8. Tổng quan tài liệ u
3.2.4. Nâng cao chất lượngth ẩm định trong cho vay TDH
Mục tiêu của thẩm định là đánh giá những khả năng hiện tại và tiềm tàng của KH có thể gây ra những rủi ro cho việc hoàn trả nợ vay để từ đó dự đoán những khả năng kiểm soát rủi ro của NH và có những biện pháp ngăn ngừa, hạn chế và giảm thiểu những thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Mặt khác, NH có thể kiểm tra tính chính xác các thông tin do KH cung cấp và nhận định đúng về thái độ của KH thông qua khâu thẩm định. Đây là bước quan trọng để giúp NH đưa ra các quyết định đầu tư một cách chính xác, nâng cao được chất lượng của các khoản vay, hạn chế RRTD phát sinh và bảo đảm hiệu quả tín dụng vững chắc. Tùy thuộc vào điều kiện thức tế ở địa bàn, từng loại khách hàng và dự án/phương án vay mà cán bộ tín dụng có thể vận dụng, xem xét linh hoạt trong qui trình thẩm định nhưng phải tuân thủđầy đủ và chặt chẽ các vấn đề thuộc về nguyên tắc, tránh thẩm định tuỳ tiện, sơ sài, không chính xác.
Trong thời gian qua, mặc dù MHB Đắk Lắk đã phần nào chú trọng đến khâu thẩm định nhưng chất lượng thẩm định chưa cao, chưa phân tích được sự biến động của các yếu tố kinh tế tác động đến đối tượng cần phân tích... Vì
83
vậy, trong thời gian tới, chi nhánh cần thực hiện một số giải pháp để nâng cao chất lương thẩm định trong cho vay DN:
- Chi nhánh cần hình thành bộ phận thẩm định TD TDH chuyên trách độc lập để bảo đảm tính khách quan và nâng cao tính chuyên nghiệp.
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thẩm định dự án. - Quy định cụ thể hơn về thời gian thẩm định
- Quy định rõ trách nhiệm đối với từng cá nhân tham gia thẩm định, phê duyệt trong quy trình
- Xem xét vận dụng một số đổi mới về phương pháp, đặc biệt đối với vấn đề cho vay dự án đầu tư trong việc xác định dòng tiền, điều chỉnh lãi suất chiết khấu; phương pháp phân tích độ nhạy hợp lý hơn và chú ý việc kết hợp sử dụng nhiều phương pháp thẩm định:
- Vận dụng các phương pháp đo lường rủi ro tín dụng hiện đại hơn theo hướng định lượng.