8. Tổng quan tài liệ u
3.2.8. Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Hệ thống này là một phương pháp chấm điểm nhất quán dựa trên các chỉ số tài chính và các nhân tố phi tài chính trong hoàn cảnh thực tế hiện tại
86
của ngân hàng theo các loại hình khách hàng khác nhau nhằm đánh giá rủi ro liên quan đến khách hàng vay. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tối thiểu phải bao gồm: (i) Các cơ sở pháp lý liên quan đến thành lập và ngành nghề kinh doanh của khách hàng; (ii) Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp liên quan đến tình hình kinh doanh, tài chính, tài sản, khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết; (iii) Uy tín với các TCTD đã giao dịch trước đây; (iv) Các tiêu chí đánh giá khách hàng chi tiết, cụ thể, có hệ thống (đánh giá yếu tố ngành nghề, địa phương) trên cơ sở đó xếp hạng cụ thể đối với khách hàng. Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ là cơ sở để NHPT xác định giới hạn tín dụng, xác định các điều kiện tín dụng thích hợp với khách hàng; tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định.
Ngoài ra, để có thể hạn chế được rủi ro tín dụng đầu tư phát triển nhà nước, Chính phủ cùng các bộ ngành có liên quan khẩn trương cơ cấu lại các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty nhà nước; triển khai nhanh chóng Ðề án tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp nhà nước của Bộ Tài chính năm 2012 đã được phê duyệt. Phát huy vai trò của thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước đối với vốn tín dụng nhà nước.
Bộ Tài chính khẩn trương và tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách tín dụng nhà nước; đồng thời, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện quy chế và quy trình tín dụng.
3.3. KIẾN NGHỊ
3.3.1. Kiến nghị chính phủ và các bộ ngành liên quan.
Hoạt động kinh doanh tín dụng tại các NHTM không những đảm bảo đạt được những mục tiêu lợi nhuận mà còn phải đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, xã hội. Chính vì vậy, Chính phủ và các ban ngành đứng đầu có trách nhiệm định hướng, hỗ trợ hoạt động tín dụng phát triển an toàn và hiệu quả.
87
- Chính phủ cần tích cực xây dựng và có các biện pháp khuyến khích việc phát triển các thể chế nhằm hỗ trợ thông tin cho thị trường, nên đưa ra các ưu đãi để phát triển các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thông tin, tài chính như các doanh nghiệp cung cấp dịch vụđánh giá xếp hạng doanh nghiệp, định giá tài sản, tư vấn tài chính, kiểm toán. Bên cạnh đó, việc khuyến khích thành lâp các hội ngành nghề sẽ tạo sự gắn kết, trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp trong ngành và là cầu nối giữa các doanh nghiệp trong ngành với thị trường bên ngoài trong đó có bên cung ứng vốn như ngân hàng.
- Việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quá trình hoạt động và chia sẻ thông tin sẽ giúp cho việc giải quyết các thủ tục hành chính được nhanh gọn, giảm chi phí giao dịch cho doanh nghiệp và ngân hàng. Hiện tại, hoạt động đăng ký giao dịch đảm bảo do thiếu liên kết thông tin và thái độ bất hợp tác của một số cán bộ thừa hành làm nản lòng không ít các doanh nghiệp. Vì vậy, các cơ quan hữu quan cần có cơ chế phối hợp cung cấp thông tin để việc đánh giá, ra quyết định tín dụng của ngân hàng được chính xác, tránh lựa chọn ngược ảnh hưởng xấu đến hoạt động ngân hàng.
- Chính phủ cũng cần chú trọng chủ động tăng cường phối hợp với NHNN trong việc ban hành các định hướng phù hợp nhất trong việc thực hiện biện pháp xử lý nợ tồn đọng và trích lập dự phòng rủi ro. Qua đó, tạo một khung pháp lý đồng bộ và có hiệu lực cao cho hoạt động phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng.
- Chính phủ cần kịp thời phối hợp các ngành liên quan xử lý những vấn đề pháp lý phức tạp trong việc quản lý đất đai, quy hoạch xây dựng, quyền sử dụng đất, những vấn đề vốn có tính đa ngành, liên bộ, có liên quan đến xử lý rủi ro tín dụng.
88
3.3.2. Kiến nghịđối với ngân hàng nhà nước.
Trong quá trình hội nhập hiện nay, NHNN có vai trò rất quan trọng trọng việc định hướng và phát triển ngành. Chính vì vậy, trong quá trình cải cách, NHNN cần nâng cao tính tự chủ và độc lập trong kinh doanh của các NHTM, hỗ trợ các NHTM trong quá trình phát triển hoạt động kinh doanh so cho đạt được các mục tiêu xã hội và phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
- Để trung tâm CIC hoạt động có hiệu quả, NHNN đưa ra các chế tài nhằm nâng cao trách nhiệm của các ngân hàng trong việc cung cấp thông tin khách hàng có quan hệ tín dụng một cách kịp thời, đầy đủ chính xác để các NHTM khai thác thông tin, làm cơ sở đánh giá năng lực và uy tín của khách hàng khi họ có nhu cầu vay vốn.
- Để nâng cao chất lượng cán bộ và gìn giữ đội ngũ lãnh đạo cho mục tiêu phát triển và hội nhập, NHNN phải thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ về mục tiêu và định hướng của ngành giúp cán bộ nhận thức và tự có ý thức phải rèn luyện và học tập nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu hội nhập.
- Nhằm giảm bớt lượng giao dịch bằng tiền mặt, NHNN cần có các chính sách khuyến khích trong việc thanh toán bằng chuyển khoản, hỗ trợ các NHTM trong việc kết nối hệ thông ATM thành một hệ thống chung, việc này giúp các dễ dàng kiểm soát vốn vay, góp phần giảm rủi ro.
NHNN cần phải xây dựng khuôn khổ pháp lý cho các nghiệp vụ phái sinh như Hợp đồng quyền tín dụng (Credit options), Hợp đồng trao đổi các khoản tín dụng rủi ro tạo ra các sản phẩm cho các NHTM đa dạng hóa danh mục cho vay và danh mục đầu tư
- Để đánh giá đúng mức độ rủi ro các khoản nợ xấu và khắc phục những hạn chế trong việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro hiện nay thì NHNN cần đổi mới các trích lập dự phòng rủi ro, thực hiện trích lập dự phòng
89
rủi ro tín dụng theo phân loại mức độ rủi ro thích hợp gắn với việc đánh giá xếp loại doanh nghiệp chứ không theo thời gian quá hạn trên cơ sở tham khảo và học tập kinh nghiệm quốc tế và vận dụng phù hợp.
- Tạo điều kiện hỗ trợ cho các NHTM trong việc xây dựng mối liên hệ với nhau, giữa các ngân hàng với các định chế tài chính phi ngân hàng và với các định chế tài chính khác, làm được điều này sẽ giúp các ngân hàng có những thông tin quy báu về nhìn nhận đánh giá khách hàng đúng đắn hơn, ngăn ngừa sự ham muốn mưu lợi bất chính của các khách hàng, nâng cao chất lượng thông tin giữa các NHTM với nhau, thống nhất trong một số nghiệp vụ cho vay hay chính sách tín dụng, chính sách lãi suất nhằm giảm bớt sự biến động không nên có trên thị trường tài chính tài chính tiền tệ, tạo niềm tin cho khách hàng khi bước chân đến bất kỳ môt TCTD nào.
3.3.3. Kiến nghị đối với hội sở ngân hàng TMCP Phát triển nhà
đồng bằng sông Cửu Long
- Không bố trí CBQLRR ở PGD mà thiết lập phòng QLRR tập trung tại chỉ nhánh, thực thi nhiệm vụ và chức năng theo theo sự phân công sắp xếp của ban QLRR trực thuộc Hội sở.
- Cần thường xuyên rà soát, điều chỉnh cẩm nang tín dụng nhằm đáp ứng các yêu cầu về đào tạo và nghiên cứu chuyên môn. Hoàn chỉnh chương trình hệ thông các văn bản hướng dẫn thi hành, đảm bảo cập nhật những thay đổi phù hợp với quy định pháp luật.
- Hoàn chỉnh và bổ sung hệ thống các báo cáo tín dụng quan trọng để giúp cán bộ thu thập thông tin chính xác, xử lý thông tin kịp thời.
- Ứng dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất trong quản trị rủi ro tín dụng như nguyên tắc Basel, các mô hình, phương pháp quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng hàng đầu trên thế giới.
90
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ những phân tích tình hình rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay TDH tại MHB chi nhánh Đắk Lắk từ năm 2012 đến năm 2014. Chương 3 đã nêu được định hướng phát triển tín dụng trong cho vay trung, dài hạn đối Ngân hàng TMCP Phát triền nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Đak Lak trong thời gian đến. Trên cơ sở những phân tích chương II, chương III đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tại chi nhánh MHB Dak Lak.
Bên cạnh đó, chương III cũng trình bày các kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN, Hội sở MHB để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ MHB Đắk Lắk thực hiện có hiệu quả công tác quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay trung, dài nhằm nâng cao chất lượng tín dụng hơn nữa để nâng cao năng lực cạnh tranh của MHB trên địa bàn.
91
KẾT LUẬN
NHTMCP Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Dak Lak kể từ khi thành lập đến nay đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể tuy nhiên cũng có những tổn thất trong hoạt động tín dụng. Do đó việc quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng là nhiệm vụ hàng đầu của MHB trong giai đoạn hiện nay.
Dựa trên cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay trung và dài hạn, Luận văn không đi sâu vào việc nêu lên thực trạng và giải pháp công tác quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay TDH mà chủ yếu luận văn đi sâu vào phân tích những tiêu chí đã nêu tại chương cơ sở lý luận từ đó chỉ ra được ưu nhược điểm của công tác quản lý rủi ro tín dụng TDH. Qua việc phân tích rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay TDH luận văn đã đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng, bên cạnh đó luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị vượt quá tầm quyết định đối với chi nhánh Dak lak đến Hội sở của MHB, đến các cơ quan ban ngành và đối với NHNN và chính phủ để hỗ trợ cho sự tăng trưởng tín dụng bền vững của MHB Dak Lak.
Ngày 25/05/2015 NHTMCP Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) chính thức sát nhập vào NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). MHB Dak Lak đổi tên thành BIDV chi nhánh Ban Mê, đây là mốc sự kiện quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của BIDV Việt Nam. Việc sát nhập mang lại nhiều lợi ích cho cổđông của MHB và chính bản thân BIDV, nhưng điều quan trọng hơn đó là việc sát nhập vào một ngân hàng lớn và hoạt động chuyên nghiệp với lịch sử hình thành lâu năm, mang lại hiệu quả tích cực cho hoạt động tín dụng. Luận văn nghiên cứu tại thời điểm MHB chưa sát nhập tuy nhiên mọi phân tích tình hình rủi tín dụng trong cho vay trung dài hạn mang lại hiệu quả tích cực trong công tác quản trị rủi ro tại
92
BIDV chi nhánh Ban mê. Những nghiên cứu trên sẽ là tài liệu trong công tác quản trị tín dụng tại BIDV nhằm hạn chế tối đa rủi ro tín dụng cũng như mang lại hiệu quả tích cực trong hoạt động tín dụng trung dài hạn của BIDV chi
93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]ThS. Đào Ngọc Chuyền (2010), “Một số khó khăn trong xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại”, Tạp chí ngân hàng, (18), tr.49-54.
[2]PGS.TS. Lâm Chí Dũng (2009), Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại, Trường Đại học kinh tế Đà Nẵng.
[3]Phạm Thị Hiền (2012), Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại CN Ngân hang TMCP Xuất nhập khẩu Đà Nẵng, Luận văn
Thạc sĩ chuyên ngành tài chính – ngân hang, Đại học Đà Nẵng. [4]Nguyễn Thanh Hòa (2011), Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với
khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh,
Đại học Đà Nẵng.
[5]Võ Lê Anh Huy (2012), Quản lý rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại NHTMCP Việt Nam thịnh vượng Chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Tài chính – ngân hàng, Đại học Đà Nẵng.
[6]Nguyễn Thị Thanh Huyền (2011), “Quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp theo mức độ rủi ro khách hàng – kinh nghiệm quốc tế”, Tạp chí ngân àng, (7), tr.60-67.
[7]Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010.
[8]Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
[9]Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng, Hà Nội.
94
[10] TS. Phạm Thị Nguyệt, ThS. Hà Mạnh Hùng (2011), “Nguyên nhân và những biểu hiện rủi ro tín dụng của NHTM”, Tạp chí ngân hàng, (9),
tr.29-33.
[11] Sổ tay quản lý rủi ro của Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long
[12] Nguyễn Thị Kim Sơn (2011), Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với các DN vừa và nhỏ tài chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
[13] Lê Hòa Tân (2012), Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đông Á – CN Nha Trang, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
[14] Lê Quốc Thắng (2012), Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh KonTum, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
[15] Mai Xuân Thịnh (2012), Quản trị rủi ro tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Định, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành
Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
[16] Huỳnh Ngọc Anh Thư (2013), Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh quận Sơn Trà – TP. Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
[17] Nguyễn Thị Tường Vy (2012), Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hang TMCP Đông Nam Á chi nhánh Đà Nẵng,
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – ngân hàng, Đại học Đà Nẵng.