7. Kết cấu của luận văn
3.4. BÌNH LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nhƣ vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, theo nhận định của KTV và trợ lý KTV tại TP. Đà Nẵng thì có 4 nhân tố ảnh hƣởng đến CLKT BCTC, trong đó nhân tố Công ty kiểm toán có tầm quan trọng nhất trong số 4 nhân tố. Tuy nhiên, từ bảng 3.17 ta thấy không có sự khác biệt quá lớn về trọng số giữa 4 nhân tố, cho thấy cả 4 nhân tố đƣợc nhận diện đều ảnh hƣởng quan trọng tới CLKT.
Bảng 3.17. Xếp hạng tầm quan trọng các nhân tố đến chất lượng kiểm toán BCTC Nhân tố có thể ảnh hƣởng CLKT Trọng số Xếp hạng Chất lƣợng kiểm toán
Công ty kiểm toán 0,2552 1
KTV 0,2534 2
Đặc điểm khách hàng 0,2532 3 Môi trƣờng kiểm toán 0,2382 4
(Nguồn: Số liệu xử lý của tác giả)
Ta thấy rằng dù không có sự khác biệt quá lớn, song nhân tố Công ty kiểm toán đƣợc đánh giá là có tầm quan trọng nhất đến CLKT. Điều này có thể đƣợc giải thích rằng các KTV tại Việt Nam khi thực hiện hoạt động kiểm toán, đã phụ thuộc rất nhiều vào các thủ tục, chƣơng trình, phƣơng pháp kiểm toán do công ty kiểm toán thiết lập. Nhân tố KTV có tầm quan trọng thứ hai, đây là kết quả phù hợp với hầu hết các cuộc nghiên cứu khác, cho thấy yếu tố năng lực và phẩm chất KTV luôn luôn đƣợc đề cao nhằm nâng cao CLKT. Trong các nghiên cứu cùng chủ đề tại Việt Nam, nhân tố Đặc điểm khách hàng chỉ đƣợc xem là một nhân tố nhỏ thuộc Nhóm các Nhân tố khác, tuy nhiên, trong nghiên cứu này, lần đầu tiên Nhân tố Đặc điểm khách hàng xuất hiện nhƣ là một nhân tố lớn, có tầm ảnh hƣởng đáng kể tới CLKT. Và cuối cùng, nhân tố Môi trƣờng kiểm toán mặc dù đƣợc xếp hạng thấp nhất trong các nhân tố, nhƣng sự chênh lệch không quá lớn, chứng tỏ Môi trƣờng kiểm toán cũng đóng một vai trò tích cực trong việc nâng cao CLKT.
Nhân tố Công ty kiểm toán
Kết quả khảo sát cho thấy Nhân tố Công ty kiểm toán ảnh hƣởng đến CLKT và đƣợc đo lƣờng bởi 3 tiêu chí, đó là các tiêu chí: (i) – Điều kiện, môi trƣờng làm việc tại công ty kiểm toán; (ii) – Hệ thống KSCL tại công ty kiểm
toán; (iii) Chƣơng trình, phƣơng pháp kiểm toán của công ty kiểm toán.
Kết quả qua phân tích FTOPSIS cho thấy Hệ thống KSCL và Chƣơng trình, phƣơng pháp kiểm toán có ảnh hƣởng mạnh nhất đến CLKT. Các yếu tố của hệ thống KSCL trong công ty kiểm toán có thể kể đến nhƣ: Các cam kết chất lƣợng trƣớc mỗi cuộc kiểm toán, Chú trọng chấp nhận khách hàng, Vai trò của ngƣời kiểm soát độc lập trong công ty kiểm toán và Chất lƣợng của quy trình KSCL… Chƣơng trình, phƣơng pháp kiểm toán thể hiện qua việc áp dụng các phƣơng pháp kiểm toán phù hợp, thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán…Tóm lại, 2 nhân tố này sẽ là một lƣu ý quan trọng cho các công ty kiểm toán trong việc tạo ra một hệ thống KSCL tốt cũng nhƣ một phƣơng pháp kiểm toán tiên tiến để nâng cao CLKT
Nhân tố Kiểm toán viên
Kết quả khảo sát cho thấy Nhân tố Kiểm toán viên có ảnh hƣởng đến CLKT và đƣợc đo lƣờng bởi 4 tiêu chí, đó là các tiêu chí: (i) – Kinh nghiệm làm việc của KTV; (ii) – Đạo đức nghề nghiệp, tính độc lập và phẩm chất của KTV; (iii) Trình độ chuyên môn của KTV; (iv) – Thái độ đối với nghề nghiệp, công việc và tinh thần làm việc của KTV.
Kết quả qua phân tích FTOPSIS cũng cho thấy Đạo đức và Kinh nghiệm của KTV là 2 tiêu chí quan trọng nhất của nhân tố KTV có ảnh hƣởng đến CLKT. Đạo đức nghề nghiệp, tính độc lập và phẩm chất của KTV thể hiện thông qua tƣ cách đạo đức nghề nghiệp, sự khách quan, chính trực, công bằng, độc lập về kinh tế và quan hệ xã hội với khách hàng… Kinh nghiệm của KTV thể hiện bằng thời gian hoạt động kiểm toán, kinh nghiệm kiểm toán các DN cùng ngành nghề… Tiêu chí Trình độ chuyên môn đƣợc đánh giá khá thấp, qua đó ta thấy trình độ chuyên môn, các bằng cấp, chứng chỉ liên quan đến chuyên môn của KTV không phải là yếu tố quan trọng đầu tiên quyết định đến CLKT. Không quá khó hiểu khi yếu tố Đạo đức đƣợc đề cao khi mà
trong Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam có hẳn một chuẩn mực để nói về vấn đề đạo đức. Đây cũng là một điểm cần chú ý để các KTV không ngừng nâng cao trình độ, tích lũy kinh nghiệm, giữ gìn phẩm chất đạo đức nhằm nâng cao CLKT.
Nhân tố Đặc điểm khách hàng
Kết quả nghiên cứu cho thấy Nhân tố Đặc điểm khách hàng cũng đƣợc xem là một nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến CLKT. Nhân tố này đƣợc đo lƣờng bởi 3 tiêu chí là (i) - Tính chất và tình trạng của lĩnh vực, ngành nghệ kinh doanh của khách hàng; (ii) - Tính chính trực và sự hiểu biết của ban lãnh đạo về pháp luật; (iii) – Sự tồn tại của Kiểm toán nội bộ
Trong 3 tiêu chí trên thì tiêu chí Tính chính trực, sự hiểu biết của Ban lãnh đạo về pháp luật và tiêu chí Sự tồn tại của KTNB đƣợc đánh giá là có ảnh hƣởng quan trọng đến CLKT. Điều đó cho thấy cho dù khách thể kiểm toán có hoạt động trong một lĩnh vực kinh doanh doanh phức tạp thì nếu Ban lãnh đạo có sự chính trực cùng hiểu biết pháp luật, và thiết lập bộ phận KTNB thì vẫn sẽ đạt đƣợc CLKT cao.
Nhân tố Môi trường kiểm toán
Nhân tố môi trƣờng khách hàng với 3 tiêu chí (i) – Chiến lƣợc phát triển ngành; (ii) KSCL từ bên ngoài của Cơ quan quản lý Nhà nƣớc; (iii) – Các quy định pháp lý cho hoạt động kiểm toán cũng đƣợc đánh giá là ảnh hƣởng đến CLKT.
Trong đó, tiêu chí Các quy định pháp lý cho hoạt động kiểm toán có tầm quan trọng đáng kể nhất trong 3 tiêu chí. Đây sẽ là một đánh giá quan trọng cho Cơ quan quản lý Nhà nƣớc chú trọng trong việc tạo ra một môi trƣờng pháp lý minh bạch, chặt chẽ cho hoạt động kiểm toán
Tổng hợp toàn bộ 13 tiêu chí thuộc 4 nhân tố ảnh hƣởng, 5 tiêu chí đƣợc KTV đánh giá là có thể ảnh hƣởng nhiều nhất đến CLKT là: Hệ thống
KSCL trong công ty kiểm toán; Chƣơng trình, phƣơng pháp kiểm toán, Đạo đức KTV, kinh nghiệm làm việc của KTV và Điều kiện làm việc tại công ty kiểm toán. Cả 5 tiêu chí trên đều thuộc về nhân tố Công ty kiểm toán và nhân tố KTV cho thấy vai trò và tầm quan trọng lớn của KTV và Công ty kiểm toán trong CLKT BCTC.
CHƢƠNG 4
HÀM Ý CHÍNH SÁCH RÚT RA TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC CỦA KTV VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƢỞNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG KIỂM TOÁN BCTC: TRƢỜNG HỢP CÁC CÔNG TY TRÊN ĐỊA BÀN TP. ĐÀ
NẴNG
4.1 . SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG KIỂM TOÁN BCTC
Kiểm toán BCTC có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ đối với cơ quan quản lý Nhà nƣớc mà còn đối với các đối tƣợng tham gia hoạt động kinh doanh nhƣ ngân hàng, chủ DN, nhà đầu tƣ…Ý kiến kiểm toán cung cấp cho các đối tƣợng này một sự đảm bảo về tính trung thực và hợp lý của thông tin tài chính mà dựa vào đó các đối tƣợng đƣa ra các quyết định tài chính, quản lý của mình. Do vậy, vấn đề CLKT BCTC là hết sức quan trọng và đòi hỏi ngày càng cao, đặc biệt trong nền kinh tế thị trƣờng của Việt Nam hiện nay với nhiều giao dịch, hoạt động kinh tế đa dạng và phức tạp.
Tuy nhiên hiện nay, vẫn chƣa có một cơ sở hoặc hệ thống nào đáng tin cậy để đánh giá hoặc đo lƣờng CLKT, do các đối tƣợng sử dụng dịch vụ kiểm toán có nhiều quan điểm và yêu cầu khác nhau về CLKT. Do đó, trong bài nghiên cứu này, việc xác định các nhân tố có khả năng ảnh hƣởng đến CLKT BCTC theo đánh giá của KTV – đối tƣợng trực tiếp thực hiện các cuộc kiểm toán sẽ giúp chúng ta có những biện pháp thiết thực nhằm nâng cao CLKT.
4.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG KIỂM TOÁN BCTC
Kết quả nghiên cứu về các nhân tố có thể ảnh hƣởng đến CLKT cho thấy có 4 nhân tố ảnh gồm: Công ty kiểm toán, KTV, Đặc điểm khách hàng
và Môi trƣờng kiểm toán. Để nâng cao CLKT, có rất nhiều giải pháp cần đƣợc quan tâm. Tuy nhiên, dựa trên kết quả khảo sát của KTV về tầm quan trọng của từng nhân tố, tác giả sẽ thảo luận, đề xuất các giải pháp đối với Công ty kiểm toán, KTV, Khách hàng và Cơ quan quản lý Nhà nƣớc tƣơng ứng với từng nhân tố.
4.2.1. Giải pháp nâng cao CLKT từ góc độ Công ty kiểm toán
Kể từ khi thành lập công ty kiểm toán đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1991 cho đến nay, công tác kiểm tra và giám sát chất lƣợng dịch vụ kiểm toán đều do Bộ tài chính thực hiện. Các cuộc kiểm tra đã phát hiện kịp thời nhiều vấn đề nổi cộm có ảnh hƣởng tiêu cực đến chất lƣợng công tác kiểm toán và uy tín nghề nghiệp nhƣ:
(i) - Nhiều công ty chƣa có chƣơng trình đào tạo toàn diện và liên tục cho các cấp nhân viên
(ii) - Còn tình trạng cho thuê hoặc mƣợn chứng chỉ kiểm toán
(iii) - Quy trình xoát sét hồ sơ kiểm toán và giấy tờ làm việc chƣa đƣợc thực hiện và tuân thủ đầy đủ, có trƣờng hợp chỉ 1-2 cấp soát xét.
Chính vì vậy, các công ty kiểm toán cần không ngừng cải thiện công tác nhằm nâng cao chất lƣợng kiểm toán. Cụ thể:
Hoàn thiện hệ thống KSCL trong công ty kiểm toán, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng một quy trình Kiểm soát chất lƣợng hiệu quả. KSCL trong công ty kiểm toán phải bao gồm việc KSNB đối với từng cuộc kiểm toán và KSCL đối với toàn công ty kiểm toán.
Theo ISA 220, hệ thống KSNB đối với từng cuộc kiểm toán phải bao gồm 5 yếu tố:
(i) – Chấp nhận, duy trì khách hàng và hợp đồng kiểm toán; (ii) – Phân công nhóm kiểm toán;
(iii) – Thực hiện cuộc kiểm toán; (iv) – Giám sát;
(v) – Tài liệu, hồ sơ kiểm toán.
Còn theo Chuẩn mực KSCL số 1 do Bộ Tài Chính Việt Nam ban hành, DN kiểm toán phải xây dựng hệ thống KSCL bao gồm các chính sách và thủ tục cho từng yếu tố sau:
(i) – Trách nhiệm của Ban giám đốc về chất lƣợng trong DN kiểm toán;
(ii) – Chuẩn mực, các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan; (iii) – Chấp nhận và duy trì quan hệ khách hàng và các dịch vụ cụ
thể;
(iv) – Nguồn nhân lực;
(v) – Thực hiện hợp đồng dịch vụ; (vi) – Giám sát.
Đối với KSNB cho từng cuộc kiểm toán BCTC, các công ty kiểm toán sẽ phải thiết lập các chính sách và thủ tục để đảm bảo rằng hoạt động kiểm toán đƣợc thực hiện phù hợp với các tiêu chuẩn chuyên môn, yêu cầu pháp lý và luật lệ hiện hành. Các chính sách và thủ tục này bao gồm:
(i) – Các vấn đề liên quan đến tính nhất quán trong chất lƣợng việc thƣc hiện hợp đồng kiểm toán nhƣ mục tiêu của công việc, quy trình mẫu, quy định nội dung giấy tờ làm việc, quy trình giám sát cuộc kiểm toán… Điều này thƣờng đƣợc thực hiện thông qua văn bản hoặc hƣớng dẫn sử dụng, điện tử, công cụ phần mềm.
(ii) – Giám sát: Ngƣời thực hiện chức năng giám sát cuộc kiểm toán phải thực hiện các hoạt động nhƣ xác định xem liệu rằng KTV có đầy đủ kĩ năng và năng lực chuyên môn cần thiết, công việc thực tế có đƣợc tiến hành theo đúng kế hoạch; nắm bắt các vấn đề kiểm toán quan trọng phát sinh nhằm điều chỉnh kế hoạch kiểm toán tổng thể và chƣơng trình kiểm toán phù hợp; xử lý các ý kiến khác nhau về chuyên môn và cân nhắc xem có cần phải tham
năng giám sát cần thực hiện các trách nhiệm: báo cáo cho các cấp có thẩm quyền nếu phát hiện những hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp, và đề nghị ngƣời có thẩm quyền thay thế KTV nếu thấy KTV không có đủ năng lực và chuyên môn cần thiết để công việc kiểm toán đƣợc tiến hành đúng thời gian và công việc đƣợc giao
(iii) – Tƣ vấn: Tƣ vấn bao gồm các cuộc thảo luận ở cấp độ chuyên môn phù hợp, với các cá nhân bên trong và ngoài công ty có kiến thức chuyên môn. Hoạt động tƣ vấn giúp thúc đẩy sự cải thiện chất lƣợng và gia tăng sự thích đáng, tính ứng dụng của các xét đoán chuyên môn. Tƣ vấn giúp công ty kiểm toán thúc đẩy một phong cách làm việc trong đó tƣ vấn đƣợc công nhận là một sức mạnh và khuyến khích nhân viên thực hiện tham khảo ý kiến về các vấn đề khó khăn.
Đối với KSCL ở cấp độ công ty, công ty kiểm toán cần thực hiện kiểm tra và giám sát hệ thống KSCL để xem xét rằng các thủ tục và chính sách có liên quan đến KSCL có đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, đầy đủ và hiệu quả. Các thủ tục kiểm tra và giám sát bao gồm:
(i) - Thiết lập thủ tục và nội dung, chƣơng trình kiểm tra của công ty. (ii) - Quy định việc báo cáo những phát hiện trong quá trình kiểm tra với các cấp quản lý thích hợp, quy định việc kiểm tra những hoạt động đƣợc thực hiện hoặc dự kiến thực hiện đối với việc rà soát lại toàn bộ hệ thống KSCL hoạt động kiểm toán của công ty.
Xây dựng, thiết kế chương trình kiểm toán phù hợp để chƣơng trình kiểm toán thực sự trở thành một công cụ hỗ trợ hữu ích và đắc lực cho quá trình cung cấp dịch vụ kiểm toán. Hiện nay, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) đã ban hành Chƣơng trình kiểm toán mẫu áp dụng đối với đối với các DN kiểm toán. Tuy nhiên, chƣơng trình kiểm toán mẫu vẫn còn tồn tại một số hạn chế, chẳng hạn nhƣ:
Về kỹ thuật đánh giá hệ thống KSNB, chƣơng trình kiểm toán mẫu không đƣa ra hết các mục tiêu kiểm soát tối thiểu trong từng phần hành, cũng nhƣ không đƣa ra các tiêu chí cụ thể để đánh giá Hệ thống KSNB nhƣ thế nào là tốt, trung bình hoặc không tốt, mà hoàn toàn phục thuộc vào xét đoán của KTV.
Về các thủ tục kiểm toán, trong chƣơng trình kiểm toán mẫu, nhiều thủ tục kiểm toán cơ bản hoặc thủ tục phân tích bị trùng lắp, lặp lại trên nhiều giấy tờ làm việc, gây lãng phí thời gian làm việc của KTV.
Về phạm vi áp dụng, chƣơng trình kiểm toán mẫu chỉ thiết kế phù hợp cho các DN sản xuất, thƣơng mại mà không phù hợp với các DN dịch vụ, xây dựng, khách sạn. Trong khi đó, khách thể kiểm toán lại thuộc rất nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau nên công ty kiểm toán sẽ không thể áp dụng hoàn toàn chƣơng trình mẫu đƣợc.
Chính vì vậy, các công ty kiểm toán cần bổ sung, thiết kế các thủ tục kiểm toán để hoàn thiện nội dung của chƣơng trình kiểm toán nhằm phụ vụ tốt hơn cho quá trình kiểm toán.
Cải thiện điều kiện, môi trường làm việc trong công ty kiểm toán. Điều kiện, môi trƣờng làm việc cũng đƣợc KTV đánh giá là một tiêu chí quan trọng có thể ảnh hƣởng đến CLKT. Chính vì vậy, các công ty kiểm toán phải không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, cung cấp những công cụ, cơ sở vật chất cần thiết và tạo ra một môi trƣờng làm việc, văn hóa DN hiện đại để KTV có thể nhận đƣợc sự hỗ trợ tốt nhất về vật chất cũng nhƣ tinh thần trong quá trình làm việc.
4.2.2. Giải pháp nâng cao CLKT từ góc độ Kiểm toán viên
Năm 1991, tại Việt Nam, 2 DN Nhà nƣớc làm kiểm toán đầu tiên đƣợc thành lập chỉ với 13 nhân viên. Đến nay, sau 25 năm hoạt động và phát triển, số lƣợng các doanh nghiệp và ngƣời hành nghề kiểm toán đã tăng lên đáng kể
về mặt số lƣợng lẫn chất lƣợng. Số lƣợng công ty kiểm toán độc lập là hơn 140 công ty, hoạt động dƣới các hình thức công ty TNHH, tƣ nhân, liên doanh