Khả năng của bộ máy quản lý và cơ chế quản lý đầu tƣ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ nguồn vốn ngân sách tỉnh đăk lắk (Trang 29 - 83)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.3. Khả năng của bộ máy quản lý và cơ chế quản lý đầu tƣ

Về khả năng của bộ máy quản lý và cơ chế quản lý đầu tƣ CSHTGT từ nguồn vốn NSNN bao gồm UBND tỉnh và các sở tham mƣu nhƣ: Kế hoạch và Đầu tƣ, Tài chính, Xây dựng... là chủ thể đƣa ra các sản phẩm – bản hoạch định và các quyết định quản lý. Những sản phẩm này nhƣ thế nào phụ thuộc vào khả năng của họ. Nếu các cơ quan này có đủ năng lực để hoạch định lựa chọn đúng dự án và quản lý đầu tƣ tốt thì sẽ dự án khi đầu tƣ sẽ làm cho dự án đƣợc vận hành tốt trong quá trình khai thác sử dụng và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

Để quản lý tốt các dự án đầu tƣ xây dựng CSHTGT cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tham mƣu và phải bảo đảm tính thống nhất của các quyết định. Trong điều kiện hiện nay thì những rào cản từ thủ tục hành chính trong quản lý đầu tƣ xây dựng CSHTGT đang là vấn đề. Do vậy cải cách thủ tục hành chính là cần thiết, ảnh hƣởng không nhỏ tới hiệu quả của công tác quản lý đầu tƣ xây dựng CSHTGT từ nguồn vốn NSNN.

1.4. KINH NGHIỆM CỦA TỈNH NGHỆ AN VÀ BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Từ thực tế thực hiện các dự án đầu tƣ xây dựng giao thông từ nguồn vốn NSNN ở các tỉnh trong cả nƣớc. Trong những năm qua có nổi cộm một số vấn đề nhƣ: (i) Nợ đọng xây trong đầu tƣ xây dựng dự án; (ii) triển khai dự án chậm tiến độ ở nhiều khâu lập thẩm định, đầu thầu thi công; (iii) phát sinh chi phí thực tế so với dự toán do nhiều nguyên nhân; (iv) công tác lập kế hoạch vốn còn nhiều hạn chế nhƣ bố trí vốn dàn trải, xác định dự án theo thứ tự ƣu tiên đầu tƣ, dự án chƣa sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, hay chƣa thực sự cần thiết... Từ đó đƣa ra một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 1792/CT-TTg về tăng cƣờng quản lý đầu tƣ từ vốn ngân sách nhà nƣớc và vốn trái phiếu Chính phủ, Chỉ thị 27/CT-

TTg và chỉ thị số 25/CT-UBND về những giải pháp chủ yếu khắc phục nợ đọng XDCB. Chỉ quyết định đầu tƣ khi đã có thẩm định vốn của cấp có thẩm quyền, chỉ ban hành chủ trƣơng đầu tƣ khi đã rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn theo từng cấp ngân sách đồng thời thực hiện nghiêm quy trình ban hành chủ trƣơng đầu tƣ hiện hành, nhất thiết không phê duyệt dự án khi chƣa rõ nguồn vốn; Kiểm soát chặt chẽ quy mô và tổng mức đầu tƣ từng dự án.

Việc phân bổ nguồn vốn đầu tƣ từ NSNN phải đảm bảo nguyên tắc chống dàn trải. Tất cả các dự án NSNN chỉ đƣợc thực hiện khối lƣợng theo kế hoạch vốn đƣợc giao; Trƣờng hợp cần thiết phải bổ sung vốn ngoài kế hoạch hoặc cần điều chuyển vốn trong nội bộ ngành, lĩnh vực và chƣơng trình mục tiêu phải báo cáo cấp có thẩm quyền giao kế hoạch vốn quyết định.

- Tăng cƣờng kiểm tra đôn đốc báo cáo tiến độ trong điều hành quản lý đầu tƣ xây dựng CSHTGT, theo đó thực hiện Chỉ thị 1792/CT-TTg của Chính phủ sẽ thực hiện kế hoạch đầu tƣ hàng năm song song với kế hoạch đầu tƣ 5 năm. Vì vậy yêu, cầu các ngành các cấp phải nâng cao chất lƣợng xây dựng, bổ sung quy hoạch, kế hoạch 5 năm để báo cáo Trung ƣơng kịp thời nhằm tăng số công trình, vốn bố trí từ ngân sách Trung ƣơng.

Tăng cƣờng kiểm tra đôn đốc tất cả các khâu trong quy trình quản lý đầu tƣ và xây dựng từ chủ trƣơng đầu tƣ, lập và thẩm định dự án đầu tƣ, công tác đấu thầu, thực hiện dự án và thanh quyết toán công trình đƣa vào sử dụng (bằng cơ chế cụ thể).

- Thực hiện nghiêm túc một số giải pháp để quản lý giá thành xây dựng ngay từ giao đoạn thiết kế cơ sở, tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án nhằm tiết kiệm chi phí đầu tƣ, tập trung vào một số công tác: Rà soát thẩm định thiết kế, tổng mức đầu tƣ dự án, lựa chọn giải pháp thiết kế phù hợp, phân kỳ đầu tƣ những hạng mục công trình chƣa phát huy hiệu quả; trong công tác đầu thầu cần chú ý ngăn ngừa tình trạng bỏ thầu với giá thầu thấp và không hợp lý hoặc cạnh tranh

không lành mạnh; về định mức đơn giá, đề xuất kịp thời định mức kinh tế kỹ thuật trong xây dựng cho những công việc chƣa có định mức hoặc định mức đã lạc hậu.

- Nâng cao chất lƣợng dự án quy hoạch gắn tăng cƣờng hiệu lực quản lý nhà nƣớc đối với công tác quy hoạch. Các ngành, các cấp rà soát lại quy hoạch gắn tái cơ cấu nền kinh tế. Thay đổi thể chế đầu tƣ công đảm bảo tính thống nhất của chiến lƣợc phát triển.

Xác định đối tƣợng, tiêu chí và thứ tự ƣu tiên để làm cơ sở trong phê duyệt, bố trí vốn hay từ chối, cắt giảm các dự án. Kiên quyết khắc phục tình trạng quá nhiều dự án vƣợt quá khả năng cân đối, cũng từ đó xác định đối tƣợng dự án kêu gọi doanh nghiệp đầu tƣ và xã hội hóa.

Bố trí nguồn lực trên cơ sở nguyên tắc, tiêu chí đã duyệt và đúng đối tƣợng đã xác định; khắc phục tình trạng phân bổ nguồn lực dàn trải, sai đối tƣợng, cơ cấu nguồn vốn đã đƣợc xác định trong chủ trƣơng đầu tƣ và quyết định phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền. Rà soát quy hoạch, các chƣơng trình dự án tập trung đầu tƣ theo các chƣơng trình, dự án đã xác định trên cơ sở bảo đảm cân đối nguồn lực để sớm phát huy hiệu quả, giảm thất thoát, lãng phí.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Đầu tƣ từ nguồn vốn NSNN cho phát triển CSHTGT đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển nền kinh tế của tỉnh nói riêng và của đất nƣớc nói chung. Với nguồn vốn đầu tƣ cho CSHTGT chiếm tỷ trọng khá cao, đã từ bƣớc hoàn thiện và góp phần vào sự phát triển của kết cấu hạ tầng kinh tế của tỉnh nói riêng, của đất nƣớc nói chung và điều hòa, dẫn dắt, thúc đẩy sự phát triển đồng đều của các ngành, lĩnh vực khác.

Do đặc điểm của loại hình dự án chuyên ngành sử dụng vốn lớn, nhƣng nguồn lực vốn lại có giới hạn, nên cần phải quản lý một cách chặt chẽ để bảo

đảm nâng cao hiệu quả đầu tƣ. Để thực hiện đƣợc đều này, yêu cầu hình thành khung lý thuyết về quản lý đầu tƣ xây dựng từ nguồn vốn NSNN, từ đó có cơ sở để phân tích và kiến nghị các giải pháp một cách có hiệu quả. Các nội dung quản lý đầu tƣ xây dựng CSHTGT từ NSNN bao gồm:

- Công tác quy hoạch;

- Công tác chuẩn bị đầu tƣ;

- Công tác lập và thực hiện kế hoạch đầu tƣ;

- Công tác Quản lý chất lƣợng đầu tƣ;

- Công tác giám sát và đánh giá đầu tƣ.

Nhƣng vậy, việc thực hiện các nội dung này cũng chịu ảnh hƣởng từ nhiều nhân tố khác nhau bao gồm cả chủ quan và khách quan. Cần phải nghiên cứu đầy đủ và có cơ sở để triển khai thực hiện một cách có hiệu quả.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CSHTGT TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH CỦA TỈNH ĐẮK LẮK

2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI ĐẦU TƢ CSHTGT TỪ NGUỒN VỐN TỈNH ĐẮK LẮK

2.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Đắk Lắk ảnh hƣởng tới đầu tƣ CSHTGT từ nguồn vốn NSNN

a. Vị trí địa lý

Tỉnh Đắk Lắk có diện tích tự nhiên là 1.306.201 ha, phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp Phú Yên và Khánh Hoà, phía Nam giáp Lâm Đồng và Bình Phƣớc; phía Tây giáp Campuchia với đƣờng biên giới dài 193 km. Độ cao trung bình 400 – 800 m so với mặt nƣớc biển.

Nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, Đắk Lắk có quốc lộ 14 chạy qua nối với thành phố Đà Nẵng qua các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và nối với thành phố Hồ Chí Minh qua Bình Phƣớc và Bình Dƣơng.

b. Đặc điểm địa hình

Với địa hình của tỉnh Đắk Lắk có sự xen kẽ giữa các địa hình thung lũng, cao nguyên xen giữa núi cao và núi cao trung bình, có hƣớng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc, địa hình núi cao phân bố ở phía Đông Nam, có độ cao từ 1000 - 1500 m, chiếm 25% diện tích toàn tỉnh. Dãy núi cao nhất là dãy Chƣ Yang Sin với ngọn cao nhất tới 2.445 m. Vùng núi thấp, trung bình Chƣ Dơ Jiu: nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh, độ cao trung bình 600 - 700 m (đỉnh Chƣ Dơ Jiu cao 1.103m), chiếm 10% diện tích toàn tỉnh.

c. Khí hậu

ẩm, vừa chịu ảnh hƣởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa và mùa khô. Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10, tập trung 90% lƣợng mƣa hàng năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lƣợng mƣa không đáng kể. Lƣợng mƣa bình quân toàn vùng 1.600 -

2.000 mm, tổng lƣợng nƣớc đến lãnh thổ Đắk Lắk 20,5 tỷ m3

nƣớc, chuyển vào dòng chảy thuộc lƣu vực sông Sêrêpôk, sông Ba. Nhƣng do lƣợng mƣa phân bố không đều theo thời gian, theo vùng lãnh thổ và địa hình chia cắt phức tạp, mùa mƣa thƣờng gây ngập úng cục bộ tại một số vùng ven sông: Krông Ana, Lăk và Krông Păk, mùa khô thiếu nƣớc nghiêm trọng. Tháng mƣa nhiều nhất vào tháng 8- 9, ở trung tâm cao nguyên Đắk Lắk tới 1900 - 2100 mm; mƣa ít nhất vào tháng 1, 2, nhất là ở Krông Pắk, Krông Bông, phía Tây M’Đrăk và Đông Krông Búk.

Với diện tích rộng lớn, địa hình chia cắt nhiều khe, suối và thời tiết chia làm hai mùa rõ rệt. Vì vậy, làm khó khăn cho công tác lập quy hoạch, xác định chủ trƣơng đầu tƣ, lập dự án đầu tƣ, khảo sát thiết kế…đặc biệt là chi phí đầu tƣ rất cao, làm phát sinh tăng khối lƣợng, tăng tổng chi phí trong quá trình thi công xây dựng, đồng thời do mùa mƣa kéo dài 6 tháng liên tục trong năm làm cho công tác thi công bị gián đoạn và bị chậm tiến độ thi công…

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk ảnh hƣởng tới đầu tƣ CSHTGT từ nguồn vốn NSNN

Từ cuối thế kỷ XIX, với sự xuất hiện của ngƣời Pháp và sau đó là ngƣời Mỹ ngƣời dân vùng Tây Nguyên Đắk Lắk đã làm quen với kinh tế hàng hóa. Tuy nhiên, kinh tế của tỉnh đã thay đổi bƣớc ngoặt từ sau năm 1975, với chủ trƣơng phát triển thế mạnh nông –lâm nghiệp, một phƣơng thức sản xuất mới đƣợc hình thành cùng với sự phát triển của hệ thống giao thông, thủy lợi ... và các kỹ thuật canh tác lúa nƣớc, cây nông nghiệp dài ngày nhƣ cao su, cà phê, tiêu. Khi chính sách mở cửa thị trƣờng trong nƣớc, đẩy mạnh xuất khẩu

nông sản, phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp và công nghiệp chế biến, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ làm thay đổi diện mạo của nền kinh tế của tỉnh.

Từ năm 1995 đến năm 2004, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh thƣờng cao hơn mức bình quân của cả nƣớc (giao động trong khoảng 6-9%).

- Giai đoạn 2004-2010: Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân hàng trong 6 năm đạt 7,6%, tuy chƣa đạt đƣợc mục tiêu kế hoạch đề ra (9 - 9,5%), song nền kinh tế đã duy trì đƣợc mức tăng trƣởng khá so với bình quân chung cả nƣớc (7,5%) và khu vực Tây nguyên. Trong đó: Tăng trƣởng của ngành công nghiệp - xây dựng đạt 14,43%, các ngành dịch vụ đạt 10,72%, nông - lâm - ngƣ nghiệp đạt 4,22%. Quy mô và chất lƣợng nền kinh tế tiếp tục đƣợc nâng lên, năm 2010 GDP đạt 27.695 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng gấp 1,72 lần so với năm 2004, bình quân thu nhập đầu ngƣời tính theo giá hiện hành đạt 15,79 triệu đồng/ngƣời (theo giá thực tế). Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp giảm từ 64,16% năm 2004 xuống 50,21% năm 2010; công nghiệp - xây dựng tăng từ 8,92% lên 15,75%; các ngành dịch vụ tăng từ 26,92% lên 34,04%. Tỷ lệ lao động trong Công nghiệp xây dựng tăng từ 18,57% năm 2004 lên 24,46% năm 2010, thƣơng mại dịch vụ tăng từ 13,01% lên 18,2% và lao động nông nghiệp giảm từ 68,42% xuống 57,34%.

- Giai đoạn 2011-2013: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân trong 3 năm đạt 6,37%. Trong đó, nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,75%; công nghiệp – xây dựng tăng 9,44%; dịch vụ tăng 9,72%. Quy mô nền kinh tế (giá so sánh 2010), năm 2013 đạt 34.628 tỷ đồng, gấp 1,25 lần so với năm 2010, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm 10,55%; công nghiệp – xây dựng tăng 6,09%; dịch vụ tăng 12,74%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm

2013, tính theo giá so sánh năm 2010 đạt 19,13 triệu đồng/ngƣời tƣơng đƣơng 2.517USD tăng 500USD so với năm 2010; tính theo giá hiện hành ƣớc đạt 28,82 triệu đồng/ngƣời, tăng 1,82 lần so với năm 2010.

Trong những năm qua có nhiều chủ trƣơng lớn của Trung ƣơng trong việc xây dựng phát triển tỉnh Đắk Lắk và những kết quả thu hút đầu tƣ từ các doanh nghiệp, các nhà tài trợ quốc tế …, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đã phát triển nhanh và đi trƣớc một bƣớc để hình thành các trung tâm kinh tế trọng điểm, các đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp vùng nông thôn…đáp ứng yêu lƣu thông hàng hóa, phát triển thị trƣờng hàng hóa, giảm ùn tắc giao thông ở các đô thị, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững, rút ngắn khoảng cách về kinh tế - xã hội giữa đô thị và nông thôn…góp phần tăng trƣởng GDP của tỉnh.

Bảng 2.1: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tăng trƣởng BQ % 1 GDP giá so sánh 2010 16.095 17.583 18.929 21.475 23.346 25.485 27.695 30.348 32.564 34.628 7,17 1.1 Nông lâm thủy sản Tỷ đồng 10.326 10.610 10.535 11.995 12.633 13.342 13.906 14.629 15.201 15.551 3,53 1.2 Công nghiệp, xây dựng Tỷ đồng 1.444 2.021 2.654 2.950 3.291 3.700 4.361 5.146 5.604 5.787 12,46 1.3 Thƣơng mại, dịch vụ Tỷ đồng 4.325 4.952 5.740 6.530 7.422 8.443 9.428 10.573 11.759 13.290 10,45 2 Cơ cấu kinh tế 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 -

2.1 Nông lâm thủy sản % 64 60 56 56 54 52 50 48 47 45 -

2.2 Công nghiệp, xây dựng % 9 11 14 14 14 15 16 17 17 17 - 2.3 Thƣơng mại, dịch vụ % 27 28 30 30 32 33 34 35 36 38 - 3 Dân số ngƣời 1000 1.636 1.659 1.678 1.697 1.715 1.736 1.754 1.772 1.797 1.810 0,20 4 Lao động Ngƣời 720 779 820.807 871.149 903.300 913.493 930.446 954.090 981.270 1.006.103 12,39 5 Cơ cấu lao

động 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 -

nghiệp, xây dựng 5.3 Thƣơng mại, dịch vụ % 13 13 15 16 17 18 18 19 20 21 - 6 Vốn NS đầu tƣ XDCB Tỷ đồng 485 482 503 621 680 1.065 984 1.617 1.774 2.052 21,07 7 Vốn NS đầu tƣ CSHTGT Tỷ đồng 158 161 172 204 184 329 342 457 561 656 20,92

2.1.3. Khả năng của bộ máy quản lý và cơ chế quản lý đầu tƣ hiện nay

Về quản lý cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có sự phân công từ trung ƣơng đến địa phƣơng nhƣ sau: Các tuyến quốc lộ, hiện có 6 tuyến quy hoạch là 685,9 km do Khu Quản lý đƣờng bộ V- Bộ Giao thông

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ nguồn vốn ngân sách tỉnh đăk lắk (Trang 29 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)