Cho vay hộ kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NN và phát triển nông thôn việt nam , chi nhánh huyện lắk tỉnh đắk lắk (Trang 26 - 29)

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.2.Cho vay hộ kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại

a. Khái niệm

Cho vay hộ kinh doanh là hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng thƣơng mại cho vay giao hoặc cam kết giao cho hộ kinh doanh vay một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

b. Đặc điểm cho vay hộ kinh doanh

- Khoản vay nhỏ, số lƣợng các món vay lớn: Số lƣợng khách hàng vay ở một ngân hàng về cho vay sản xuất kinh doanh là rất lớn nhƣng chiếm chủ yếu là khách hàng vay là hộ kinh doanh, số lƣợng doanh nghiệp có thể chỉ

chiếm phần ít nhƣng giá trị các khoản vay của doanh nghiệp về vay sản xuất kinh doanh lớn còn giá trị các khoản vay của HKD không lớn do đặc điểm hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh trong phạm vi quy mô nhỏ, vốn ít, nhƣng nhu cầu vốn thƣờng xuyên. Điều này phù hợp với đặc điểm của hộ kinh doanh với sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún. Tuy quy mô khoản vay này là nhỏ nhƣng tổng quy mô cho vay của ngân hàng lại rất lớn.

- Mức độ phân tán khoản vay trên địa bàn rộng: do đặc điểm hộ kinh doanh tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị còn kinh doanh ở khu vực nông thôn chủ yếu là các ngành nghề, kinh doanh nông sản, tạp hóa nhỏ lẻ cũng nhƣ sản xuất nông nghiệp.

- Chi phí cho vay HKD cao và khó phát triển các dịch vụ ngân hàng đi kèm: do nhu cầu vay vốn và khả năng ngân hàng cho vay còn hạn chế, mặt khác các dịch vụ ngân hàng đi kèm ít đƣợc phát triển nên đội chi phí lên cao; do thói quen sử dụng tiền mặt đã ăn sâu vào nếp sống và nếp nghĩ của ngƣời dân nên việc sử dụng các dịch vụ tiện ích của ngân hàng rất ít ngƣời dân sử dụng.

- HKD khó tiếp cận vốn hơn so với doanh nghiệp vì không có tƣ cách pháp nhân lại ít có tài sản thế chấp (sổ đỏ và các tài sản có giá trị khác) để vay ngân hàng.

- Việc kiểm tra, giám sát các khoản vay gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian của CBTD xuất phát từ đặc điểm hộ kinh doanh phân tán trên địa bàn rộng, có những địa bàn giao thông không thuận lợi.

- Rủi ro trong cho vay hộ kinh doanh nhất là đối với các hộ sản xuất nông nghiệp cao: những yếu tố tiềm ẩn trong sản xuất của các hộ gia đình nhƣ rủi ro thị trƣờng, rủi ro mùa màng, rủi ro sản xuất bởi thời tiết khí hậu, tình trạng “đƣợc mùa mất giá, đƣợc giá mất mùa” vẫn thƣờng xuyên xảy ra với các sản phẩm chủ lực. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân

phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, ngập lụt, dịch bệnh, cơ sở thu mua và chế biến... ảnh hƣởng không nhỏ đến đời sống cũng nhƣ khả năng trả nợ của nông dân. Hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp thƣờng không có tài sản lớn, hoặc nếu có thì cũng không đủ cơ sở pháp lý để nhận tài sản bảo đảm. Việc xử lý quyền sử dụng đất nhất là đất nông nghiệp để thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn do các quy định của pháp luật, có giá trị thấp, lại không đƣợc sự ủng hộ tích cực của chính quyền địa phƣơng và các ngành chức năng.

c. Vai trò đối với nền kinh tế

- Góp phần tạo việc làm, sử dụng số lƣợng lớn lao động trong xã hội, góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo;

- Hộ kinh doanh có khả năng thích ứng với cơ chế thị trƣờng, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, thúc đẩy phân công lao động dẫn tới chuyên môn hóa;

- Hộ kinh doanh là kênh quan trọng, phân phối và lƣu thông hàng hóa tới vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, giúp cân đối thƣơng mại và phát triển kinh tế địa phƣơng, thúc đẩy phát triển kinh tế cả nƣớc.

d. Vai trò đối với phát triển kinh tế hộ kinh doanh

- Cho vay hộ kinh doanh còn giúp ngân hàng bán chéo sản phẩm, thu hút đƣợc tiền gửi dân cƣ và các dịch vụ khác, giúp tăng nguồn thu nhập cho Ngân hàng.

- Đối với hộ kinh doanh, hoạt động cho vay có vai trò:

+ Các ngân hàng khi cho vay sẽ bổ sung vốn cho các hộ kinh doanh, đảm bảo cho hoạt động của hộ kinh doanh đƣợc ổn định.

+ Tạo điều kiện cho hộ kinh doanh đƣợc tiếp cận và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào kinh doanh.

+ Thúc đẩy các hộ kinh doanh tính toán, hạch toán trong sản xuất kinh doanh, tính toán lựa chọn đối tƣợng đầu tƣ để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất.

- Đối với nền kinh tế, hoạt động cho vay hộ kinh doanh giúp tăng thu nhập cho hộ kinh doanh từ đó thúc đẩy phát triển toàn bộ nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NN và phát triển nông thôn việt nam , chi nhánh huyện lắk tỉnh đắk lắk (Trang 26 - 29)