CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QLNN ĐỐI VỚ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý dịch vụ bay du lịch bằng máy bay trực thăng ở việt nam (Trang 109)

6. Kết cấu của luận văn

3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QLNN ĐỐI VỚ

VỚI DỊCH VỤ AY DU ỊCH ẰNG MBTT Ở VIỆT NAM

3.2.1.Hoàn t ện quy oạ mạn lƣớ ị vụ b y u lị bằn MBTT

Sự hạn chế về đƣờng bay và các điểm CHC là một rào cản lớn khiến du khách ít có cơ hội tiếp cận và sử dụng dịch vụ du lịch bằng MBTT. Việc mở rộng đƣờng bay tới các điểm tham quan, nghỉ dƣỡng, các khu du lịch hay những nơi có địa hình hiểm trở gây khó khăn cho việc di chuyển bằng đƣờng bộ chính là giải pháp để thu hút khách du lịch sử dụng dịch vụ. Đây là yếu tố then chốt giúp tăng lợi thế cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam so với các trung tâm du lịch khác trong khu vực và trên thế giới.

Các giải pháp cần thực hiện là:

-Tiếp tục nghiên cứu và đề xuất cơ quan QLNN có thẩm quyền triển khai các đƣờng bay mới theo quy hoạch đƣợc phê duyệt.

-Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, xây dựng và tổ chức thực hiện so sánh hiệu quả các quy hoạch về du lịch và ngành giao thông hàng không với dịch vụ bay du lịch bằng MBTT.

-Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất, triển khai đầu tƣ xây dựng các dự án/ vị trí điểm CHC ở từng địa phƣơng có các khu du lịch trọng điểm, có hình ảnh đẹp, phù hợp với loại hình sản phẩm du lịch bay ngắm cảnh từ trên cao theo đúng quy hoạch của từng địa phƣơng và quy hoạch tổng thể đã đƣợc Chính phủ phê duyệt.

-Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tƣ, đa dạng hóa các ngồn vốn đầu tƣ, huy động các nguồn lực trong và ngoài nƣớc để đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, sân bay, bãi đáp theo hƣớng hiện đại, đồng bộ, phù hợp các tiêu chuẩn quốc tế góp phần thúc đẩy dịch vụ bay du lịch bằng MBTT phát triển.

-Ngoài việc xây dựng và nâng cấp các sân bay theo chuẩn quốc tế nhằm cạnh tranh kinh tế với các cảng hàng không trung chuyển lớn trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung, Nhà nƣớc cần có phƣơng án xây dựng và nâng cấp hệ thống giao thông thuận lợi tập trung vào các vùng du lịch trọng điểm các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia và các đô thị du lịch, không đầu tƣ dàn trải để thúc đẩy kinh tế cả nƣớc. Đây sẽ là một trong những yếu tố then chốt tạo lợi thế cạnh tranh với các thị trƣờng nguồn khách trên thế giới.

-Ngoài ra, việc đầu tƣ phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đô thị đồng bộ, hoàn chỉnh đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về nhà ở, công trình công cộng, giao thông, hệ thống điện, đƣờng, trƣờng, trạm, vệ sinh môi trƣờng, ... đồng

thời cải tiến hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch để dịch vụ này ngày càng mang tính chuyên nghiệp, sang trọng, tiện nghi hơn để phục vụ đối tƣợng khách có khả năng chi trả cao (đối tƣợng khách hàng chính của dịch vụ bay du lịch bằng MBTT).

-Phát triển dịch vụ bay du lịch bằng MBTT kết hợp với các loại hình vận tải du lịch khác (thủy phi cơ, du thuyền, ...) nhằm gia tăng khách hàng sử dụng dịch vụ. Đây chính là đối tƣợng khách hàng tiềm năng, có khả năng chi trả cao, có niềm đam mê khám phá, ƣa mạo hiểm.

3.2.2.Nân o ệu lự v ệ xây ựn , b n àn và tr ển t ự ện á quy địn l ên qu n đến quản lý ị vụ b y u lị bằn MBTT

Dịch vụ bay du lịch bằng MBTT cũng nhƣ mọi hoạt động kinh tế khác đều phải tiến hành trong khuôn khổ của pháp luật, đó chính là “sân chơi chung” đảm bảo quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mọi chủ thể tham gia quan hệ kinh tế đƣợc tôn trọng và thực hiện bằng sức mạnh quyền lực của Nhà nƣớc. Giải pháp đặt ra trong việc xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện các quy định có liên quan đến dịch vụ này là Nhà nƣớc cần có những văn bản quy phạm pháp luật kịp thời nhằm tạo cơ chế cho mọi tổ chức và cá nhân trong mọi thành phần kinh tế có cơ hội ngang nhau trong đầu tƣ và tham gia vào lĩnh vực du lịch trực thăng thông qua nhiều hình thức, có thể thành lập doanh nghiệp, liên doanh liên kết, góp vốn đầu tƣ hoặc tiến hành một số công việc cụ thể; tránh hiện tƣợng độc quyền nhằm bảo hộ cho doanh nghiệp trong nƣớc, tạo điều kiện cho dịch vụ du lịch trực thăng phát triển đồng thời có cơ hội mở rộng mạng lƣới ra các nƣớc trong khu vực.

- Để kịp thời theo dõi, nắm bắt đƣợc diễn biến hoạt động của dịch vụ du lịch trực thăng. Các cơ quan QLNN thuộc Bộ GTVT và Bộ Quốc phòng ở cấp tỉnh, thành phố nhƣ: Sở GTVT, Sƣ đoàn PK-KQ, Ban chỉ huy quân sự và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cần có những cuộc hội thảo, gặp gỡ, trao đổi thƣờng xuyên để phát hiện và kịp thời giải quyết những tồn tại và hạn chế

đến mức thấp nhất những hành vi có tính chất và mức độ nghiêm trọng gây uy hiếp an toàn hàng không.

- Đại diện cơ quan QLNN cần lắng nghe ý kiến góp ý, phản hồi của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải từ thực tế hoạt động để để kịp thời sửa đổi hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới, phù hợp với với yêu cầu thực tiễn trong hoạt động nay du lịch trực thăng đảm bảo an ninh, an toàn hàng không.

-Tăng cƣờng QLNN đối với các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch có liên quan tới dịch vụ du lịch bằng MBTT nhƣ hoạt động kinh doanh của các khu resort nghỉ dƣỡng, khu du lịch sinh thái,... tạo môi trƣờng pháp lý bình đẳng và an toàn trong quá trình kinh doanh, đồng thời giúp cơ quan có thẩm quyền kiểm soát đƣợc tình hình kinh doanh du lịch, kiểm soát việc thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch đối với nhà nƣớc và cộng đồng xã hội nhƣ đóng các loại thuế, phí và các hoạt động xã hội. Mặt khác, chỉ có tăng cƣờng quản lý hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động kinh doanh du lịch mới kịp thời ngăn chặn và xử lý những hành vi, hoạt động vi phạm pháp luật, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của ngƣời khác, làm ảnh hƣởng xấu đến uy tín cũng nhƣ hình ảnh của ngành du lịch Việt Nam trong con mắt của du khách và bạn bè quốc tế.

3.2.3.Hoàn t ện bộ máy tổ ứ quản lý ị vụ b y u lị bằn MBTT

Trƣớc bối cảnh toàn cầu hoá diễn ra nhanh chóng, quan niệm về vai trò của nhà nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng về chiến lƣợc cán bộ xác định tiêu chuẩn phải xuất phát từ chính thực tiễn của quá trình chuyển đổi đất nƣớc từ trạng thái khủng hoảng KT-XH sang trạng thái phát triển trọng tâm là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa; từ nhà nƣớc chuyên chính vô sản sang nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do

dân và vì dân, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; từ tình trạng bị bao vây, cấm vận sang chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Tiêu chuẩn cán bộ bao hàm cả phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kiến thức, năng lực và kỹ năng làm việc. Tuy nhiên thực tế hiện nay, nhiều cán bộ lãnh đạo vẫn chịu ảnh hƣởng của tƣ duy kinh tế cũ (cơ chế quản lý kinh tế tập trung đề cao vai trò của nhà nƣớc).

Trong lĩnh vực du lịch bằng MBTT, giải pháp hoàn thiện bộ máy tổ chức QLNN để xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đề ra nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu du lịch ngắm cảnh từ trên cao của du khách, sử dụng khai thác hiệu quả hạ tầng giao thông vận tải hàng không và các khu du lịch trọng điểm cần thực hiện tốt các nhiệm vụ nhƣ:

-Củng cố tổ chức bộ máy QLNN ở các cấp từ trung ƣơng đến địa phƣơng, gắn với việc cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ QLNN, đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính có liên quan đƣa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo kế hoạch đề ra. Đặc biệt cần đẩy mạnh củng cố tổ chức bộ máy QLNN về du lịch ở các địa phƣơng có hoạt động của dịch vụ du lịch trực thăng phải đảm bảo việc tổ chức hƣớng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp trong việc chấp hành chính sách, pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch; kiểm tra hoạt động của các ban quản lý các khu, điểm du lịch trọng điểm để đáp ứng yêu cầu của dịch vụ cao cấp này.

-Hệ thống cơ quan QLNN về du lịch trực thăng cần đƣợc tổ chức thống nhất đảm bảo sự phối hợp có hiệu quả giữa các ngành, các cấp trong QLNN về lĩnh vực này, phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của mỗi ngành, mỗi cấp nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trong quản lý, đảm bảo giải quyết nhanh gọn các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực du lịch trực thăng và các hoạt động có liên quan nhƣ quản lý quy hoạch, đầu tƣ, khai thác tài nguyên du lịch, quản lý trật tự trong hoạt động kinh doanh du lịch.... Theo đó, cần nghiên cứu việc phân cấp quản lý sao cho phù hợp theo vị trí của các khu,

tuyến, điểm du lịch.

-Ngoài ra, cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động của Hiệp hội du lịch ở cấp tỉnh, thành phố để làm cầu nối giữa các cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch và Nhà nƣớc trong việc tuyên truyền và giải quyết các vấn đề liên quan đến du lịch trực thăng trên địa bàn nhƣ độ ồn, khí thải,… ảnh hƣởng tới đời sống sinh hoạt của một số ngƣời dân địa phƣơng.

-Tăng cƣờng xây dựng quy chế phối hợp giữa Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng và các bộ ngành có liên quan đến du lịch trực thăng về các mặt nhƣ:

+ Quy chế phối hợp với Bộ công thƣơng trong hỗ trợ phát triển doanh nghiệp sản xuất, gia công đồ thủ công mỹ nghệ; phát triển hệ thống cửa hàng dịch vụ đạt tiêu chuẩn để khuyến khích các hoạt động mua sắm, tăng chi tiêu của du khách khi đến du lịch tại các khu du lịch trọng điểm.

+ Quy chế phối hợp với Công an cửa khẩu, Bộ đội biên phòng, Cục Hải quan trong việc xây dựng đề án nâng cao chất lƣợng phục vụ tại các đầu mối tiếp xúc với du khách.

+ Quy chế phối hợp với Bộ Công an trong việc xây dựng các nội quy, quy chế cho các hoạt động du lịch, các khách sạn, cơ sở phục vụ du lịch và phối hợp kịp thời trong việc xử lý những vi phạm xảy ra trên địa bàn các khu du lịch đối với các tổ chức, cá nhân (đặc biệt là đối với ngƣời nƣớc ngoài).

-Tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ QLNN về du lịch trực thăng. Từng bƣớc xây dựng đội ngũ cán bộ QLNN giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chất tốt, có năng lực tổ chức quản lý, điều hành theo mục tiêu đã định. Theo đó, cần thực hiện các biện pháp chủ yếu sau:

+ Trên cơ sở quy hoạch phát triển du lịch của nhà nƣớc cần tính toán nhu cầu về số lƣợng cán bộ QLNN về du lịch cho từng thời kỳ, từng cấp để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng với nhiều hình thức thích hợp, kể cả

ngắn hạn và dài hạn, kể cả trong nƣớc và ngoài nƣớc về chuyên môn nghiệp vụ hoạt động du lịch trực thăng, kiến thức về luật pháp quốc tế, khả năng sử dụng ngoại ngữ và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hiện đại, kỹ năng giao tiếp...Cần chú trọng đào tạo các chức danh chủ chốt của bộ máy QLNN về du lịch.

+ Trong đào tạo, cần định hƣớng đúng nội dung đào tạo, những kỹ năng còn thiếu, chƣa chuyên nghiệp, chƣa chuyên sâu thì tổ chức đào tạo lại, hoặc mở các lớp bồi dƣỡng ngắn hạn theo từng chuyên đề. Mặt khác, phải từng bƣớc thực hiện "xã hội hóa" công tác đào tạo; thực hiện chế độ Nhà nƣớc hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo, mua tài liệu học tập...Bên cạnh đó, khuyến khích, động viên các cán bộ trẻ tự bỏ kinh phí học tập để nâng cao trình độ chuyên môn và trƣởng thành hơn, hạn chế sự trông chờ, ỷ lại, dựa dẫm vào sự bao cấp của Nhà nƣớc.

+ Xây dựng và thực hiện cơ chế thi tuyển, tuyển chọn cán bộ và sử dụng cán bộ đúng khả năng và trình độ chuyên môn đƣợc đào tạo để phát huy sở trƣờng, kiên quyết thay thế những cán bộ có phẩm chất kém và năng lực yếu. Đổi mới cách thức đánh giá cán bộ dựa trên tiêu chuẩn đã quy định; năng lực cán bộ phải đƣợc đo bằng chất lƣợng và hiệu quả công việc đƣợc giao.

+ Từ trung ƣơng đến địa phƣơng cần có biện pháp giảm thiểu các cuộc họp nếu xét thấy không cần thiết, giúp nâng cao năng lực và tính quyết đoán của cán bộ lãnh đạo các cấp. Để làm đƣợc điều này, các cơ quan đƣợc giao chuẩn bị nội dung cuộc họp phải thật chu đáo, tài liệu cuộc họp phải đƣợc gởi trƣớc cho những thành viên dự họp nghiên cứu trƣớc thì mới có ý kiến tham gia chất lƣợng.

3.2.4.Hoàn t ện ôn tá tổ ứ t ự ện ị vụ b y u lị bằn MBTT

Để quản lý, khai thác tốt thị trƣờng du lịch nói chung và dịch vụ du lịch bằng MBTT nói riêng, cơ quan QLNN cần làm tốt công tác thu thập, xử lý

thông tin và dự báo chính xác các luồng khách quốc tế và nội địa; phân luồng khách, thời điểm đi đến để tránh bị động, khi thì thƣa thớt, khi lại quá tải,… Đồng thời có những giải pháp đồng bộ để khắc phục tình trạng uy hiếp an toàn bay, hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro gây ảnh hƣởng tới an ninh, an toàn hàng không, cụ thể:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các quy định ngành hàng không đến du khách, đồng thời đặt các biển cảnh báo “Cấm” trên máy bay và tại các sân bay kèm mức xử phạt tiền.

- Thông báo, phổ biến những quy định về an toàn hàng không và đƣa ra lời khuyên cần thiết đối với hành khách nhất là những khách hàng có bệnh lý (tim mạch, tiền đình, mắc chứng sợ độ cao, say tàu xe,…) để họ yên tâm khi sử dụng dịch vụ.

- Thống nhất quy chế quản lý các đƣờng bay cố định với các trung tâm du lịch trong cả nƣớc;

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát hoạt động bay của các phƣơng tiện khác có liên quan đến hoạt động du lịch trực thăng tại các vị trí nhạy cảm;

- Theo dõi thƣờng xuyên hoạt động của phƣơng tiện bay đặc biệt thông qua thiết bị giám sát chuyên nghiệp và kịp thời đƣa ra cảnh báo;

- Thƣờng xuyên tổ chức hội nghị, hội thảo giữa các thành phần trọng yếu tham gia trực tiếp vào nhiệm vụ giám sát, quản lý và bảo vệ an ninh chủ quyền vùng trời Quốc gia,....

- Yêu cầu các đơn vị kinh doanh du lịch trực thăng tự xây dựng và thực hiện các cam kết không vi phạm điều lệ vận chuyển; áp dụng biện pháp đình chỉ hoạt động đối với các hành vi gây nguy hiểm tới an ninh, an toàn hàng không.

định trong các hoạt động kinh tế. Do vậy, để có sản phẩm du lịch và dịch vụ có chất lƣợng tốt, cần xây dựng và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, tăng cƣờng chất lƣợng đào tạo chuyên môn, hiện đại hóa các hệ thống kiểm soát

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý dịch vụ bay du lịch bằng máy bay trực thăng ở việt nam (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)