TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN TRÊN ĐỊA BÀN TP.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nhận thức của kiểm toán viên về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính trường hợp các công ty kiểm toán trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 50 - 66)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN TRÊN ĐỊA BÀN TP.

TP. ĐÀ NẴNG

Hiện nay, trên địa bàn TP. Đà Nẵng, số lƣợng các công ty hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán là không nhiều (xấp xỉ 10 công ty), tất cả đều là những DN có quy mô vừa và nhỏ. Tuy nhiên, các công ty đều có địa bàn cung cấp dịch vụ kiểm toán rộng lớn, không chỉ gói gọn ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên mà còn mở rộng sang cả miền Bắc lẫn miền Nam với nguồn nhân lực kiểm toán đạt trình độ nhất định.

Bảng 2.1. Danh sách một số công ty kiểm toán trên địa bàn TP. Đà Nẵng

STT Công ty Địa chỉ Năm thành lập Số lƣợng KTV Số lƣợng trợ lý KTV 1 Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC

78 - 80 Đƣờng 30/4 1993 40 45 2 Công ty TNHH Kiểm toán và Tƣ vấn thuế ATAX A92 Đƣờng 30/4 2006 10 14 3 Công ty TNHH Kiểm toán AFA 199 Lê Đình Lý 2014 9 16

STT Công ty Địa chỉ Năm thành lập Số lƣợng KTV Số lƣợng trợ lý KTV

4 Công ty TNHH Kiểm toán và Tƣ vấn Phan Dũng tại Đà Nẵng (PDAC) 125/12 Ngô Gia Tự 2013 2 4 5 Công ty TNHH Kiểm toán AVN Việt Nam tại Đà Nẵng (AVN)

176/28 Lý Tự Trọng

2014 8 14

6 Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ tại Đà Nẵng (AA) 01 Lê Duẩn 2010 2 4 7 Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học tại Đà Nẵng (AISC) 36 Hà Huy Tập 1998 5 4

8 Công ty TNHH Kiểm toán I.T.O tại Đà Nẵng (ITO)

28 Đƣờng 2/9 2007 2 5

Tổng cộng 78 106

(Nguồn tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả tại tháng 11/2016)

2.2. XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG KIỂM TOÁN BCTC

Mục đích của nghiên cứu này là xác định các nhân tố có thể ảnh hƣởng và tầm quan trọng của các nhân tố tới CLKT BCTC dƣới góc nhìn của các KTV trên địa bàn TP. Đà Nẵng. Do vây, để có cơ sở cho việc thiết kế bảng câu hỏi khảo sát đánh giá của các KTV, cần xác định các nhân tố đƣợc xem là ảnh hƣởng đến CLKT BCTC dựa trên: một là kế thừa các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc trƣớc đó, hai là phù hợp với đặc điểm của môi trƣờng kiểm toán tại Việt Nam… Bên cạnh đó, việc phân nhóm các biến quan sát sẽ dựa trên

IAASB. Theo đó, 21 biến quan sát (thuộc 3 nhóm) đã đƣợc xác định là có ảnh hƣởng quan trọng đến CLKT

Bảng 2.2. Tổng hợp 21 biến quan sát nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC

Phân

nhóm Biến quan sát Ký hiệu

Yếu tố trong Khung CLKT (IAASB) A – Nhóm biến quan sát thuộc về KTV

1. Trình độ chuyên môn của KTV TRINH ĐO

Đầu vào

2. Kinh nghiệm làm việc của KTV KINH NGHIEM

Đầu vào

3. Đạo đức nghề nghiệp, tính độc lập và phẩm chất của KTV

ĐAOĐUC Đầu vào

4. Thái độ đối với nghề nghiệp, công việc và tinh thần làm việc của KTV

THAIĐO Đầu vào

5. Áp lực trong công việc của KTV APLUC Đầu vào 6. Nhiệm kỳ kiểm toán khách hàng NHIEM

KY Tƣơng tác B – Nhóm biến quan sát thuộc về Công ty kiểm toán

1.Quy mô công ty kiểm toán QUYMO Đầu vào 2.Danh tiếng công ty kiểm toán DANH

TIENG

Đầu vào

3.Điều kiện, môi trƣờng làm việc của công ty kiểm toán

ĐIEU KIEN

Đầu vào

4.Gía phí kiểm toán GIAPHI Đầu ra 5.Hệ thống KSCL từ bên trong KSCL Tƣơng tác

Phân

nhóm Biến quan sát Ký hiệu

Yếu tố trong Khung CLKT (IAASB)

6.Chƣơng trình, phƣơng pháp kiểm toán CHƢƠNG TRINH Qúa trình C – Nhóm biến quan sát thuộc Bên ngoài

1.Cấu trúc quyền sở hữu công ty khách hàng CAU TRUC Ngữ cảnh 2.Hệ thống KSNB công ty khách hàng KSNB Ngữ cảnh 3.Tính chất, tình trạng của lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của khách hàng

NGANH NGHE

Ngữ cảnh

4.Tính chính trực và sự hiểu biết của Ban lãnh đạo về pháp luật công ty khách hàng

CHINH TRUC

Ngữ cảnh

5.Sự tồn tại của KTNB công ty khách hàng

KTNB Ngữ cảnh

6.Các quy định pháp lý cho hoạt động kiểm toán

PHAPLY Ngữ cảnh

7.KSCL từ bên ngoài của Cơ quan quản lý Nhà nƣớc

KSCL NGOAI

Ngữ cảnh

8.Chiến lƣợc phát triển ngành CHIEN LUOC

Ngữ cảnh

9.Chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực kiểm toán

ĐAOTAO Ngữ cảnh

Nhƣ vậy, 21 biến quan sát cùng cách phân chia nhóm nhƣ trên sẽ là nội dung chính thiết kế nghiên cứu cũng nhƣ Bảng câu hỏi khảo sát mà tác giả sẽ gửi đến các KTV.

2.3. XÂY DỰNG BẢNG CÂU HỎI VÀ THU THẬP SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU

2.3.1. Xây dựng thang đo

Các nhân tố ảnh hƣởng đến CLKT trong bảng khảo sát để các KTV, trợ lý KTV đánh giá đƣợc xây dựng dựa trên 2 thang đo: đó là thang đo Likert và thang đo Saaty.

Thang đo Likert là một thang đo phổ biến và đáng tin cậy để đo lƣờng thái độ, hành vi hoặc đánh giá của đối tƣợng đƣợc khảo sát. Thang đo Likert thƣờng có 3,5 hoặc 7 bậc tùy theo từng trƣờng hợp cụ thể. Trong nghiên cứu này, tác giả chọn thang đo Likert 5 bậc để KTV đo lƣờng, đánh giá sự ảnh hƣởng của mỗi biến quan sát đến CLKT. Nội dung cụ thể của 5 bậc nhƣ sau:

Bảng 2.3. Thang đo Likert 5 bậc

Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 ảnh hƣởng rất thấp ảnh hƣởng thấp ảnh hƣởng trung bình ảnh hƣởng nhiều ảnh hƣởng rất nhiều

Kết quả thu thập đƣợc từ khảo sát đánh giá của các đáp viên sẽ trở thành dữ liệu đầu vào để tác giả thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA, đo lƣờng hệ sộ tin cậy Cronbach’s Alpha và xếp hạng tầm quan trọng của các biến quan sát (tiêu chí) đến CLKT.

Thang đo Saaty là thang đo mức độ ƣu tiên đƣợc Saaty giới thiệu năm 1980. Thang đo này gồm 9 bậc, từ 1 đến 9 và đƣợc dùng để so sánh tầm quan trọng của từng cặp nhân tố với nhau.

Bảng 2.4. Thang đo đánh giá mức

độ so sánh Saaty

Mức độ

quan trọng Định nghĩa

1 Quan trọng nhƣ nhau (equal)

3 Nhân tố này quan trọng vừa phải so với nhân tố kia (Moderate)

5 Nhân tố này khá quan trọng so với nhân tố kia (Strong) 7 Nhân tố này rất quan trọng so với nhân tố kia (Very strong) 9 Nhân tố này quan trọng tuyệt đối so với nhân tố kia

(extreme)

2,4,6,8 Trung gian giữa 2 mức độ liền kề

(Nguồn: Thomas L Saaty, Fundamental of the Analytic Hierarchy Process, RWS Publications, 2000) Trong nghiên cứu này, sau khi khám phá đƣợc các nhân tố chính ảnh hƣởng đến CLKT, thang đo Saaty sẽ đƣợc sử dụng để các đáp viên so sánh tầm quan trọng tƣơng đối giữa các nhân tố với nhau từng đôi một. Kết quả thu thập đƣợc từ khảo sát này sẽ là dữ liệu đầu vào để đánh giá trọng số, hay tầm quan trọng của các nhân tố chính vừa đƣợc khám phá đến CLKT.

2.3.2. Thiết kế câu hỏi khảo sát

Qua việc hệ thống các nghiên cứu cả trong và ngoài nƣớc, 21 biến quan sát thuộc 3 nhóm: (i) – Kiểm toán viên, (ii) – Công ty kiểm toán, (iii) – Bên ngoài: đƣợc xác định có khả năng ảnh hƣởng đến CLKT BCTC. Việc xác định các nhân tố này là cơ sở để thiết kể Bảng câu hỏi khảo sát các KTV thuộc các công ty kiểm toán độc lập – những ngƣời trực tiếp tham gia vào cuộc kiểm toán để đánh giá nhận thức của họ về các nhân tố có thể ảnh hƣởng

đến CLKT BCTC cũng nhƣ xếp hạng tầm quan trọng của từng nhân tố đến CLKT BCTC.

a. Bảng câu hỏi 1

Bảng câu hỏi 1 đƣợc gửi đến cho các đáp viên ngay sau khi tìm hiểu phần cơ sở lý luận của đề tài và xác định đƣợc các biến quan sát cần đo lƣờng. Nội dung Bảng câu hỏi 1 bao gồm 2 phần:

+ Phần 1: THÔNG TIN CÁ NHÂN bao gồm những câu hỏi liên quan đến đối tƣợng khảo sát nhƣ:

1. Công ty kiểm toán đã hoặc đang làm việc; 2. Thời gian làm việc trong lĩnh vực kiểm toán; 3. Chứng chỉ hàng nghề;

4. Chức vụ hiện tại; 5. Giới tính.

+ Phần 2: CÂU HỎI KHẢO SÁT

Chứa nội dung chính của Bảng câu hỏi, với 21 biến quan sát thuộc các nhóm cần đƣợc KTV đánh giá về mức độ ảnh hƣởng đến CLKT BCTC. Đối tƣợng khảo sát sẽ khoanh tròn vào 1 trong 5 lựa chọn, tƣơng ứng với 5 mức độ ảnh hƣởng: 1 - Rất thấp, 2 – Thấp, 3 - Bình thƣờng, 4 – Cao, 5 – Rất cao.

b. Bảng câu hỏi 2

Bảng câu hỏi 2 đƣợc gửi đến cho tất cả các đáp viên đã trả lời Bảng câu hỏi 1, ngay sau khi tác giả khám phá, xác định đƣợc nhân tố nào, cùng với các tiêu chí đo lƣờng tƣơng ứng có ảnh hƣởng đến CLKT. Nội dung bảng câu hỏi 2 cũng gồm 2 phần:

+ Phần 1: THÔNG TIN CÁ NHÂN bao gồm những câu hỏi liên quan đến đối tƣợng khảo sát nhƣ:

1. Công ty kiểm toán đã hoặc đang làm việc; 2. Thời gian làm việc trong lĩnh vực kiểm toán; 3. Chứng chỉ hàng nghề;

4. Chức vụ hiện tại; 5. Giới tính.

+ Phần 2: CÂU HỎI KHẢO SÁT

Chứa nội dung chính của Bảng câu hỏi, với các nhân tố vừa đƣợc khám phá cần đƣợc KTV so sánh tƣơng đối tầm quan trọng của từng nhân tố theo từng đôi một đến CLKT BCTC. Đối tƣợng khảo sát sẽ tick vào 1 trong 9 lựa chọn, tƣơng ứng với 9 mức độ so sánh tƣơng đối tầm ảnh hƣởng của từng cặp nhân tố ảnh hƣởng: 1 – 2 nhân tố quan trọn nhƣ nhau, 3 – Nhân tố này quan trọng vừa phải so với nhân tố kia, 5 – Nhân tố này khá quan trọng so với nhân tố kia, 7 – Nhân tố này khá quan trọng so với nhân tố kia, 9 – Nhân tố này quan trọng tuyệt đối so với nhân tố kia; 2-4-6-8- Trung gian giữa 2 mức độ liền kề.

2.3.3. Chọn mẫu và lựa chọn đối tƣợng khảo sát

Các dữ liệu trong nghiên cứu này đều là dữ liệu sơ cấp, do chính tác giả điều tra và thu thập đƣợc dựa trên đánh giá của các KTV trên địa bàn TP. Đà Nẵng. Tổng thể nghiên cứu là các KTV, trợ lý KTV ít nhất 2 năm kinh nghiệm trên địa bàn TP. Đà Nẵng. Phƣơng pháp chọn mẫu đƣợc lựa chọn là chọn mẫu phi xác suất thuận tiện.

Kích thƣớc mẫu cần cho nghiên cứu phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ phƣơng pháp phân tích dữ liệu và độ tin cậy cần thiết. Trong nghiên cứu phân tích nhân tố EFA, cỡ mẫu thƣờng đƣợc xác định dựa trên 2 yếu tố là kích thƣớc tối thiểu và số lƣợng biến đo lƣờng đƣa vào phân tích. Hair và cộng tác viên (2006) [33] cho rằng để sử dụng EFA, kích thƣớc mẫu tối thiểu phải là 50, tốt nhất là 100 và tỉ lệ quan sát/biến đo lƣờng là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lƣờng cần tối thiểu 5 quan sát, tốt nhất là tỉ lệ 10:1 trở lên

Nhƣ vậy, bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố EFA, với 21 biến quan sát, số lƣợng mẫu ít nhất cần có là 5 * 21 = 105.

Vì vậy, mẫu nghiên cứu đƣợc chọn gồm 115 KTV, trợ lý KTV ít nhất 2 năm kinh nghiệm thuộc các công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán trên địa bàn TP. Đà Nẵng. Theo đó, hai bảng câu hỏi khảo sát (PHỤ LỤC 1 và 2) sẽ đƣợc gửi (thời điểm gửi 2 bảng cách nhau 1 tháng) đến 115 KTV, trợ ký KTV đƣợc lựa chọn thông qua thƣ điện tử hoặc phỏng vấn trực tiếp. Tác giả sẽ tập hợp kết quả khảo sát và triển khai nghiên cứu của mình.

Lý do chọn đối tƣợng khảo sát là KTV/ trợ lý KTV: Đối tƣợng tham gia khảo sát là những ngƣời trực tiếp tham gia vào các cuộc kiểm toán hoặc trực tiếp ký/xoát sét CLKT và là những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán, chính vì vậy họ là những ngƣời hiểu rõ nhất các nhân tố có thể ảnh hƣởng đến chất lƣợng công việc do chính họ thực hiện, vì vậy kết quả khảo sát sẽ đáng tin cậy.

2.3.4. Phƣơng pháp khảo sát và thu hồi phiếu khảo sát

Phƣơng pháp khảo sát gồm: Khảo sát trực tiếp và khảo sát qua email + Khảo sát trực tiếp: Bảng câu hỏi đƣợc gửi trực tiếp đến KTV/ trợ lý KTV của từng công ty kiểm toán. Thời gian gửi và thu hồi phiếu khảo sát đƣợc thực hiện trong suốt 3 tháng từ tháng 8 đến tháng 11/2016

+ Khảo sát qua email: Bảng câu hỏi đƣợc thiết kế trên Google mail, đƣợc gửi đến cho các KTV/ trợ lý KTV không tham gia khảo sát trực tiếp. Việc thu hồi phiếu sẽ đƣợc tổng hợp tự động trên Google mail và thời gian thực hiện cũng song song với việc khảo sát trực tiếp.

Kết quả thu hồi đƣợc 111/115 phiếu hợp lệ, trong đó hình thức trực tiếp đạt 90 phiếu, hình thức gián tiếp qua email đạt 21 phiếu. Phiếu phản hồi có độ tin cậy cao và thể hiện KTV/ trợ lý KTV có ý thức trả lời và am hiểu sâu sắc các nội dung trong phiếu khảo sát.

Thông tin về KTV và công ty kiểm toán trả lời phiếu khảo sát đƣợc thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.1. Thông tin KTV và Công ty kiểm toán tham gia khảo sát STT Công ty Quy Số KTV và trợ lý KTV ít nhất 2 năm kinh nghiệm Số KTV trả lời Số trợ KTV trả lời Giới tinh Nam Nữ 1 AAC Vừa 75 24 29 35 18 2 ATAX Nhỏ 19 6 8 9 5 3 AFA Nhỏ 20 5 10 8 7 4 PDAC Nhỏ 4 2 2 3 1 5 AVN Nhỏ 20 5 8 9 4 6 AA Nhỏ 3 1 1 1 1 7 AISC Nhỏ 7 3 3 4 2 8 ITO Nhỏ 5 2 2 3 1 Tổng cộng 111 KTV, trợ lý KTV trả lời 153 48 63 72 39 Tỉ lệ %/ tổng số 72,5% 31,4% 41,1% 47% 25,5%

(Nguồn: Số liệu tự điều tra của tác giả) Do hạn chế về thời gian và nguồn lực, để thuận tiện cho việc chọn mẫu, tác giả đã chọn phƣơng pháp chọn mẫu phi xác suất thuận tiện. So với chọn mẫu ngẫu nhiên, thì chọn mẫu phi xác suất có nhƣợc điểm là tính đại diện không cao và không tổng quát hóa cho tổng thể. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, tỉ lệ số mẫu hợp lệ mà tác giả thu về là 72,5% so với tổng thể, đồng thời có sự phân bố phù hợp số lƣợng mẫu theo quy mô giữa các công ty kiểm toán. Chính vì vậy, với kết quả mẫu thể hiện trong bảng 3.1, tác giả tin rằng kết quả nghiên cứu sẽ có thể đại diện đƣợc cho tổng thể.

2.4.1. Xác định những nhân tố ảnh hƣởng đến CLKT BCTC và đánh giá độ tin cậy

Bảng câu hỏi 1 sau khi thu hồi và đƣợc kiểm tra thông tin đảm bảo sự phù hợp, các thông tin sẽ đƣợc mã hóa, trở thành dữ liệu đầu vào trên phần mềm SPSS.

Sau quá trình phân tích mô tả, phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha sẽ đƣợc sử dụng để loại bỏ các tiêu chí quan sát không đáp ứng tiêu chuẩn.

a. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố khám phá EFA là một trong những phƣơng pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn nhiều biến quan sát với nhau thành một tập hợp các biến (nhân tố) để chúng có ý nghĩa hơn nhƣng vẫn chứa đựng hầu hết các thông tin của tập biến ban đầu (Hair, 2006) [33].

Nhƣ vậy, việc áp dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá EFA trong nghiên cứu này là để xem xét việc phân nhóm 21 biến quan sát sẽ đƣợc phân chia thành những nhóm nhân tố nào ? Theo Hair và các cộng tác (2006), hệ số tải nhân tố (factor loading) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Hệ số tải nhân tố > 0,3 đƣợc xem là đạt mức tối thiểu; > 0,4 là quan trọng và > 0,5 là có ý nghĩa thực tiễn.

Trong bài nghiên cứu này, để kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn, tác giả sẽ chọn hệ số tải nhân tố 0,5 khi chạy dữ liệu trong phần mềm SPSS.

b. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Độ tin cậy của thang đo đƣợc đánh giá bằng phƣơng pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha để loại các biến không phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nhận thức của kiểm toán viên về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính trường hợp các công ty kiểm toán trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 50 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)