Các nhân tố ảnh hƣởng đến kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh đăk nông (Trang 30 - 38)

7. Kết cấu luận văn

1.3.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay

cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại

Để kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại đạt hiệu quả cao thì ngân hàng thực hiện các biện pháp phòng ngừa và xử lý, tuy nhiên các biện pháp này cũng chịu nhiều sự tác động bởi các yếu tố nhƣ:

a. Nhân tố bên ngoài

Môi trƣờng pháp lý, kinh tế - xã hội -Môi trƣờng kinh tế vĩ mô:

Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nƣớc nhƣ: chính sách tài chính, đất đai, thuế, chính sách tiền tệ, xuất nhập khẩu có tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế, nó có thể khuyến khích phát triển hay kìm hãm sự phát triển của các thành phần kinh tế.

Bên cạnh đó, những diễn biến khác về môi trƣờng kinh tế vĩ mô, nhƣ: Diễn biến lạm phát, tiền tệ, thị trƣờng, lãi suất, tỷ giá,... Lại ảnh hƣởng đến sự phát triển của hoạt động ngân hàng. Trong giai đoạn kinh tế hƣng thịnh, tăng trƣởng ổn định thì ngƣời đi vay hoạt động kinh doanh thuận lợi hơn, lợi nhuận thu đƣợc tƣơng đối cao, khả năng hoàn trả vốn vay chắc chắn. Ngƣợc lại khi nền kinh tế giảm sút, mất ổn định, có chiều hƣớng đi xuống, sức mua giảm sút, ngƣời đi vay tiêu thụ sản phẩm và thu hồi vốn khó khăn, khả năng trả nợ vay giảm. Do đó quá trình kiểm soát rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay KHCN cũng chịu tác động mạnh mẽ từ các tác động môi trƣờng kinh tế vĩ mô.

-Môi trƣờng chính trị:

Một nền chính trị ổn định là điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, các thành phần kinh tế yên tâm đầu tƣ sản xuất, tập trung vốn cho mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngƣợc lại nếu môi trƣờng chính trị không ổn định, xảy ra các cuộc xung đột, chiến tranh... Làm cho các thành phần kinh tế không quan tâm đến sản xuất, sản xuất đình trệ, khả năng trả nợ ngân hàng khó khăn. Cho nên công tác kiểm soát rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của các ngân hàng cũng chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ những biến động môi trƣờng chính trị.

-Môi trƣờng pháp lý

Trong kinh doanh các yếu tố pháp lý có tác động đến hoạt động kinh doanh bao gồm hệ thống pháp luật, hệ thống các biện pháp bảo đảm cho pháp

luật đƣợc thực thi và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh và ngành liên quan.

Các yếu tố trên đan xen và tác động đến hoạt động kinh doanh một cách tổng hợp chứ không riêng rẽ, hay chúng mang tính đồng bộ cao. Nếu môi trƣờng pháp lý đồng bộ, hệ thống pháp luật chặt chẽ có hiệu lực sẽ làm lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế, đảm bảo các hoạt động kinh doanh cho các chủ thể trong môi trƣờng đó, các chủ thể sẽ yên tâm kinh doanh, mở rộng đầu tƣ phát triển sản xuất. Đây là cơ sở thúc đẩy hoạt động tín dụng phát triển. Để đảm bảo hạn chế rủi ro tín dụng thì các ngân hàng đẩy mạnh công tác kiểm soát rủi ro tín dụng.

-Môi trƣờng thông tin

Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng là quan hệ kinh tế, vì vậy phát sinh nhu cầu trao đổi và thu thập thông tin giữa các bên. Tuy nhiên trong thực tế do nhiều nguyên nhân khác nhau xảy ra tình trạng môi trƣờng thông tin không cân xứng. Ngân hàng thƣờng không có đầy đủ thông tin về khách hàng nhƣ: Quan hệ bạn hàng, kế hoạch sản xuất kinh doanh, quan hệ thanh toán, tình hình tài chính, tiêu thụ sản phẩm...

Khách hàng không có đầy đủ thông tin về ngân hàng: Quy mô, các dịch vụ đáp ứng, phƣơng thức tài trợ phù hợp, giá cả thực tế...

Việc thiếu thông tin trong các giao dịch này sẽ đƣa đến sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Do môi trƣờng thông tin không cân xứng do vậy thay vì lựa chọn những khách hàng có khả năng trả nợ, ngân hàng lại cho vay những khách hàng có khả năng trả nợ cho ngân hàng thấp, gây rủi ro cho ngân hàng. Còn đối với rủi ro đạo đức, ngƣời vay sau khi nhận đƣợc khoản tiền vay thực hiện những hoạt động trái với cam kết đƣa đến khó có thể hoàn trả vốn vay, gây rủi ro cho ngân hàng và tác động đến công tác kiểm soát rủi ro tín dụng.

-Những yếu tố thuộc khách hàng khách hàng cá nhân:

Khách hàng là cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh là nhóm khách hàng khó kiểm soát rủi ro tín dụng vì ngành nghề sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ rất đa dạng, ngƣời vay vốn thƣờng có trình độ thấp nên khả năng quản trị điều hành công việc kém, ngoài ra việc thẩm định khả năng tài chính khó khăn nên rủi ro tín dụng ngân hàng xãy ra là rất lớn.

-Chính sách tài chính, tiền tệ và quản trị tín dụng của Nhà nƣớc:

Công tác kiểm soát rủi ro tín dụng của NHTM chịu ảnh hƣởng bởi quản trị tín dụng của nhà nƣớc cả về khách quan và chủ quan. Về khách quan, khi nhà nƣớc có chính sách khuyến khích phát triển một ngành, một lĩnh vực, khu vực kinh tế nào đó, nhà nƣớc sẽ sử dụng các công cụ về tiền tệ - tín dụng nhƣ giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các NHTM đối với nguồn vốn huy động để đầu tƣ cho khu vực kinh tế đó, cho các NHTM vay vốn phát triển tín dụng ƣu đãi, vốn ODA của các tổ chức quốc tế với lãi suất thấp… Đặc biệt, nhà nƣớc tạo hành lang pháp lý thuận lợi để bảo vệ cho hoạt động tín dụng của NHTM đối với khu vực đƣợc khuyến khích phát triển. Do vậy, khả năng sinh lợi của NHTM có thể cao hơn khi hƣớng đầu tƣ vốn tín dụng vào khu vực này hoặc cũng có thể gặp rủi ro khi các định hƣớng tính khả thi thấp.

Về chủ quan, hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng của NHTM phải tuân thủ mục tiêu chung của quản trị tín dụng quốc gia, vì vậy, buộc NHTM phải điều chỉnh quản trị tín dụng của mình cho phù hợp với chính sách chung của nhà nƣớc. Để đạt đƣợc mục tiêu của mình, nhà nƣớc sử dụng mệnh lệnh hành chính để buộc các TCTD, đặc biệt là các TCTD của nhà nƣớc phải ƣu tiên tập trung vốn đầu tƣ, hoặc rút vốn khỏi đối tƣợng cần điều chỉnh. Nƣớc ta từ nền kinh tế tập trung kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trƣờng, vì vậy, mệnh lệnh hành chính trong quản lý kinh tế vẫn đƣợc Nhà nƣớc sử dụng khá nhiều trong thời gian qua. Khi nền kinh tế chuyển hẳn sang nền kinh tế thị trƣờng, các

hoạt động kinh tế đƣợc luật hóa rõ ràng thì tính mệnh lệnh hành chính của Nhà nƣớc sẽ giảm dần. Chính sách tài chính, tiền tệ của nhà nƣớc cũng ảnh hƣởng lớn đến quản trị tín dụng của NHTM theo cơ chế tƣơng tự. Hiện nay, nhà nƣớc áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát. Việc các NHTM phải mua tín phiếu ngân hàng với khối lƣợng lớn, phải dự trữ bắt buộc lớn,… Đã buộc họ phải thu hẹp quy mô tín dụng và tăng lãi suất cho vay.

Sự cạnh tranh trong cho vay khách hàng cá nhân

Với tình hình kinh tế biến động, hoạt động của các doanh nghiệp trở nên không hiệu quả. Các ngân hàng thƣơng mại đã chuyển hƣớng kinh doanh mở rộng hoạt động tín dụng sang nhóm khách hàng cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Nên hiện nay, tín dụng cá nhân là một phần quan trọng của hoạt động ngân hàng bán lẻ, vì vậy sự cạnh tranh là khá lớn về lãi suất, sản phẩm, chính sách tín dụng,... Chính sự cạnh tranh này của các ngân hàng sẽ khiến các ngân hàng nới lỏng các điều kiện cho vay dễ dàng ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng tín dụng cá nhân cũng nhƣ công tác kiểm soát rủi ro tín dụng.

b. Nhân tố bên trong

Chính sách cho vay khách hàng cá nhân

Chính sách tín dụng khách hàng cá nhân có tác động rất lớn đến chất lƣợng tín dụng khách hàng cá nhân, nó định hƣớng về cơ cấu tín dụng, lĩnh vực đầu tƣ tín dụng, lãi suất, cơ chế nghiệp vụ đối với cán bộ tín dụng, quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ tín dụng, quy trình nghiệp vụ tín dụng,...

Nếu ngân hàng xác định chính sách tín dụng mở rộng, tăng trƣởng theo lợi nhuận trƣớc mắt thì sẽ ít quan tâm đến cơ cấu tín dụng, chất lƣợng tín dụng, thƣờng áp dụng lãi suất cho vay có thể thấp để tăng khả năng cạnh tranh, việc lựa chọn khách hàng vay không chặt chẽ, cho vay tràn lan và cho vay không có cơ sở đảm bảo, cán bộ tín dụng không đƣợc coi trọng,... Với

chính sách nhƣ vậy rất dễ gây rủi ro về sau này đối với hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân và cơ cấu nguồn vốn huy động.

Quy mô kinh doanh

Quy mô kinh doanh của ngân hàng là điều kiện tiên quyết để quyết định sự phát triển tín dụng cá nhân. Nếu trong kế hoạch phát triển của mình các ngân hàng không quan tâm phát triển lĩnh vực này thì các khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn cũng sẽ không có nhiều lựa chọn có thể thỏa mãn nhu cầu. Ngƣợc lại, nếu ngân hàng muốn phát triển tín dụng cá nhân thì họ sẽ đƣa ra những chiến lƣợc cụ thể để thu hút những khách hàng có nhu cầu đến với mình. Khi cung – cầu có điều kiện thuận lợi để gặp nhau, cũng có nghĩa là NHTM sẽ có nhiều cơ hội để phát triển về quy mô tín dụng cá nhân. Phát triển về quy mô thì đồng nghĩa rủi ro tín dụng tăng lên làm ảnh hƣởng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng đối với cho vay khách hàng cá nhân.

Năng lực quản trị điều hành

Năng lực quản trị điều hành liên quan đến khả năng vận hành, quản lý mọi hoạt động ngân hàng. Nó ảnh hƣởng mọi hoạt động của lĩnh vực ngân hàng ngay cả trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng. Ngân hàng có năng lực quản lý điều hành tốt thì mọi hoạt động sẽ luôn đƣợc quản lý chặt chẽ, công tác thẩm định hiệu quả, chất lƣợng tín dụng nâng cao, góp phần thực hiện hiệu quả công tác kiểm soát rủi ro tín dụng đối với cho vay khách hàng cá nhân.

Nhân sự

Nhân sự làm công tác tín dụng trong cho vay KHCN phải nắm vững cơ chế, qui định, qui trình nghiệp vụ; Có khả năng thẩm định độc lập, thu thập, phân tích, tổng hợp và xử lý thông tin liên quan đến khách hàng, ngành hàng hoạt động của khách hàng nhằm phục vụ công tác thẩm định; Hiểu biết sâu về báo cáo tài chính, các nghiệp vụ ngân hàng và các văn bản pháp quy nhằm

phục vụ công tác thẩm định và đề xuất tín dụng. Nên khi cán bộ tín dụng thiếu trình độ chuyên môn, hiểu biết về các kiến thức kinh doanh ngân hàng, hoạt động kinh doanh của khách hàng, kiến thức pháp luật, trình độ thẩm định khách hàng, dự án còn hạn chế và thực hiện nghiệp vụ không có đạo đức nghề nghiệp, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích ngân hàng do vậy dễ dẫn đến rủi ro tín dụng xảy ra và ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác kiểm soát rủi ro tín dụng của ngân hàng.

Công nghệ

Cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ bao gồm: Hệ thống máy móc thiết bị, chƣơng trình phần mềm hiện đại và phù hợp phục vụ cho quá trình cho vay, thẩm định dự án, thu thập và xử lý thông tin,... Nếu cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu quá trình thu thập thông tin không cập nhật, chính xác,... Việc thẩm định quyết định cho vay không hiệu quả, rủi ro tín dụng dễ xảy ra và ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác kiểm soát rủi ro tín dụng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Nhƣ vậy, chƣơng I tác giả đã trình bày những vấn đề về lý luận hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại, rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân, kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân cùng những nhân tố ảnh hƣởng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để tác giả vận dụng vào giải thích thực trạng rủi ro tín dụng và các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Đắk Nông.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM –

CHI NHÁNH ĐẮK NÔNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh đăk nông (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)