Nội dung, tiêu chí và phương pháp phân tích tình hình RRTD

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình rủi ro tín dụng trong cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh đắk lắk (Trang 40 - 89)

8. Tổng quan tài liệ u

1.2.2. Nội dung, tiêu chí và phương pháp phân tích tình hình RRTD

RRTD trong cho vay TDH

a. Phân tích các đặc đim cơ bn v t chc thc hin công tác qun lý ri ro tín dng trong cho vay TDH ca NH

Để thực hiện tốt công tác quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay TDH của ngân hàng trước tiên ngân hàng phải thực hiện tốt công tác tổ chức phân công công việc cụ thể bao gồm : Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng và cơ cấu quản lý, giám sát rủi ro tín dụng, các khâu này phải tách bạch riêng về nhiệm vụ cũng như khách quan trong công việc.

Xây dựng hệ thống văn bản chế độ, quy chế, qui trình, thủ tục cấp tín dụng cũng là một khâu quan trọng trong việc tổ chức thực hiện công tác quản lý rủi ro tín dụng, cần phải có những quy chế, quy định hướng dẫn thực hiện cụ thể đồng thời phân định rõ trách nhiệm đối với từng cá nhân, từng công việc.

Ngoài những công việc trên còn có công việc quan trọng nữa đó là giám sát công tác quản lý rủi ro tín dụng, cần phải có những nguyên tắc giám sát công tác quản lý rủi ro tín dụng cụ thể trong cho vay TDH

b. Phân tích v các hot động NH đã thc hin nhm đạt các mc tiêu ca công tác qun tr ri ro tín dng trong cho vay TDH, bao gm phân tích v các hot động ch yếu sau

34

- Hoạt động kiểm tra mục đích sử dụng vốn trước trong và sau khi cho vay.

- Hoạt động thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nhằm giảm thiểu tình trạng thông tin bất đối xứng về khách hàng.

- Thực hiện chấm điểm tín dụng nội bộ khách hàng vay vốn trung và dài hạn.

- Thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng. - Hoạt động xử lý nợ khi rủi ro tín dụng xảy ra.

c. Phân tích chính sách qun lý ri ro tín dng trong cho vay TDH

Phân tích chính sách quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay TDH ở đây chủ yếu nghiên cứu quy định về :

Phân quyền phán quyết tín dụng tối đa và phân quyền phán quyết phê duyệt tín dụng : phân quyền cụ thể gắn liền với trình độ khả năng của từng cán bộ cũng như từng khu vực lãnh thổ vùng miền mà phân quyền phán quyết với mức độ phù hợp.

Lựa chọn đối tượng tín dụng theo tiêu chí cụ thể như theo vùng ngành, vùng, đối tượng khách hàng cụ thể để có chính sách phù hợp để chăm sóc khách hàng

Xây dựng giới hạn an toàn tín dụng theo tiêu chí cho vay theo tỷ lệ quy định đối với từng loại khách hàng và từng loại nguồn vốn khác nhau.

Xây dựng chính sách khách hàng trong hoạt động tín dụng : dựa trên kết quả chấm điểm khách hàng từ đó đưa ra chính sách phù hợp đối với kết quả chấm điểm đó

d. Phân tích nhân tnh hưởng đến tình hình ri ro tin dng

Rủi ro tín dụng là một loại rủi ro đặc thù của ngân hàng, do hoạt động tín dụng là một đặc thù của ngành ngân hàng. Các nhân tốảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cũng có những điểm khác biệt với các loại rủi ro khác. Nhân tố tác

35

động đến rủi ro tín dụng gồm các nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài. Nhân tố bên trong là những nhân tố tồn tại ở nội tại ngân hàng là nhân tố chủ quan tác động trực tiếp đến rủi ro tín dụng ngân hàng (ví dụ như trình độ năng lực của cán bộ ngân hàng yếu kém, thiếu đạo đức trong nghề nghiệp dẫn tới việc thẩm định sai hoặc cố tình làm sai gây hậu quả nợ xấu cho ngân hàng ...) . Nhân tố bên ngoài là những nhân tố mang tính chủ quan không tác động trực tiếp đến rủi ro tín dụng ngân hàng mà chỉ gây ảnh hưởng gián tiếp (ví dụ như nền kinh tế thế giới bất ổn, lạm phát gia tăng dẫn tới việc kinh doanh khách hàng bị trì trệ ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng, nợ xấu gia tăng...)

e. Phân tích tình hình ri ro tín dung và kết qu ca công tác qun tr ri ro tín dng trong cho vay TDH :

Tình hình rủi ro tín dụng được thể hiện qua các chỉ tiêu Dư nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5

- Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 = x 100%

Tổng dư nợ cho vay

Mức giảm các chỉ tiêu này được xác định bằng chênh lệch giữa tỷ lệ dư nợ từ nhóm 2 – nhóm 5 của thời kỳ hiện tại (kỳ báo cáo) so với tỷ lệ dư nợ từ nhóm 2 – nhóm 5 của thời kỳ cần so sánh (kỳ so sánh).

Hiện nay, đối các NHTM Việt nam, việc phân loại nợ theo nhóm nợ thể hiện mức độđánh giá rủi ro của khoản nợ. Theo thông lệ và theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt nam, trừ nhóm 1 – nợ đủ tiêu chuẩn, các nhóm nợ từ nhóm 2 trở lên (nhóm 2 - nợ cần chú ý, nhóm 3 - nợ dưới tiêu chuẩn, nhóm 4 - nợ nghi ngờ, nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn) được xem là các khoản dư nợ có rủi ro tín dụng. Vì vậy, tỷ lệ dư nợ từ nhóm 2 – nhóm 5 trên tổng dư nợ tín dụng cho phép đánh giá toàn bộ các biểu hiện rủi ro tín dụng tại một NH nhất định. Chỉ tiêu tỷ lệ dư nợ từ nhóm 2 – nhóm 5 đánh giá toàn bộ các biểu

36

hiện (hay các cập độ) khác nhau của rủi ro tín dụng nhưng do tính không đồng nhất về mức rủi ro của các nhóm nợ, nên chưa đánh giá chuấn xác được mức độ rủi ro tín dụng tổng thể của NH vì vây, cần phân tích thêm về cơ cấu các nhóm nợ.

Nếu tỷ trong các nhóm nợ có mức rủi ro thấp tăng với cùng một tỷ lệ dư nợ từ nhóm 2 – nhóm 5 như nhau thì có thể đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của NH giảm, kết quả hạn chế rủi ro tín dụng tốt hơn và ngược lại.

- T l n xu: Nợ xấu là các khoản nợ được phân loại từ nhóm 3 đến nhóm 5, tức là các khoản nợđược phân loại vào các nhóm nợ :

+ Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn. + Nhóm nợ nghi ngờ.

+ Nhóm nợ có khả năng mất vốn.

Về phương diện lý thuyết, khái niệm Nợ xấu (Non-performing loans) được dùng để chỉ các khoản nợ không có khả năng trả cả gốc lẫn lãi (default) hoặc sắp rơi vào tình trạng này. Theo thông lệ quốc tế, việc phân loại nợ xấu bao gồm những khoản nợ được đánh giá là nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn, trong đó:

+ Nợ dưới tiêu chuẩn là nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi khi đến hạn.

+ Nợ nghi ngờ (hay khó đòi) là nợ dưới tiêu chuẩn nhưng có nhiều thông tin có thểđánh giá là khả năng thu hồi nợ không chắc chắn.

+ Nợ có khả năng mất vốn là những khoản nợ không thể thu hồi được. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ là một chỉ tiêu phản ảnh khá chuẩn xác mức độ rủi ro tín dụng hiện tại của một Ngân hàng, vì nó tập trung chú ý các khoản nợ đã có biểu hiện rủi ro tín dụng ở mức cao.

Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ mức độ nguy cơ tổn thất trong hoạt động tín dụng của NH càng lớn. Hai chỉ tiêu Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 – nhóm 5, tỷ lệ nợ

37

xấu (trên dư nợ) nếu có xu hướng giảm là biểu hiện tốt trong công tác hạn chế RRTD và ngược lại.

Tuy nhiên, chỉ tiêu này có nhược điểm là nó bao gồm cả ba nhóm nợ có mức độ RRTD khác nhau. Do đó, cần kết hợp với việc xem xét biến động trong cơ cấu nhóm nợđể thấy cụ thể hơn mức độ RRTD. - T l xóa n ròng Các khoản xóa nợ ròng Tỷ lệ xóa nợ ròng = x 100% Tổng tài sản có

Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi nợ từ các khoản nợđã chuyển ra ngoại bảng và đang được ngân hàng sử dụng các biện pháp để thu hồi. Nếu chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ ngân hàng đang gặp rủi ro tín dụng vì có quá nhiều các khoản nợ ngoại bảng mà ngân hàng không thể thu hồi và ngược lại.

Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 – nhóm 5, tỷ lệ nợ xấu đối với các khoản vay TDH và có xu hướng giảm là biểu hiện tốt trong công tác hạn chế RRTD trong cho vay TDH. Mức giảm này chứng tỏ NH ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng các khoản vay. Tuy nhiên 2 chỉ tiêu trên không phải là căn cứ tin cậy để đánh giá mức rủi ro cho vay TDH mà NH phải đối mặt. Có những hợp đồng vay vốn do nguyên nhân nào đó khách hàng vay không trả nợ kịp thời nhưng NH vẫn có thể thu hồi đầy đủ số nợ này. Mặt khác, các khoản nợ được xử lý rủi ro từ dự phòng và được đưa ra theo dõi ngoại bảng sẽ không nằm trong dư nợ của các nhòm nợ từ nhóm 2 – nhóm 5 và nợ xấu nên nó không phản ảnh hết mức độ rủi ro tín dụng thực sự. Trong trường hợp này, mức giảm xóa nợ ròng là chỉ tiêu phản ánh mức tổn thất thật sự và đánh giá chính xác hơn RRTD trong cho vay TDH của NH. Nợ xóa ròng là chỉ tiêu được tính như sau : Nợ xóa ròng = Dư nợ đã xử lý rủi ro xuất ngoại bảng – Các khoản thực thu hồi ( từ phát mãi tài sản bảo đảm, thu được từ người vay ...)

38 - T l trích lp d phòng ri ro Số trích lập dự phòng Tỷ lệ trích lập dự phòng = x 100% Tổng dư nợ cho vay Mức trích lập dự phòng cụ thể căn cứ vào việc phân nhóm nợ có tính đến giá trị tài sản bảo đảm cho khoản vay. Vì vậy, mức trích lập này phản ảnh được mức độ tổn thất tiềm ẩn từ rủi ro TD của NH, có tính đến yếu tố tài sản bảo đảm. Nếu thấy sự giảm xuống của chỉ tiêu này cho thấy NH đã hạn chế một cách hiệu quả rủi ro cho vay TDH và giảm bớt khả năng gánh chịu tổn thất do rủi ro này gây ra.

- Mc gim lãi treo

Lãi treo là số tiền mà KH không trả được khi đến hạn thanh toán lãi. Lãi treo là một dấu hiệu quan trọng để nhận biết RRTD vì việc thanh toán lãi của khách hàng không đúng với cam kết trong hợp đồng tín dụng. Số lãi của món vay có giá trị nhỏ hơn gốc rất nhiều, được trả vào cuối tháng nên khi khách hàng không thanh toán đủ phần lãi, chứng tỏ khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính và nguy cơ dẫn đến RRTD cho NH.

f. Phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích sẽ được vận dụng phù hợp với từng nội dung phân tích.

Đối với một số nội dung sẽ sử dụng các phương pháp phân tích định tính, sử dụng các dữ kiện định tính thu thập được, đối chiếu với mục tiêu, yêu cầu để chỉ ra những mặt ưu, những mặt còn tồn tại, hạn chế.

Đối với các nội dung có các tiêu chí định lượng, phương pháp phân tích chủ yếu được sử dụng là tính toán các chỉ tiêu, so sánh với mục tiêu đặt ra

39

và/hoặc so sánh theo thời gian để chỉ ra xu hướng, mức độ hoàn thành, phát hiện các vấn đề tồn tại, bất cập.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã khái quát được nội dung hoạt động cho vay trung, dài hạn của NHTM, trong đó nêu rõ các khái niệm, phương thức cho vay, đặc điểm và vai trò của tín dụng trung, dài hạn, các vấn đề liên quan đến RRTD như khái niệm, tác động, dấu hiệu, chỉ tiêu đánh giá RRTD, các nhân tốảnh hưởng đến RRTD trong cho vay TDH. Cuối cùng là các nội dung cần phân tích tình hình rủi ro trong hoạt đông cho vay TDH. Trên cơ sở lý luận đã nêu ở chương I, chương 2 sẽ phân tích một cách cụ thể và rõ ràng hơn về tình hình rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay TDH tại ngân hàng MHB chi nhánh Dak Lak.

40

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH RRTD TRONG CHO VAY TDH TI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIN NHÀ ĐỒNG BNG

SÔNG CU LONG CHI NHÁNH DAK LAK

2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHTMCP PHÁT TRIỂN NHÀ

ĐBSCL – CN DAKLAK

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển MHB - Chi nhánh Daklak

Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long - Chi nhánh ĐakLak (MHB - ĐakLak) được thành lập theo Quyết định số 66/QĐ- NHN ngày 23/11/2011 của Hội đồng thành viên Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long và chính thức khai trương đi vào hoạt động từ ngày 24/05/2012.

Tên giao dịch tiếng Việt: Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – Chi nhánh ĐakLak.

Tên giao dịch tiếng Anh: Housing Bank of Mekong Delta – ĐakLak Branch.

Trụ sở chính: 29 Nơ Trang Long, P. Tân Tiến, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh

ĐakLak.

Ngân hàng MHB - Đăk Lăk trực thuộc Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB), hoạt động theo luật các TCTD và điều lệ hoạt động của Ngân hàng MHB. Ngân hàng MHB - Đăk Lăk là một đơn vị hoạch toán độc lập nhưng vẫn có phần phụ thuộc vào Ngân hàng MHB, có quyền tự chủ kinh doanh, có con dấu riêng và được mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng như các tổ chức tín dụng khác trong cả nước. Kể từ ngày thành lập đến nay, ngân hàng MHB - Đăk Lăk đã và đang hoạt động kinh doanh trên cơ sở tự kinh doanh, tự bù đắp và có lãi.

41

Ngân hàng MHB - Đăk Lăk thành lập trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức do tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên trải qua hơn 02 năm hình thành và phát triển, tính đến ngày 30 tháng 06 năm 2014, MHB ĐakLak đã không ngừng lớn mạnh với mạng lưới gồm 01 trụ sở chính, 02 phòng giao dịch trực thuộc.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự)

a) Ban Giám đốc

Giám đốc: Tổ chức điều hành Chi nhánh: Gồm 01 thành viên

Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh, phát triển nhân sự nhằm đảm bảo chiến lược kinh doanh và các hoạt động của Chi nhánh thống nhất với kế hoạch kinh doanh chung của toàn hệ thống. Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Đảm bảo việc tuân thủ các chính sách, quy trình và hướng dẫn do hội sở xây dựng và các chế độ quy định của pháp luật.

b) Phòng Kinh doanh

- Tham gia xây dựng kế hoạch kinh doanh Chi nhánh

B BaannGGiiáámmđđốốcc P PhhòònnggKKếế T TooáánnNNggâânn q quuỹỹ P Phhòònngg b báánnllẻẻ P Phhòònngg q quuảảnnllýýrrủủii r roo P Phhòònngg G GiiaaooDDịịcchh P Phhòònngg H Hàànnhh C Chhíínnhh N Nhhâânnssựự P Phhòònngg K Kiinnhh d dooaannhh

42

- Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh trong việc mở rộng và phát triển sản phẩm theo yêu cầu của thị trường

- Tìm kiếm khách hàng, giới thiệu tư vấn cho khách hàng tất cả các dịch vụ của Ngân hàng, chăm sóc khách hàng.

- Đảm bảo chất lượng tín dụng tốt và hoạt động kinh doanh hiệu quả. Đạt mục tiêu kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh.

- Thành viên của Ủy ban tín dụng

- Phối hợp với các phòng có liên quan tại Chi nhánh và Hội sở trong việc phát triển hoạt động kinh doanh nhằm đạt mục tiêu và kế hoạch kinh doanh của đơn vị.

c) Phòng Kế toán – ngân qu

- Tổ chức thực hiện nghiệp vụ kế toán, thanh toán, tài chính, ngân quỹ, hệ thống thông tin báo cáo đảm bảo các hoạt động tại Chi nhánh tuân thủ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình rủi ro tín dụng trong cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh đắk lắk (Trang 40 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)