ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý dịch vụ bay du lịch bằng máy bay trực thăng ở việt nam (Trang 48)

6. Kết cấu của luận văn

2.1. ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN

QUẢN Ý DỊCH VỤ AY DU ỊCH ẰNG MBTT Ở VIỆT NAM

2.1.1. Đặ đ ểm đ ều ện tự n ên

Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên ƣu đãi cho phát triển du lịch nhƣ rừng, núi, sông, biển hoặc các danh lam thắng cảnh phong phú sẽ làm tăng cƣờng độ phát triển ngành du lịch. Với vị trí chiến lƣợc - nằm ở trung tâm Đông Nam Á, lãnh thổ Việt Nam vừa gắn liền với lục địa vừa thông ra đại dƣơng, có vị trí giao lƣu quốc tế thuận lợi cả về đƣờng biển, đƣờng sông, đƣờng sắt, đƣờng bộ và hàng không. Đây là tiền đề rất quan trọng trong việc mở rộng và phát triển du lịch quốc tế. Ngoài những danh thắng đã đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới nhƣ: Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Vƣờn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bảng... Việt Nam còn thu hút khách du lịch nƣớc ngoài với hàng loạt địa điểm là các khu du lịch, những thắng cảnh tự nhiên và công trình kiến trúc tinh tế kéo dài khắp ba miền Tổ quốc. Đây là những giá trị tài nguyên đặc trƣng và là điều kiện cần thiết để phát triển các loại hình sản phẩm du lịch từ trên cao.

Dịch vụ du lịch bằng MBTT, có thể tạo ra tầm nhìn tốt hơn dành cho du khách nhờ bay đƣợc ở độ cao thấp và cung cấp trải nghiệm du lịch độc đáo vì trực thăng có thể tới đƣợc những địa điểm rất khó tiếp cận. Tuy nhiên điều kiện tự nhiên nhƣ thời tiết, khí hậu… sẽ ảnh hƣởng tới quyết định sử dụng sản phẩm du lịch trực thăng, tạo nên tính thời vụ cho du lịch. Chẳng hạn: Thời điểm cuối mùa xuân ở miền Bắc nƣớc ta khoảng từ tháng 2 đến tháng 4 thƣờng xảy ra hiện tƣợng “Nồm” ẩm, hơi nƣớc trong không khí nhiều, sƣơng mù đặc sẽ ảnh hƣởng rất lớn tới trải nghiệm ngắm cảnh từ trên không của du

khách khi sử dụng dịch vụ bay du lịch bằng MBTT. Độ dài của thời vụ du lịch ở một vùng sẽ phụ thuộc vào sự đa dạng của các đặc điểm tự nhiên ở khu vực đó.

2.1.2. Đặ đ ểm tìn ìn n tế

a. Tình hình tăng trưởng kinh tế

Sau những khó khăn chạm đáy vào năm 2012, nền kinh tế Việt Nam đang cho thấy sự tăng trƣởng ổn định với mức tăng trƣởng kinh tế đạt trên tăng đều qua các năm, các biến số phản ánh ổn định kinh tế đƣợc cải thiện ở các mặt:

GDP năm 2017 ƣớc tính tăng 6,81% so với năm 2016, vƣợt mục tiêu đề ra 6,7% và cao hơn mức tăng trung bình của các năm từ 2011-2016. Tỉ lệ lạm phát có xu hƣớng giảm rõ rệt, năm 2017 là dƣới 5% (thấp hơn tỉ lệ lạm phát trung bình giai đoạn 2011-2017 là 6,5%). Tỉ lệ nợ công/GDP năm 2017 đã giảm xuống còn 62% so với mức 63,6% năm 2016. Tốc độ tăng nợ công cũng đang có xu hƣớng giảm dần; giai đoạn 2011-2015, tăng trƣởng nợ công trung bình đạt 18,4%, năm 2016 tăng 15% và năm 2017 là 9%. Cùng với đó, bội chi ngân sách đang giảm, tỉ lệ chi thƣờng xuyên trong chi ngân sách đã giảm xuống còn 64,9% năm 2017 và dự kiến là 64% vào năm 2018. Cán cân thƣơng mại cải thiện từ nhập siêu năm 2015 (3,2 tỷ USD), năm 2016 xuất siêu 2,68 tỷ USD và năm 2017 đạt thặng dƣ cán cân thƣơng mại 2,97 tỷ USD. Cơ cấu nền kinh tế năm 2017 khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 15,34%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,34%; khu vực dịch vụ chiếm 41,32%. [35]

Bảng 2.1: Tố độ tăn tổng sản phẩm tron nƣớc các năm 2015-2017

Tổn số

Tốc độ tăng so với năm trƣớc (%) Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

6,68 6,21 6,81

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 2,41 1,36 2,90

Công nghiệp và xây dựng 9,64 7,57 8,00

Dịch vụ 6,33 6,98 7,44

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Nhƣ vậy, tăng trƣởng kinh tế đang tăng tốc trên nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc hơn. Tuy nhiên, nếu nhìn vào mức độ, tăng trƣởng kinh tế còn thấp hơn so với những năm 2007 (8,46%), tỷ lệ nợ công cao, bội chi ngân sách còn lớn cho dù xu hƣớng đang dần cải thiện. Điều này phản ánh nhiều chính sách kinh tế vĩ mô đang đi đúng hƣớng nhƣng tốc độ thẩm thấu các chính sách tốt vào cuộc sống còn chậm.

Bên cạnh diễn biến tích cực của các chỉ số kinh tế nhƣ GDP, bội chi ngân sách, nợ công, tỷ lệ lạm phát... nền kinh tế đã có những cải thiện trong hiệu quả đầu tƣ và năng lực cạnh tranh. Hệ số ICOR 2năm 2017 đạt 4,93, thấp hơn so với năm 2016 là 5,15. Mặc dù có thể biến động lên xuống do nhiều yếu tố tác động, nhƣng rõ ràng đƣờng xu hƣớng ICOR giảm xuống. Điều này phản ánh hiệu quả đầu tƣ của nền kinh tế đang dần đƣợc cải thiện.

2 Hệ số ICOR (Incremental Capital-Output Ratio) là hệ số sử dụng vốn. Hệ số ICOR thể hiện để tăng một đồng GDP cần đầu tƣ bao nhiêu đồng. Hệ số ICOR càng cao thì hiệu quả đầu tƣ càng thấp và ngƣợc lại.

Hình 2.1: ICOR của nền kinh tế giai đoạn 2011-2017

(Nguồn: Vietnamnet.vn)

Ngoài ra, theo Báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã tăng từ 4,31 năm 2016 lên 4,4 năm 2017. Xếp hạng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam tăng 5 bậc so với năm 2016 và tăng 20 bậc so với 5 năm trƣớc đây. [43]

Các con số trên đây khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các giải pháp đƣợc Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phƣơng cùng nỗ lực thực hiện.

b. Cơ sở hạ tầng

Có thể nhận thấy thời gian qua, cơ quan QLNN và các doanh nghiệp kinh doanh đã chú trọng đầu tƣ nângcấp các điểm đến nhằm thu hút lƣợng khách trong nƣớc và quốc tế. Công tác đầu tƣ xây dựng hạ tầng du lịch là các điểm CHC cho dịch vụ du lịch trực thăng đã triển khai mạnh mẽ tập trung vào các trung tâm du lịch nhƣ: Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Phú Quốc. Với các gói sản phẩm ngắm cảnh đa dạng cho những khoảng thời gian và mức giá khác nhau để tăng sự lựa chọn của khách hàng, trên nền tảng gói tiêu chuẩn là 15 phút bay. Đây là thời gian bay phù hợp với các điểm ngắm

cảnh nằm trong phạm vi các trung tâm du lịch, gần căn cứ hậu cần cho máy bay, và để đảm bảo mức chi phí mà khách hàng dễ chấp nhận.

Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng du lịch, giao thông Việt Nam nói chung và thực trạng các sân bay ở Việt Nam hiện nay chƣa thực sự thuận lợi để thu hút khách du lịch. Tính kết nối hạ tầng giao thông còn rất hạn chế, chƣa phát huy đƣợc liên kết các vùng trọng điểm, cả nƣớc chỉ có duy nhất con đƣờng Bắc – Nam là Quốc lộ 1; các tuyến nối cảng biển, cảng hàng không và các cửa khẩu quốc tế chƣa hoàn chỉnh. Mạng đƣờng sắt đầu mối chƣa phát triển, chƣa có đƣờng sắt tốc độ cao, chủ yếu vẫn là đƣờng đơn khổ nhỏ. Tình trạng quá tải diễn ra cả giao thông đô thị và trên một số tuyến đƣờng bộ, cảng hàng không, cảng biển.... Vì vậy, hạ tầng giao thông kết nối chƣa hoàn chỉnh đang là “nút thắt” làm mất đi lợi thế cạnh tranh của Việt Nam so với các trung tâm du lịch khác.

Ngoài việc xây dựng và nâng cấp các sân bay theo chuẩn quốc tế nhằm cạnh tranh kinh tế với các cảng hàng không trung chuyển lớn trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung, Nhà nƣớc cần có phƣơng án xây dựng và nâng cấp hệ thống giao thông thuận lợi tập trung vào các vùng du lịch trọng điểm các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia và các đô thị du lịch, không đầu tƣ dàn trải để thúc đẩy kinh tế cả nƣớc. Đây sẽ là một trong những yếu tố then chốt tạo lợi thế cạnh tranh với các thị trƣờng nguồn khách trên thế giới.

2.1.3. Đặ đ ểm văn ó xã ộ

a.Truyền thống văn hóa

Truyền thống văn hóa là nền tảng cho việc khai thác và phát triển du lịch. Trong quá trình xây dựng, phát triển du lịch, nhiều khi chúng ta đã không lƣu tâm khai thác các yếu tố truyền thống văn hóa hoặc vận dụng một cách hiệu quả mối tƣơng quan giữa chúng. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến chất lƣợng sản phẩm du lịch chƣa cao. Vẫn còn nhiều du khách chƣa thật sự

thỏa mãn sau những chuyến tham quan, nghỉ dƣỡng ở các điểm đến du lịch Việt Nam, chƣa thật sự đƣợc trải nghiệm hết những cái hay, cái đẹp của văn hóa các vùng, miền và sự không hài lòng trong cách phục vụ, kinh doanh dịch vụ du lịch... Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch, có đến 80% khách du lịch nƣớc ngoài không quay trở lại Việt Nam. Trƣớc đó, Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dƣơng (PATA) đƣa ra con số lƣợng khách du lịch quay lại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 6%. Ngay cả với khách nội địa, chỉ 24% đến thăm các điểm du lịch lần thứ hai và chỉ 13% đến lần thứ ba. [46]

Phải chăng ngành du lịch Việt Nam chỉ chú trọng khai thác lợi nhuận mà quên mất việc chăm chút cho quyền lợi của du khách, những ngƣời đã trả tiền để mua các sản phẩm du lịch của họ?

Cũng nhƣ các sản phẩm khác trên thị trƣờng, sản phẩm du lịch trực thăng ở Việt Nam phải đƣợc bảo đảm về chất lƣợng, không chỉ đơn thuần là những gì khách du lịch mua đƣợc, mà cao hơn, đó là những gì họ cảm nhận đƣợc. Việt Nam, miền đất giàu văn hóa truyền thống, theo thống kê của Bộ văn hóa thể thao và du lịch Việt Nam có hơn 8.000 lễ hội trong năm tiêu biểu, nức tiếng gần xa nhƣ hội: Đền Hùng (Phú Thọ), hội Cổ Loa, Lệ Mật, Phù Đổng (Hà Nội), hội Liễu Đôi (Nam Hà), Bắc Ninh có hội Đồng Kỵ, hội Lim, hội chùa Dâu, Bà Chúa Kho... Bắc Giang có hội Yên Thế, Xƣơng Giang, Thổ Hà, Vạn Vân, các hội làng ở Hà Tây, Hội đền Kiếp Bạc (Hải Dƣơng), hội chùa Keo (Thái Bình) và hội đua ghe ngo của đồng bào Khơme Nam Bộ, hội vùng núi Sam (Châu Đốc - An Giang)...

Truyền thống văn hóa là nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng để du lịch khai thác và phát triển. Ngoài phƣơng pháp, cách thức tổ chức, chất lƣợng dịch vụ, các cơ quan QLNN và doanh nghiệp kinh doanh cần quan tâm đến yếu tố văn hóa trong vận hành và triển khai hoạt động du lịch. Khách đến đông sẽ mang lại thu nhập và việc làm, nguồn lợi ấy cần đƣợc duy trì, tăng trƣởng bền vững, điều đó phụ thuộc vào cách đối nhân xử thế của những

ngƣời tham gia hoạt động du lịch và của cả cộng đồng dân cƣ, biểu hiện qua thái độ, hành vi ứng xử, trong phục vụ hay trong giao dịch kinh doanh. Vấn đề đặt ra là làm sao để mỗi bƣớc đi, mỗi trải nghiệm của khách phải thấm đậm yếu tố văn hóa và chính những yếu tố văn hóa ấy sẽ chinh phục, tạo ấn tƣợng tốt đẹp đến du khách, góp phần quảng bá hình ảnh đất nƣớc, con ngƣời và văn hóa Việt Nam, gây dựng thƣơng hiệu du lịch quốc gia và các vùng, miền.

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng nhƣ hiện nay, việc quảng bá văn hóa Việt Nam đến với thế giới không chỉ qua các phƣơng tiện thông tin, truyền thông và các hoạt động xúc tiến, các hội chợ, triển lãm mà còn bằng thực tế “tai nghe mắt thấy” qua những chuyến đi, trải nghiệm thực tế của khách du lịch, và chính họ sẽ là một “kênh” quảng bá. Vì vậy, không thể có chuyện quảng cáo một đằng, nhƣng thực tế lại một nẻo, nội dung và hình thức không tƣơng xứng... Mỗi nƣớc đều có bản sắc, truyền thống văn hóa riêng với những thế mạnh của mình. Với Việt Nam, một đất nƣớc có lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc oai hùng, đƣợc sản sinh từ lòng yêu nƣớc và một nền văn hóa dân tộc phong phú, nhƣng bình dị, đậm đà, sâu lặng tình ngƣời. Chúng ta tự hào vì Việt Nam là một điểm đến của những giá trị và vẻ đẹp văn hóa, nghệ thuật lâu đời, độc đáo đƣợc gìn giữ, trân trọng dù có trải qua nhiều năm tháng chiến tranh chống xâm lƣợc. Không phải nƣớc nào trên thế giới cũng giữ gìn các truyền thống văn hóa nhƣ ở Việt Nam và ngày nay những thể loại nghệ thuật diễn xƣớng truyền thống đã đƣợc công nhận là những di sản văn hóa của nhân loại nhƣ: nhã nhạc cung đình Huế, ca trù, quan họ, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh, đờn ca tài tử Nam Bộ, hát xoan, tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng, Hội Gióng tại đền Sóc và đền Phù Đổng, tín ngƣỡng thờ Mẫu Việt Nam cùng các loại hình nghệ thuật cổ truyền: tuồng, chèo, rối nƣớc, dân ca các vùng, miền...; các di sản văn hóa thế giới: Cố đô Huế, đền tháp Mỹ Sơn, đô thị cổ Hội An, Hoàng thành Thăng Long,

Thành nhà Hồ và rất nhiều lễ hội truyền thống, làng nghề thủ công truyền thống. Bên cạnh đó là những tài nguyên du lịch tự nhiên đã trở thành di sản thế giới nhƣ: Vịnh Hạ Long, Vƣờn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, quần thể danh thắng Tràng An, các khu bảo tồn sinh thái và hệ thống hang động Sơn Đoòng, cao nguyên đá Hà Giang... [38]

Đây chính là kho báu cần đƣợc trân trọng, tôn tạo, giữ gìn và phát triển để thu hút khách du lịch, là cơ sở để triển khai các sản phẩm du lịch cao cấp nhƣ dịch vụ bay du lịch bằng MBTT, là phƣơng thức quảng bá thực tế nhất tới bạn bè thế giới góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH đất nƣớc.

b.Chất lượng lao động

-Đội ngũ cán bộ công chức QLNN

Cán bộ, công chức có vai trò rất quan trọng trong việc hoạch định, triển khai và tổ chức thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nƣớc; quyết định sự thành công hay thất bại của đƣờng lối, chính sách do cơ quan, tổ chức vạch ra. Đây là đội ngũ trực tiếp thực thi các chính sách, kế hoạch của cơ quan, tổ chức; các mục tiêu quốc gia; thực hiện các giao tiếp (trao đổi, tiếp nhận thông tin,...) giữa các cơ quan nhà nƣớc với nhau và với doanh nghiệp và ngƣời dân. Vì vậy, đội ngũ cán bộ, công chức phải đƣợc quan tâm đào tạo, bồi dƣỡng về năng lực công tác, kỹ năng nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ nhân dân. Việc đổi mới, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ, công chức là một nhiệm vụ quan trọng đƣợc xác định trong Chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2011-2020. Đào tạo, bồi dƣỡng nhằm xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ, công chức thực sự có năng lực, biết giải quyết các vấn đề đƣợc giao trên nguyên tắc kết quả, hiệu quả và chất lƣợng.

Trong thời gian qua, công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức ở các cấp, các ngành, các địa phƣơng đã có chuyển biến tích cực, bƣớc đầu đạt đƣợc những kết quả quan trọng. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức (nhất

là cán bộ chủ chốt) ở các cơ quan, đơn vị, địa phƣơng đã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng động và sáng tạo; tích cực thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Trình độ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng đƣợc nâng cao, thích nghi với cơ chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đội ngũ cán bộ, công chức có đóng góp quan trọng trong việc đạt đƣợc những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội, đƣa nƣớc ta gia nhập các nƣớc đang phát triển, có thu nhập trung bình

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý dịch vụ bay du lịch bằng máy bay trực thăng ở việt nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)