Các biện pháp thực hiện kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh đăk nông (Trang 48 - 59)

7. Kết cấu luận văn

2.2.2.Các biện pháp thực hiện kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay

vay khách hàng cá nhân

Thực hiện kiểm soát RRTD trong cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Đắk Nông đã thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động cho vay nhƣ sau:

a. Công tác tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng

Tổ chức vận hành công tác quản lý RRTD trong cho vay tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Đắk Nông tập trung đầu mối vào phòng Quản lý rủi ro và Ban giám đốc. Rủi ro về nợ có vấn đề chịu sự giám sát của phòng Quản lý rủi ro và hƣớng dẫn chỉ đạo trực tiếp từ Ban giám đốc, đồng thời có liên hệ trực tuyến với Hội sở. Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Đắk Nông có phòng quản lý rủi ro tín dụng riêng trực thuộc quản lý của Giám đốc chi nhánh và luôn thiết lập; Duy trì môi trƣờng

quản lý rủi ro đồng bộ theo quy trình quản lý hoạt động của phòng Quản lý rủi ro và các bộ phận kinh doanh nâng cao năng lực đo lƣờng giám sát rủi ro.

Quản lý tín dụng (hồ sơ tín dụng, hợp đồng tín dụng, tài liệu, tài sản đảm bảo và bảo lãnh): Hiện nay, chi nhánh đang sử dụng ứng dụng ECM với chƣơng trình quản lý hồ sơ tín dụng điện tử đƣợc triển khai trên hệ thống của Ngân hàng Vietinbank. Nhƣng do công việc quá nhiều, cán bộ tín dụng không thể đƣa hồ sơ lên ICDOC kịp thời phục vụ công tác kiểm soát rủi ro tín dụng.

b. Chính sách tín dụng

Chính sách quản lý giới hạn tín dụng

Chính sách quản lý giới hạn tín dụng giúp cho hoạt động cho vay của NH diễn ra an toàn, hiệu quả và quản lý đƣợc rủi ro cho vay. Về tiêu chuẩn, điều kiện cấp giới hạn tín dụng, chi nhánh tuân thủ theo tiêu chuẩn và điều kiện của Vietinbank và luôn tuân thủ theo đúng quy định về an toàn tín dụng của NHNN. Chi nhánh đã thực hiện cấp giới hạn tín dụng toàn bộ khách hàng. Theo quy định của Vietinbank, đầu năm tài chính Vietinbank sẽ xem xét đề nghị và cấp giới hạn tín dụng của khách hàng và chủ động cấp giới hạn tín dụng cho các khách hàng tiềm năng trên cơ sở lƣợng hóa rủi ro đối với từng khoản vay thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng KHCN.

Trong năm 2011, có 267 đề nghị cấp tín dụng của khách hàng. Chi nhánh đã thực hiện cấp tín dụng cho 214 khách hàng (chiếm tỷ trọng 80,14%), trình Hội sở phê duyệt cấp tín dụng cho 20 khách hàng (chiếm tỷ trọng 7,49%) và từ chối 53 trƣờng hợp (chiếm tỷ trọng 19,85%).

Trong năm 2012, có 725 đề nghị cấp tín dụng của khách hàng tăng 171,53% so năm 2011. Chi nhánh đã thực hiện cấp tín dụng cho 642 khách hàng (chiếm tỷ trọng 88,55%), trình Hội sở phê duyệt cấp tín dụng cho 56

khách hàng (chiếm tỷ trọng 7,72%) và từ chối 83 trƣờng hợp (chiếm tỷ trọng 11,44%).

Năm 2013, có có 1340 đề nghị cấp tín dụng của khách hàng tăng 108,72% so với năm 2012. Chi nhánh đã thực hiện cấp tín dụng cho 1.222 khách hàng (chiếm tỷ trọng 91,19%), trình Hội sở phê duyệt cấp tín dụng cho 162 khách hàng (chiếm tỷ trọng 12,09%) và từ chối 118 trƣờng hợp (chiếm tỷ trọng 8,8%). Nhƣ vậy từ khi bƣớc vào hoạt động cho đến nay, Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Đắk Nông đã thu hút đƣợc lƣợng khách hàng ngày càng đông đảo, nó phản ánh sự phát triển của chi nhánh nhƣng bên cạnh đó là tiềm ẩn về rủi ro tín dụng cần đƣợc chú ý.

Bảng 2.5: Biến động số lượng khách hàng nợ nhóm 2 đến nhóm 5, nợ xấu của KHCN giai đoạn năm 2011 - 2013

Đơn vị tính: Khách hàng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch, % 2012/2011 2013/2012 KH % KH % Nhóm 1 214 642 1.222 428 200% 580 90% Nhóm 2 - 2 - 2 Nhóm 3 1 2 1 1 100% Nhóm 4 1 2 1 1 100% Nhóm 5 1 - 1 Tổng số KH 214 644 1229 430 585

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Vietinbank-Đắk Nông)

Phân quyền phán quyết tín dụng

Tại chi nhánh quyết định và chịu trách nhiệm về việc cấp tín dụng của chi nhánh đối với khách hàng trong phạm vi ủy quyền của Tổng Giám đốc;

thông qua kết quả xếp hạng tín dụng của khách hàng và kết quả phân loại nợ của chi nhánh theo quy định của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam; Phê duyệt đề xuất các khoản tín dụng vƣợt thẩm quyền của chi nhánh, thảo luận và xem xét, quyết định tình trạng nợ xấu, nợ khó thu hồi và các biện pháp xử lý; Đánh giá, xếp hạng rủi ro tín dụng của chi nhánh để trình lên Hội sở theo quy định. Cụ thể:

-Hội đồng tín dụng đƣợc quyết định các khoản tín dụng có giá trị từ 70% đến 100% mức ủy quyền Vietinbank cấp cho chi nhánh; Ban giám đốc: Phê duyệt các khoản tín dụng trong mức ủy quyền phán quyết Vietinbank giao.

-Hạn mức tín dụng: Đối với một khách hàng, ban lãnh đạo chi nhánh đƣợc uỷ quyền mức phán quyết là 7 tỷ đồng đối với cá nhân, hộ gia đình. Đối với một nhóm khách hàng, mức ủy quyền phán quyết sẽ không đƣợc vƣợt quá 10% dƣ nợ của chi nhánh tại thời điểm cấp tín dụng. Trong giai đoạn từ năm 2011 - 2013, tại chi nhánh không có việc cấp tín dụng sai thẩm quyền và mức ủy quyền phán quyết (theo biên bản kiểm tra hoạt động tín dụng Vietinbank – Đắk Nông năm 2011-2013).

Chuyển giao rủi ro

Thời gian qua, Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam cùng với Công ty TNHH MTV Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam (Công ty trực thuộc 100% vốn của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng) đã thực hiện bảo hiểm tín dụng nhằm chuyển một phần hoặc toàn bộ các rủi ro tín dụng cho các tổ chức bảo hiểm với định hƣớng trở thành một Ngân hàng chuyên nghiệp, tận tâm vì cộng đồng, nâng cao sự tin tƣởng của khách hàng vào Vietinbank. Các loại bảo hiểm tín dụng đã đƣợc thực hiện nhƣ: Bảo hiểm hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay...

Riêng đối với Vietinbank – Đắk Nông hiện nay áp dụng đối với cho vay tiêu dùng tín chấp cán bộ công nhân viên chi nhánh yêu cầu mua bảo hiểm

100% và một số khoản vay đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn yêu cầu một số khách hàng mua bảo hiểm con ngƣời đối với các khoản vay lớn và có nguy cơ rủi ro cao… Số tiền bảo hiểm: Là khoản dƣ nợ vay (bao gồm lãi đến hạn) tại ngày phát sinh sự kiện bảo hiểm.

Bảng 2.6 Thống kê về bảo hiểm tín dụng KHCN tại Vietinbank – Đắk Nông

Đơn vị tính: triệu đồng

Danh mục bảo

hiểm tín dụng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tiêu dùng 10.100,0 15.022,0 30.480,0

NNTN 20.375,0 34.688,0 66.158,0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thƣơng nghiệp 5.689,0 10.899,0 18.179,0

Tổng 36.164,0 60.609,0 114.817

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Vietinbank-Đắk Nông)

Năm 2011, mức dƣ nợ mua bảo hiểm có giá trị là 36.164 triệu đồng. Trong đó, bảo hiểm tín dụng tiêu dùng có giá trị là 10.100 triệu đồng, bảo hiểm tín dụng nông nghiệp nông thôn đạt 20.375 triệu đồng, bảo hiểm tín dụng thƣơng nghiệp 5.689 triệu đồng. Bƣớc sang năm 2012, tỉ lệ mua bảo hiểm tín dụng tăng 67,59%. Cụ thể, bảo hiểm tín dụng tiêu dùng tăng 48,73% về giá trị, bảo hiểm tín dụng nông nghiệp nông thôn tăng 70,24%, bảo hiểm tín dụng thƣơng nghiệp tăng 91,58%.

Tính đến năm 2013 dƣ nợ thực hiện mua bảo hiểm đạt tổng giá trị đạt 114.817 triệu đồng tăng 98,43% so năm 2012. Trong đó, tín dụng tiêu dùng áp dụng 100% bảo hiểm với tổng giá trị đạt 30.480 triệu đồng tăng 102,9% so năm 2012; Bảo hiểm tín dụng phục vụ NNNT đạt 66.158 triệu đồng tăng 90,72% so năm 2012; Riêng bảo hiểm phục vụ thƣơng nghiệp đạt giá trị 18.179 triệu đồng tăng 66,79%. Cho thấy, Vietinbank – Đắk Nông ngày càng

chú trọng hơn trong việc chuyển giao rủi ro thông qua bảo hiểm tín dụng và kết quả đã gia tăng qua những năm gần đây.

Đa dạng hóa danh mục cho vay:

Biện pháp đa dạng hóa đƣợc chi nhánh thực hiện bao gồm:

-Đa dạng hóa theo thời hạn cho vay: Ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. -Theo loại hình khách hàng: Khách hàng cá nhân có và không có tài sản đảm bảo, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh có và không có tài sản đảm bảo,…

- Theo ngành kinh tế: Sản xuất, trồng trọt, kinh doanh, dịch vụ,…

Bảng 2.7: Mức độ đa dạng hóa về lĩnh vực trong cho vay KHCN giai đoạn năm 2011 - 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 % Tăng, giảm 2012/ 2011 2013/ 2012 Phục vụ dịch vụ 8.976,0 11.898,0 18.365,0 32,6% 54,4% Phục vụ NNTN 9.620,0 86.927,0 196.158,0 803,6% 125,7% Phục vụ thƣơng nghiệp 34.430,0 118.804,0 138.179,0 245,1% 16,3% Phục vụ tiêu dùng 28.203,0 28.999,0 50.480,0 2,8% 74,1% Phục vụ y tế 140,0 140,0 140,0 0,0% 0,0% Khác 2.160,0 3.844,0 684,0 78,0% -82,2%

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Vietinbank-Đắk Nông)

Diện tích tự nhiên tỉnh Đăk Nông là 6.515,6 km². Đắk Nông có mạng lƣới sông suối, hồ, đập phân bố tƣơng đối đều khắp, thuận lợi để khai thác nguồn nƣớc phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng các công

trìnhthủy điện. Đất đai Đăk Nông khá phong phú và đa dạng, đƣợc chia thành 5 nhóm đất chính gồm: Nhóm đất xám, đất đỏ bazan, còn lại là đất đen bồi tụ. Đất nông nghiệp chiếm 47% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó đất trồng cây công nghiệp lâu năm chiếm phần lớn diện tích nhƣ: Cà phê, cao su, chè, tiêu, điều trên nền đất xám, đất đỏ bazan; Đồng thời phát triển một diện tích lớn cây hàng năm nhƣ lúa, ngô và các loại cây công nghiệp ngắn ngày khác trên đất đen bồi tụ, đất Gley và đất phù sa ven sông suối.

Về Cơ cấu kinh tế tỉnh Đăk Nông năm 2011, công nghiệp xây dựng chiếm 26,66%, nông lâm thủy sản 50,21% và dịch vụ 23,13%.

Chính đặc thù địa lý và kinh tế tại Đắk Nông, lĩnh vực cho vay đƣợc Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Đắk Nông ƣu tiên phát triển là cho vay phục vụ Nông nghiệp nông thôn và phục vụ thƣơng nghiệp. Cụ thể, năm 2011 giá trị tín dụng Phục vụ NNNT là 9.620 triệu đồng và tín dụng Phục vụ thƣơng nghiệp có giá trị là 34.430 triệu đồng. Nhƣng qua năm 2012, giá trị tín dụng phục vụ NNNT là 86.927 tăng 803,6%, tín dụng phục vụ thƣơng nghiệp có giá trị là 118.804 triệu đồng tăng 245,1%. Năm 2013, chi nhánh đã có chuyển dịch cơ cấu gia tăng tín dụng nhằm hạn chế RRTD. Cụ thể, mức gia tăng tín dụng phục vụ NNNT là 125,7%, mức gia tăng tín dụng phục vụ thƣơng nghiệp là 16,3% đã giảm rõ rệt so với năm trƣớc. Nhƣng bên cạnh đó, thì năm 2013 tín dụng phục vụ dịch vụ tăng 54,4% gấp 1,67 lần so với mức tăng năm 2012, và tín dụng phục vụ tiêu dùng tăng 74,1% gấp 26,46 lần so mức tăng năm 2012. Cho thấy thời gian qua chi nhánh đã có sự dàn trãi trong việc gia tăng tín dụng các lĩnh vực nhƣng vẫn tập trung vào 4 lĩnh vực chính là dịch vụ, NNNT, thƣơng nghiệp, tiêu dùng. Tuy biện pháp này giúp ngân hàng giảm thiểu đƣợc rủi ro, nhƣng do cho vay tập trung nhiều vào một vài ngành nên chƣa phân tán đƣợc rủi ro.

Phân loại nợ và trích lập dự phòng

Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Đắk Nông đã thực hiện nghiêm túc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc.

Phân loại nợ: Hàng quý, ít nhất một lần, chi nhánh phải xếp hạng lại các khoản nợ cho phù hợp với tình hình thực tế. Việc phân loại nợ tại chi nhánh đƣợc thực hiện thủ công nên còn sai xót về phân nhóm nợ (do ý chí chủ quan của cán bộ tín dụng). Có một vài trƣờng hợp khách hàng vay tại nhiều tổ chức tín dụng thì phải phân theo nhóm nợ cao nhất tại các tổ chức tín dụng nhƣng chi nhánh không thực hiện phân theo quy định. Một số trƣờng hợp khác khoản vay bị nhảy nhóm 2, sau khi thu nợ phải thử thách trƣớc khi chuyển về nhóm 1, chi nhánh cũng không thực hiện phân nhóm 2 trong thời gian thử thách.

Trích lập quỹ dự phòng xử lý rủi ro: Chi nhánh thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo mức độ gia tăng rủi ro nhằm hạn chế tổn thất tín dụng. Số dự phòng rủi ro cụ thể phải trích sẽ bị ảnh hƣởng rất nhiều nếu kết quả phân loại nợ không đúng và giá trị tài sản không đúng. Tại chi nhánh đã có những trƣờng hợp số tiền dự phòng cụ thể tăng do cán bộ tín dụng nhập sai giá trị tài sản đảm bảo, phân loại nợ sai.

-Ƣu điểm: Biện pháp này giúp NH dễ dàng quản lý danh mục cho vay, xác định mức độ rủi ro và bù đắp tổn thất trong trƣờng hợp có nợ xấu xảy ra.

-Nhƣợc điểm: Chi nhánh đang phân loại nợ theo phƣơng pháp định lƣợng mà thiếu đi phần định tính nhƣ tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của KHCN nên không phản ánh đúng với thực chất khoản nợ.

Biện pháp đảm bảo tiền vay

Về đảm bảo tiền vay: Chi nhánh thực hiện cho vay có tài sản đảm bảo là chủ yếu. Tuy nhiên, tỷ trọng cho vay không có tài sản đảm bảo giao động trên dƣới 20% tổng dƣ nợ do chi nhánh thực hiện cho vay đồng tài trợ không có tài sản đảm bảo đối với các dự án cho vay đồng tài trợ và cho vay tín chấp đối

với một số cán bộ nhân viên (tỷ trọng < 1%). Cho vay có đảm bảo bằng tài sản là nhà đất luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dƣ nợ, chiếm trên 60%. Tiếp theo là tỷ trọng dƣ nợ cho vay có đảm bảo bằng phƣơng tiện vận tải. Dƣ nợ có đảm bảo bằng tài sản là máy móc thiết bị có tỷ trọng nhỏ.

-Ƣu điểm là tỷ lệ cho vay thế chấp chiếm tỷ trọng cao và có xu hƣớng ngày càng tăng, góp phần giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra.

-Nhƣợc điểm là chi nhánh chƣa có bộ phận chuyên trách về thẩm định cho ngân hàng khi xử lý TSBĐ để thu hồi nợ.

Bảng 2.8: Loại tài sản đảm bảo của các khoản vay KHCN giai đoạn năm 2011 – 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

KHCN Tỷ trọng KHCN Tỷ trọng KHCN Tỷ trọng Giấy tờ có giá 2.744,9 3,3% 7.235,5 2,9% 10.276,2 2,5% Nhà thông thƣờng 4.115,2 4,9% 15.233,8 6,1% 19.453,1 4,8% Vƣờn cây ăn

quả, cây công nghiệp 18.867,5 22,6% 59.608,0 23,8% 105.256,6 26,1% Quyền sử dụng đất xây dựng 44.953,4 53,8% 136.873,5 54,6% 221.426,6 54,8% BĐS khác 289,7 0,3% 1.769,2 0,7% 2.852,0 0,7% Tổng BĐS 68.225,7 81,7% 213.484,5 85,2% 348.988,2 86,4% Xe ô tô 5.762,7 6,9% 15.289,9 6,1% 22.872,6 5,7% Xe tải 4.456,8 5,3% 10.371,7 4,1% 15.556,3 3,9% Phƣơng tiện khác 1.909,7 2,3% 3.729,8 1,5% 5.236,9 1,3% Máy móc thiết bị 429,2 0,5% 500,6 0,2% 1.075,7 0,3% Tổng ĐS 12.558,4 15,0% 29.892,0 11,9% 44.741,5 11,1% Tổng dƣ nợ 83.529,0 100,0% 250.612,0 100,0% 404.006,0 100,0%

Trong nhóm TSĐB đƣợc phép nhận thế chấp, chi nhánh ƣu tiên các tài sản là bất động sản và các tài sản có tính thanh khoản cao, chiếm trên 80% tổng dƣ nợ KHCN qua các năm.

c. Quy trình cho vay

Thẩm định khoản vay

Thẩm định giúp tìm kiếm và đánh giá khả năng tiềm tàng có thể gây ra rủi ro trong cho vay, trên cơ sở đó bỏ qua những KH xấu để hạn chế tổn thất tại NH.

Thông tin phục vụ công tác thẩm định tín dụng đƣợc khai thác qua phỏng vấn trực tiếp khách hàng, qua ngƣời quen và các đối tác, các cơ quan hữu quan, các công ty đại chúng,... Ngoài ra, tại chi nhánh còn có dữ liệu về lịch sử quan hệ tín dụng phục vụ công tác tín dụng và khai thác thông tin tín dụng qua trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng nhà nƣớc CIC. Thông tin phục vụ công tác thẩm định và kiểm soát trủi ro tín dụng cho từng khoản vay còn thiếu và độ tin cậy thấp.

Công tác thẩm định còn bộc lộ một số vấn đề nhƣ kết quả của quyết định

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh đăk nông (Trang 48 - 59)