CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 44)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ

đƣợc Quyết định số 21/2016/QĐ-UBND ngày 13/6/2016 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành quy định chi tiết quy trình giải quyết khiếu nại của tổ chức, công dân trên địa bàn thành phố và Quyết định số 17/2017/ QĐ-UBND ngày 24/5/2017 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành quy định về tiếp nhân, xử lý, giải quyết kiện nghị, phản ánh của tổ chức cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THỊ

1.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Sự gia tăng dân số đô thị cả nƣớc do 3 nguồn chính đó là: Gia tăng tự nhiên ở khu vực đô thị; di cƣ từ khu vực nông thôn ra thành thị; quá trình mở rộng địa giới của các đô thị. Khi các đô thị của Việt Nam ngày càng phát triển mở rộng, thì dân số càng tăng, dòng dịch cƣ càng lớn (nhóm di dân có 80% thời gian sống ở đô thị cũng đang tăng nhanh tại các thành phố lớn nhƣ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh) dẫn đến sự quá tải trong sử dụng hệ thống hạ tầng cơ sở sẵn có, nhu cầu về nhà ở đô thị tăng.

+ Tốc độ phát triển kinh tế xã hội

Tốc độ phát triển kinh tế xã hội ảnh hƣởng đến đô thị hóa. Nhu cầu nhà ở trong dân cao, các công trình phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội cũng mở rộng. Vì vậy nhu cầu xây dựng các công trình nhà ở, khách sạn, nhà hàng... sẽ đƣợc đầu tƣ xây dựng nhiều hơn. Điều nay cũng đồng nghĩa tỉ lệ vi phạm trật tự xây dựng sẽ lên cao, công tác quản lý trật tự xây dựng cần đƣợc chủ trọng.

+ Tốc độ đô thị hóa:

Đô thị hóa là tiến trình công cuộc Công nghiệp hóa hiện đại hóa. Đô thi hóa mang lại những lợi ích to lớn trong phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, nó cũng mang đến nhƣng tiêu cực nhƣ ô nhiễm môi trƣờng... Đặc biệt nó làm thay đổi mục đích sử dụng đất, chuyển từ đất nông nghiệp sang đất ở. Tốc độ xây dựng công trình ở khu vực nay sẽ gia tăng sẽ ảnh hƣởng lớn đến công tác quản lý đô thị.

1.3.2. Các nhân tố thuộc về cơ quan quản lý và đối tượng quản lý

a. Nhân tố thuộc về cơ quan quản lý:

+ Công tác tuyên truyền

Để xây dựng, nâng cao ý thức chấp hành các quy định về trật tự đô thị có rất nhiều biện pháp trực tiếp cũng nhƣ gián tiếp tác động đến nhận thức và hoạt động xây dựng công trình đô thị của ngƣời dân. Tuy nhiên, trong số rất nhiều biện pháp đó thì hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục chấp hành

các quy định về trật tự xây dựng đô thị đƣợc coi là biện pháp có vai trò đặc biệt quan trọng. Với nhiều hình thức, phƣơng tiện phong phú và đa dạng hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục chấp hành các quy định về trật tự xây dựng đô thị đã góp phần quan trọng vào việc hình thành và nâng cao ý thức nhận thức và hoạt động xây dựng công trình đô thị cho ngƣời dân.

+ Hệ thống văn bản và thủ tục hành chính

Hệ thống các văn bản là căn cứ pháp lý để chủ đầu tƣ và cơ quan quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng phải tuân thủ. Nó ảnh hƣởng sâu sắc việc quy hoạch đô thị, xin phép, cấp phép xây dựng và xử lý vi phạm trong lĩnh vực trật tự xây dựng đô thị.

Nếu những văn bản quy định chƣa thật rõ ràng cũng dễ dẫn đến sự vận dụng ở các địa phƣơng khác nhau, tạo khe hở cho vi phạm trật tự xây dựng đô thị.

Việc xây dựng nhà rất quan trọng đối với mỗi ngƣời dân. Tuy nhiên, việc ngƣời dân hay chủ đầu tƣ thƣờng không muốn xây dựng phải đi xin phép xây dựng vì ngại đến cơ quan nhà nƣớc để làm thủ tục cấp phép xây dựng. Vì vậy thủ tục hành chính về cấp phép xây dựng càng đơn giản sẽ tạo cho họ dễ chấp hành việc xin phép xây dựng.

+ Năng lực cán bộ

Cán bộ trong công tác cấp phép xây dựng ảnh hƣởng xử lý hồ sơ, áp dụng các quy định về quy hoạch đô thị trong cấp phép và thời gian trả hồ sơ cho công dân tổ chức;

Lực lƣợng cán bộ thanh, kiểm tra ảnh hƣởng đến công tác phát hiện và xử lý vi phạm. Nếu năng lực của cán bộ thanh, kiểm tra kém sẽ dễ tình trạng không phát hiện hoặc phát hiện chậm những vi phạm về trật tự xây dựng khó xử lý sau này, hay có phát hiện nhƣng lúng túng không áp dụng đƣợc các quy định pháp luật trong xử lý vi phạm.

b. Nhân tố thuộc về đối tượng quản lý

- Trình độ học vấn càng cao thì ngƣời dân càng có điều kiện tiếp cận, cập nhật các quy định về trật tự xây dựng đô thị và chấp hành tuân thủ các quy định của pháp luật.

- Ý thức tuân thủ của chủ đầu tƣ rất quan trọng trong công tác quản lý trật tự xây dựng. Nhiều ngƣời dân lén lút xây dựng nhà trên đất nông nghiệp, trong khu quy hoạch vào ban đêm ngày nghỉ. Điều này gây khó khăn trong tác pháp hiện và xử lý. Việc cố tình không xin phép xây dựng khi xây dựng nhà đây cũng là nguyên nhân dẫn đến xây dựng không phép.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong Chƣơng 1, đã nêu rõ các khái niệm cơ bản về quản lý Nhà nƣớc về trật tự đô thị. Đồng thời cũng khái quát đƣợc nội dụng của quản lý trật tự xây dựng đô thị. Đây chính là nền tảng để nguyên cứu, phân tích trong luận văn.

Mọi hoạt động quản lý cũng đƣợc dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn nhất định. Để nghiên cứu về quản lý trật tự xây dựng đô thị cần xác định rõ cơ sở lý luận thực tiễn của hoạt động này.

Công tác quản lý Nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị muốn thực hiện phải dựa vào các văn bản pháp luật, công tác tuyên truyền, bộ máy nhà nƣớc, cấp GPXD và thanh tra, kiểm tra giám sát và xử lý.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẨM LỆ,

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của quận Cẩm Lệ

Quận Cẩm Lệ thuộc thành phố Đà Nẵng là một đơn vị hành chính gồm có 6 phƣờng: Hòa Thọ Đông, Hòa Thọ Tây, Hòa An, Hòa Phát, Khuê Trung và Hòa Xuân, đƣợc thành lập theo Nghị định số 102/2005/NĐ-CP ngày 05/8/2005 của Chính phủ trên cơ sở chia tách, sáp nhập các xã Hòa Thọ, Hòa Phát, Hòa Xuân của huyện Hòa Vang và phƣờng Khuê Trung của quận Hải Châu, chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/09/2005.

Quận Cẩm Lệ tổng diện tích đất tự nhiên là 3.584 ha, dân số 111.468 ngƣời, mật độ dân số trung bình 3.118 ngƣời/km 2. Là địa bàn nằm ở cửa ngõ Tây Nam của thành phố Đà Nẵng, nối với vùng Tây Nguyên qua Quốc Lộ 14B, là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và các nƣớc Lào, Campuchia, Thái Lan thông qua hành lang kinh tế Đông Tây; cửa ra của cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, có tuyến đƣờng sắt Bắc Nam đi qua địa bàn. Quận Cẩm Lệ còn là địa bàn trọng điểm trong việc mở rộng không gian đô thị của thành phố thời điểm hiện nay và trong những năm đến nên có nhiều thuận lợi để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội.

Cẩm Lệ là vùng đồng bằng nhƣng có địa hình đa dạng và phức tạp, đặc điểm địa hình bị chia cắt bởi hƣớng dốc chính từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Khu vực có đồi núi cao phân bố hầu hết ở phƣờng Hòa An và Hòa Phát. Khu vực có vùng gò đồi phân bố tập trung đa số ở phƣờng Hòa Thọ Tây và một

phần nhỏ ở phƣờng Hòa Phát. Hầu hết là đồi núi thấp xen kẽ với các cánh đồng nhỏ hẹp. Vùng đồng bằng tƣơng đối bằng phẳng, chiếm phần lớn diện tích toàn quận, phân bố đều khắp các phƣờng.

Hình 2.1. Bản đồ hành chính quận Cẩm Lệ

- Về quy hoạch chung tính đến tháng 12/2016 thì trên địa bàn quận có tổng số 94 dự án quy hoạch các loại. Mật độ quy hoạch chiếm tỷ lệ 73,3% trên tổng diện tích tự nhiên quận (2.731ha/ 3.530 ha). Trong đó có 58 dự án

quy hoạch khu dân cƣ mới (chiếm diện tích 1695,5 ha), 04 dự án công nghiệp, kho tàng, bến bãi, 12 dự án giao thông và thoát nƣớc...., 706 ha diện tích còn lại là đất ở chỉnh trang, đất quân đội, đồi núi, mặt nƣớc. Về tiến độ các dự án quy hoạch đến nay đã có 69 dự án cơ bản đã hoàn thành, 14 dự án đang triển khai, 10 dự án chƣa triển khai và 01 dự án chậm triển khai.

Việc thực hiện các dự án quy hoạch đã đem lại diện mạo đô thị Quận mang dáng dấp của một đô thị hiện đại với hàng loạt dự án trọng điểm nhƣ: cầu Vƣợt Ngã Ba Huế, cầu Nguyễn Tri Phƣơng, khu liên hợp thể thao Hòa Xuân, các khu tái định cƣ Phƣớc Lý… Đặc biệt, phƣờng Hòa Xuân đƣợc quy hoạch 100% diện tích tự nhiên, đƣờng rộng từ 5,5m trở lên, là phƣờng duy nhất thành phố không có kiệt hẻm.

Mật độ đô thị hóa cao (trên 70%) góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hƣớng dịch vụ và công nghiệp. Cơ cấu dân số thay đổi, mạng lƣới giao thông thuận lợi cho việc phát triển hợp lý hệ thống đô thị theo các trục Bắc Nam, cũng nhƣ từ Đông sang Tây, tạo điều kiện liên kết phát triển kinh tế với các quận, huyện nội thành.

Xét về quy hoạch tổng thể của quận hiện nay chủ yếu là quy hoạch phân lô bố trí dân cƣ và khớp nối hệ thống giao thông đƣờng bộ. Chƣa có quy hoạch các khu thƣơng mại phức hợp hoặc thiếu quy hoạch công trình công cộng có điểm nhấn nhƣ bệnh viện, trƣờng học, khu vui chơi phức hợp, khu du lịch sinh thái ven sông… để thúc đẩy phát triển kinh tế thƣơng mại dịch vụ và kinh doanh nhỏ lẻ trên địa bàn quận.

Nhiều dự án quy hoạch chậm triển khai nhƣ KDC phía Tây Trƣờng Chinh, KDC Phƣớc Lý 5, SDĐ dọc tuyến Hòa Thọ - Hòa Nhơn, SDĐ ven sông Tuyên Sơn - Túy Loan, Tuyến đƣờng sắt đôi…Tổng diện tích quy hoạch hơn 547 ha ảnh hƣởng không nhỏ đến đời sống nhân dân. Đòi hỏi cần có giải pháp điều chỉnh hợp lý để giải quyết những tồn tại.

Bảng 2.1. Diện tích sử dụng đất trên địa bàn quận Cẩm Lệ năm 2016 STT Tên loạ đất ệu Tổn ện tí đất ( ) Cơ ấu (%)

I Tổng diện tích đất của đơn vị

hành chính (1+2+3) 3584.46 100

1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 400.27 11.17

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 229.17

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 219.21

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 120.73

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 98.49

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 9.96

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 162.06

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 162.06

2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 2749.77 76.71

2.1 Đất ở OCT 883.20

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 0.00

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 883.20

2.2 Đất chuyên dùng CDG 1 518.84

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 6.48

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 400.97

2.2.3 Đất an ninh CAN 7.29

2.2.4 Đất xây dựng công trình sự

nghiệp DSN 159.86

2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi

nông nghiệp CSK 216.40

2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công

cộng CCC 727.83

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 15.04

STT Tên loạ đất ệu Tổn ện tí đất ( ) Cơ ấu (%)

2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà

tang lễ, nhà hỏa táng NTD 66.37

2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 224.53

2.7 Đất có mặt nƣớc chuyên dùng MNC 33.13

2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0.00

3 Nhóm đất chƣa sử dụng CSD 434.42 12.12

3.1 Đất bằng chƣa sử dụng BCS 434.42

(Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường quận Cẩm Lệ)

Từ số liệu từ bảng 2.1ta thấy cơ cấu đất phi nông nghiệp chiếm 76,71% cho thấy quận Cẩm Lệ là một quận có diện tích đất đô thị cao, đây có thể nói Cẩm Lệ là một quận đô thị.

- Về kinh tế

Bảng 2.2. Giá trị sản xuất các ngành của quận Cẩm Lệ giai đoạn 2012 -1016 (giá so sánh 2010)

Đơn vị tính: tỷ đồng Chi tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng giá trị sản xuất 9.491,7 10.399 11.156,1 12.353,4 13.607,6 CN-XD 7.053,6 7.727 8.241 9.137,7 10.092,6 NL-TS 59,1 58 57,1 58,7 58,1 TM-DV 2.379 2.614 2.858 3.157 3.456,9

Cơ cấu giá trị sản xuất (%)

100 100 100 100 100

CN-XD 74,3 74,8 73,9 74 74,2

NL-TS 0,6 0,5 0,5 0,5 0,4

TM-DV 25,1 24,7 25,6 25,6 25,4

Bảng 2.3. Tốc độ phát triển kinh tế của quận Cẩm Lệ

Đơn vị tính: tỷ đồng

2012 2013 2014 2015 2016

Tổng giá trị sản xuất (giá so sánh 2010) 9.491,70 10.399 11.156,10 12.353,40 13.607,60 Tốc độ tăng trƣởng (%) 9,56 7,28 10,73 10,15 CN-XD 7.053,60 7.727 8.241 9.137,70 10.092,60 NL-TS 59,1 58 57,1 58,7 58,1 TM-DV 2.379 2.614 2.858 3.157 3.456,90

Cơ cấu giá trị sản xuất (%) 100 100 100 100 100 2012 2013 2014 2015 2016 Tỷ trọng NL-TS (%) 0,6 0,5 0,5 0,5 0,4 Tỷ trọng CN-XD (%) 74,3 74,8 73,9 74 74,2 Tỷ trọng TM-DV (%) 25.1 24.7 25.6 25.6 25.4

Hình 2.2. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế của quận Cẩm Lệ

giả trị sản xuất đạt giá trị lên đến 13.607,60 tỷ đồng.Tốc độ tăng trƣởng luôn trên 7%, có năm 2015 tốc độ tăng trƣởng đạt đến 10,73 %. Nói chung, kinh tế của quận Cẩm Lệ đạt tốc độ tăng trƣởng khá cao.

- Dân số

Bảng 2.4. Dân số và tốc độ tăng dân số quận Cẩm Lệ

Đơn vị tính: người 2012 2013 2014 2015 2016 Dân số trung bình 100.722 104.030 106.383 108.704 111.468 Tốc độ tăng dân số (%) 3,28 2,26 2,18 2,54

Hình 2.3. Biểu đồ dân số và tốc độ tăng dân số của quận Cẩm Lệ

Dân số năm 2012 là 100.722 ngƣời đến năm 2016 dân số đã tăng 111.468 ngƣời. Nhu cầu nhà ở sẽ tăng, đây cũng là thách thức cho công tác quản lý trật tự trật tự xây dựng .

Bảng 2.5. Biến động diện tích theo mục đích sử dụng đất trên địa bàn quận Cẩm Lệ

Đơn vị tính: ha D ện Tích 2016 So vớ năm 2014 So vớ 2015 D ện tí 2014 Tăng ảm D ện tích 2015 Tăn ảm Tổng diện tích đất của ĐVHC (1+2+3) 3584.48 3589.16 -4.68 3584.46 0.02 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 400.27 402.72 -2.45 402.49 -2.22 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 229.17 231.62 -2.45 231.39 -2.22

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 162.06 162.06 0 162.06 0

1.3 Đất nuôi rồng thủy sản NTS 0 0

1.4 Đất làm muối LMU 0 0

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 9.04 9.04 0 9.04 0

2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 2749.79 2749.52 0.27 2745.08 4.71 2.1 Đất ở đô thị OCT 883.2 885.83 -2.63 886.74 -3.54 2.2 Đất ở chuyên dùng CDG 1518.84 1516.11 2.73 1510.76 8.08 2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 15.04 15.06 -0.02 15.06 -0.02 2.4 Đất cơ sơ tín ngƣỡng TIN 8.68 8.44 0.24 8.44 0.24 2.5 Đất nghĩa trang NTD 66.37 66.38 -0.01 66.38 -0.01

2.6

Đất sông, ngoài kênh, rạch,

suối SON 224.53 224.53 0 224.53 0

2.7 Đất có mặt nƣớc chuyên dùng MNC 33.13 33.17 -0.04 33.17 -0.04 3 Nhóm đất chƣa sử dụng CSD 434.42 436.92 -2.5 436.89 -2.47 3.1 Đất bằng chƣa sử dụng BCS 434.42 436.92 -2.5 436.89 -2.47

3.2 Đất đồi chƣa sử dụng DCS 0 0

( Nguồn: phòng Tài nguyên-Môi trường quận Cẩm Lệ)

Diện tích đất nông nghiệp năm 2016 giảm 2.45 ha so với năm 2014 và giảm 2.22 ha so với năm 2015 và đất phi nông nghiệp luôn tăng. Đặc biệt từ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)