Ở các hệ thống kiểu này, thiết bị tạo băng và bồn tích trữ cĩ thể chung thành một khối hoặc tách rời nên cơ động hơn hệ thống tích trữ dạng động.
• Chế độ nạp tải (tạo băng):
Thiết bị tạo băng tương tự như tạo đá vảy, khi lớp băng mỏng được hình thành trên bế mặt thiết bị thì ngay lập tức sẽ được cánh gạt tách ra. Vì vậy quá trình tạo băng ở đây là quá trình liên tục và mảnh băng được tạo ra cĩ kích thước rất nhỏ và mịn. Băng sau đĩ được hồ trộn với dung dích glycol 5÷10% tạo thành một hồn hợp sệt và được bơm đến bồn tích trữ. Tại đây, bột băng nhẹ hơn sẽ nổi lên trên và chất tải lạnh phía dưới lại được bơm vào bộ phận tạo băng.
• Chế độ xả tải (làm tan băng):
Chất tải lạnh cĩ nhiệt độ khoảng 2.20C, được bơm từ bồn tích trữ đến thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm, tại đây trao đổi nhiệt với nước ấm hồi về từ phụ tải. Nước lạnh ra khỏi thiết bị trao đỗi nhiệt dạng tấm đi đến cấp lạnh cho phụ tải. Chất tải lạnh ấm ra khỏi thiết bị trao đổi nhiệt sẽ hồi về bồn tích trữ qua thiết bị tạo băng.
Nhìn chung nguyên lý của hệ thống này tương đối giống hệ thống tích trữ băng dạng động, chỉ khác là nĩ tạo băng liên tục và khơng cĩ quá trình xả băng. Nhiệt độ chất tải lạnh ra khỏi bồn tích trữ khoảng 2,20C, cao hơn trường hợp tích trữ băng dạng động và thấp hơn trường hợp tích trữ băng dạng tĩnh. Các mảnh băng rất mảnh nên khả năng trao đổi nhiệt rất tốt, lớp băng tạo ra trên bề mặt thiết bị cũng mỏng hơn nên nhiệt độ bay hơi của tác nhân lạnh khơng thay đổi nhiều trong quá trình vận hành, vì vậy hiệu suất làm việc cao hơn.
25
Hình 2.12 Sơ đồ nguyên lý hệ thống tích trữ băng dạng bột băng
9 7 4 2 1 1 1 1 2 11 12 3 4 5 13 10 9 8 7 6
26
1. Máy nén-bình ngưng 2. Van tiết lưu
3. Van ba ngã 4. Thiết bị tạo băng
5. Bơm chất tải lạnh tuần hồn 6. Van chặn 7. Bồn tích trữ lạnh 8. Bơm nước lạnh cấp chu phụ tải 9. TBTĐN kiểu tấm 10. Phụ tải lạnh 11. Tháp giải nhiệt 12. Bơm nước giải nhiệt