mô hình chức năng trên cơ sở Quyết định số 502/QĐ-TCT ngày 29/03/2010 của Tổng cục Thuế quy định chức năng nhiệm vụ của các phòng thuộc Cục thuế thực hiện kiểm soát và quản lý thuế theo mô hình chức năng. Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/03/2010 quy định chức năng, nhiệm vụ của các Đội thuộc Chi cục Thuế [20].
Thực hiện kiểm soát thuế (KST) theo chức năng là nhằm thực hiện cơ chế QLT theo hƣớng doanh nghiệp tự tính, tự khai, tự nộp thuế vào NSNN. Kiểm soát thuế TNDN sẽ đƣợc thực hiện theo từng chức năng của quá trình quản lý bao gồm: Kiểm soát ở khâu đăng ký, kê khai thuế TNDN; Kiểm tra, kiểm soát số thuế TNDN do doanh nghiệp kê khai; Kiểm soát thu nợ thuế TNDN; Kiểm soát xử lý vi phạm về thuế TNDN. Mỗi bộ phận chức năng đều có trách nhiệm cụ thể đƣợc quy định trong luật Quản lý thuế.
Dựa vào luật Quản lý thuế, công tác kiểm soát thuế TNDN đƣợc thực hiện theo các nội dung đƣợc trình bày tóm tắt sau:
a. Kiểm soát ở khâu đăng ký, kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp
Đây là hoạt động kiểm soát đầu tiên đƣợc CQT thực hiện. Hoạt động này do bộ phận Kê khai và Kế toán thuế thực hiện nhằm đảm bảo theo dõi, quản lý NNT thực hiện các thủ tục hành chính thuế về khai thuế, nộp thuế. Từ đó, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế thông qua việc đăng ký, kê khai thuế của ĐTNT [23].
Kiểm soát đăng ký thuế và cấp mã số thuế (MST): Hàng tháng, trƣớc thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của NNT, bộ phận Kê khai và Kế toán thuế (KK&KTT) thực hiện tra cứu, rà soát, cập nhật danh sách theo dõi NNT phải nộp hồ sơ khai thuế để xác định số lƣợng hồ sơ khai thuế phải nộp và theo dõi, đôn đốc tình trạng kê khai của NNT. Cụ thể nhƣ sau:
- Đối với NNT đƣợc cấp MST mới: Bộ phận KK&KTT căn cứ thông tin về NNT đƣợc cấp MST mới trên hệ thống đăng ký thuế để thực hiện rà soát các thông tin liên quan đến nghĩa vụ khai thuế của NNT, cập nhật thông tin đăng ký thuế và kỳ kê khai vào danh sách theo dõi NNT phải nộp hồ sơ khai thuế.
- Đối với NNT thay đổi thông tin đăng ký thuế nhƣng không làm thay đổi MST và không thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp: Bộ phận KK&KTT căn cứ thông tin đăng ký thuế thay đổi, cập nhật các nội dung liên quan về hồ sơ khai thuế mới phát sinh và cập nhật ngày kết thúc phải nộp hồ sơ khai thuế không còn phải nộp cho cơ quan thuế vào danh sách theo dõi NNT.
- Đối với NNT chuyển địa điểm và thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp: Đối với CQT nơi NNT chuyển đi: Bộ phận KK&KTT xác định tình hình nộp hồ sơ khai thuế của NNT đến thời điểm chuyển đi, nếu chƣa thực hiện hết nghĩa vụ thì lập Thông báo về tình trạng kê khai thuế chuyển cho cơ quan
thuế nơi NNT chuyển đến để tiếp tục theo dõi, quản lý. Cập nhật ngày kết thúc phải nộp hồ sơ khai thuế đối với toàn bộ hồ sơ khai thuế của NNT.
Đối với CQT nơi NNT chuyển đến: Bộ phận KK&KTT căn cứ thông tin của NNT chuyển đến cập nhật vào danh sách theo dõi NNT phải nộp hồ sơ khai thuế. Đồng thời, căn cứ thông báo về tình trạng của NNT do CQT nơi NNT chuyển đi gởi đến để theo dõi, giải quyết các vấn đề có liên quan.
- Đối với NNT tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp và thay đổi MST: Đối với NNT đƣợc cấp MST mới sau khi tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp thì Bộ phận KK&KTT cập nhật sắc thuế, mẫu hồ sơ khai thuế, kỳ tính thuế, ngày bắt đầu phải nộp hồ sơ khai thuế vào danh sách theo dõi NNT phải nộp hồ sơ khai thuế. Nếu NNT chấm dứt hiệu lực MST thì Bộ phận KK&KTT cập nhật ngày kết thúc phải nộp hồ sơ khai thuế đối với toàn bộ hồ sơ khai thuế của NNT theo quy định.
- Đối với NNT tạm ngừng kinh doanh có thời hạn: Bộ phận KK&KTT căn cứ thông báo tạm ngừng kinh doanh của NNT hoặc thông tin nhận từ cơ quan đăng ký kinh doanh, cập nhật thời gian tạm ngừng kinh doanh vào danh sách theo dõi NNT, hết thời gian tạm ngừng kinh doanh, Bộ phận KK&KTT thực hiện khôi phục danh sách phải nộp hồ sơ khai thuế để tiếp tục việc theo dõi, đôn đốc NNT nộp hồ sơ khai thuế.
- Đối với NNT giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động: Bộ phận KK&KTT căn cứ thông báo, quyết định giải thể, phá sản thực hiện cập nhật ngày chính thức chấm dứt hoạt động sau khi Bộ phận đăng ký thuế đóng MST trên hệ thống đăng ký thuế vào danh sách theo dõi NNT phải nộp hồ sơ khai thuế để kết thúc việc theo dõi NNT.
- Đối với NNT bỏ địa chỉ kinh doanh hoặc không tìm thấy địa chỉ hoạt động nhƣng chƣa làm thủ tục chấm dứt hiệu lực MST: Bộ phận KK&KTT căn cứ thông tin về NNT bỏ địa chỉ kinh doanh thực hiện cập nhật ngày chính
thức chấm dứt hoạt động vào Danh sách theo dõi NNT khi nhận đƣợc thông báo của các bộ phận liên quan xác định đã bỏ trốn, mất tích để kết thúc việc theo dõi ngƣời nộp.
Ngoài ra, Bộ phận KK&KTT khôi phục lại danh sách theo dõi NNT khi nhận đƣợc thông báo của Bộ phận Kiểm tra thuế về tình trạng NNT vẫn đang hoạt động trong thời hạn 05 ngày làm việc và đôn đốc NNT nộp hồ sơ khai thuế đƣợc tính kể từ ngày khôi phục.
Tổ chức kiểm soát ở khâu đăng ký, kê khai thuế TNDN
Bộ phận “một cửa” thuộc phòng tuyên truyền hỗ trợ NNT hoặc bộ phận hành chính văn thƣ: thực hiện tiếp nhận thủ tục, hồ sơ về thuế chuyển bộ phận KK&KTT và các bộ phận có liên quan. Đảm bảo tính pháp lý, thủ tục hành chính của NNT thông qua kiểm tra biểu mẫu, số lƣợng tờ khai và các bảng kê phụ lục, kỳ kê khai, dấu, chữ ký trên hồ sơ. Đối với hồ sơ khai thuế (HSKT) có mã vạch, quét mã vạch để ứng dụng tự động ghi nhận và chuyển dữ liệu vào ứng dụng QLT của ngành. Khi phát hiện các sai sót có thể từ chối tiếp nhận và yêu cầu DN bổ sung, điều chỉnh, thay thế hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế.
Bộ phận KK&KTT: nhận hồ sơ khai thuế từ bộ phận “một cửa” hoặc bộ phận hành chính văn thƣ, kiểm tra các số liệu tính toán liên kết giữa tổng hợp chi tiết, phụ lục số với tờ khai chính, nhập thông tin kê khai vào hệ thống ứng dụng QLT. Đối với HSKT nộp qua mạng, hệ thống quản lý thuế tự động kiểm tra lại các thông tin kê khai trên HSKT nộp thuế điện tử của NNT (thông tin đăng ký thuế, lỗi số học,...) và tự động thực hiện hạch toán nghĩa vụ thuế kê khai của NNT vào hệ thống sổ thuế trên phần mềm quản lý ứng dụng của cơ quan thuế. Ngoài ra, bộ phận KK&KTT thực hiện quản lý sổ thuế, kế toán hạch toán, ghi chép đầy đủ, chính xác, trung thực và kịp thời trên hệ thống ứng dụng QLT; đôn đốc, theo dõi các bộ phận có liên quan trong việc thực hiện.
Các bộ phận chức năng (Quản lý nợ, Thanh tra-Kiểm tra, Kiểm tra nội bộ, Thu nhập cá nhân): Thực hiện các công việc liên quan đƣợc xác định trong quy trình kê khai, đăng ký thuế; khai thác các thông tin về khai thuế, nộp thuế, kế toán thuế trên hệ thống ứng dụng QLT, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ về thanh tra, kiểm tra và thu nợ thuế; cung cấp đầy đủ, đúng thời gian quy định tại quy trình này đối với các thông tin liên quan đến nghĩa vụ thuế của NNT cho bộ phận KK&KTT.
b. Kiểm tra, kiểm soát số thuế thu nhập doanh nghiệp do doanh nghiệp kê khai
Công tác kiểm tra, thanh tra thuế là một trong những nội dung quan trọng, góp phần kiểm soát nguồn thu thuế. Kiểm tra, kiểm soát thuế TNDN đƣợc tiến hành theo một trình tự nhất định, trên cơ sở phân tích thông tin dữ liệu liên quan đến NNT, cán bộ thuế đánh giá việc chấp hành pháp luật của NNT, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế TNDN dựa vào các quy định của pháp luật, các chuẩn mực, thông tƣ. Các nội dung kiểm tra gồm kiểm tra, kiểm soát doanh thu từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ, doanh thu từ hoạt động tài chính, các khoản thu nhập chịu thuế khác, các khoản chi phí đƣợc trừ và không đƣợc trừ.
Bộ phận kiểm tra thực hiện kiểm tra, đối chiếu giữa doanh thu để tính thuế TNDN theo luật thuế TNDN với doanh thu đƣợc xác định theo quy định của chuẩn mực kế toán dựa trên tờ khai quyết toán thuế TNDN theo quy định hiện hành. Từ đó xác định đúng doanh thu tính thuế TNDN dựa trên các khoản điều chỉnh tăng, giảm doanh thu. Ngoài ra, bộ phận kiểm tra thực hiện kiểm tra kiểm soát các khoản chi phí không đƣợc trừ thuế để xác định chi phí hợp lý, kiểm tra việc hạch toán kế toán đối với khoản chi phí, việc phản ánh, ghi chép trên các sổ kế toán, số liệu thể hiện trên Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh.
Quy trình thực hiện:
Bƣớc 1: Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở CQT.
Bộ phận kiểm tra thực hiện việc kiểm tra nội dung kê khai trong hồ sơ thuế nhƣ tờ khai, các bảng kê, hồ sơ quyết toán thuế, báo cáo tài chính của NNT, đối chiếu với cơ sở dữ liệu của NNT và tài liệu có liên quan về NNT. Từ đó phân tích đánh giá tính tuân thủ hoặc phát hiện các trƣờng hợp khai chƣa đầy đủ dẫn tới việc thiếu thuế hoặc trốn thuế.
Trƣờng hợp phát hiện trong hồ sơ chƣa đủ tài liệu theo quy định hoặc khai chƣa đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định thì CQT thông báo cho NNT biết để hoàn chỉnh hồ sơ. Trƣờng hợp hết thời hạn theo thông báo của CQT mà NNT không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu; hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhƣng không chứng minh đƣợc số thuế đã khai là đúng thì cơ quan thuế ấn định số thuế phải nộp hoặc ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở NNT nếu không đủ căn cứ để ấn định số thuế phải nộp.
Bƣớc 2: Kiểm tra tại trụ sở của NNT
Việc kiểm tra thuế tại trụ sở NNT chỉ đƣợc thực hiện khi có quyết định kiểm tra thuế của thủ trƣởng CQT. Quyết định kiểm tra phải ghi rõ nội dung kiểm tra, thời gian cần kiểm tra và phải gởi cho NNT trƣớc một thời gian nhất định. Sau khi trƣởng đoàn công bố quyết định kiểm tra, các thành viên đoàn kiểm tra phải thực hiện phần công việc theo sự phân công của trƣởng đoàn.
Trong quá trình kiểm tra, đoàn kiểm tra đƣợc quyền kiểm tra tài sản, vật tƣ, hàng hóa, xem xét chứng từ kế toán, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, các tài liệu có liên quan trong phạm vi nội dung của Quyết định kiểm tra thuế. Đối với những thông tin, tài liệu, số liệu NNT đã nộp cho cơ quan thuế theo quy định hiện hành nhƣ: Tài liệu, hồ sơ về đăng ký, kê khai nộp thuế báo cáo sử dụng hóa đơn,... thì đoàn kiểm tra không yêu cầu NNT cung cấp mà khai