NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 30)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ

Không để xảy ra tình trạng xây dựng công trình không phép, sai phép mà không đƣợc xử lý, hay có hành vi dung túng, bao che cho các công trình vi phạm.

Các công trình sai phạm không chỉ gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình mà còn ảnh hƣởng đến quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất. Gây mất mĩ quan đô thị, vệ sinh môi trƣờng khu dân cƣ, ảnh hƣởng chất lƣợng công trình lân cận, có thể gây bức xúc trong dƣ luận.

Các công trình xây dựng trái phép trong các khu quy hoạch giải tỏa sẽ gây thiệt hại rất lớn về kinh tế, khó khăn trong công tác giải tỏa đền bù và bố trí tái định cƣ. Nếu các khu quy hoạch giải tỏa có mức đền bù lớn dễ dẫn đến dự án treo gây ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế xã hội.

1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ

Quản lý Nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị là hoạt động điều hành của các cơ quan nhà nƣớc, cá nhân có thẩm quyền tác động lên các chủ đầu tƣ,

các quan hệ xã hội trên cơ sở pháp luật, nhằm đảm bảo trật tự đô thị. Để quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị, các cơ quan hành chính nhà nƣớc từ trung ƣơng đến địa phƣơng theo thẩm quyền của mình mà ban hành các văn bản quy định về quản lý về trật tự đô thị. Tổ chức thực hiện các văn bản quản lý về trật tự đô thị. Xử lý vi phạm các quy định về trật tự đô thị. Đó là ba khâu rất quan trọng của quy trình quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị. Quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị sẽ không thực hiện đƣợc nếu thiếu đi một trong ba khâu đó. Giữa các khâu trong quy trình quản lý luôn tồn tại mối quan hệ khăng khít không thể tách rời, hình thành nội dung của quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị.

Quản lý trật tự xây dựng đô thị là hoạt động thanh kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm theo đúng quy định, đúng thẩm quyền và đúng trình tự thủ tục theo của pháp luật về các vấn đề liên quan đến trật tự xây dựng đô thị nhằm đảm bảo xây dựng quản lý đô thị phù hợp với các quy hoạch tổng thể và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Tạo đƣợc sự phát triển bộ mặt đô thị theo đúng quy hoạch đƣợc phê duyệt. Tạo điều kiện cho ngƣời dân và doanh nghiệp xây dựng, bảo vệ quyền lợi chính đáng hợp pháp cho họ, nghiêm cấm và tiến tới chấm dứt tình trạng lấn chiếm sử dụng đất công, sử dụng đất sai mục đích, xây dựng không phép, sai phép giữ gìn kỷ cƣơng của pháp luật.

1.2.1. Ban hành và tuyên truyền á quy địn về trật tự xây ựn đô t ị

a. Ban hành các văn bản quy định về trật tự xây dựng đô thị

Văn bản là phƣơng tiện ghi tin và truyền đạt bằng ngôn ngữ hay một loại ký hiệu nhất định. Trong quản lý nhà nƣớc nói chung, quản lý trật tự xây dựng nói riêng đây vừa là sản phẩm, vừa làm phƣơng tiện để quản lý.

Văn bản quy định về trật tự xây dựng có những tính chất cụ thể sau: - Mang tính ý chí, bản chất này do tính chất của hoạt động quản lý nhà

nƣớc quy định. Nó biểu hiện quyền lực của cơ quan quản lý nhà nƣớc quy định. Văn bản quy định biểu hiện quyền lực của cơ quan quản lý nhà nƣớc nhằm mục tiêu duy trì và đảm bảo trật tự đô thị.

- Mang tính chất nhà nƣớc, văn bản quy định về quản lý trật tự đƣợc đƣa ra bởi: Quốc hội, Chính phủ, Bộ xây dựng, UBND các cấp và đƣợc xây dựng theo đúng quy trình, hệ thống do luật quy định. Nó đòi hỏi đối tƣợng phải tuân thủ và đƣợc dùng làm cơ sở để quản lý kiểm tra xử lý hoạt động xây dựng.

Chức năng của văn bản quy định về trật tự xây dựng đô thị:

- Chức năng thông tin: bao gồm thông tin quá khứ, thông tin hiện tại, thông tin tƣơng lai.

- Chức năng pháp lý: văn bản đƣợc sử dụng để ghi lại các quy phạm luật về lĩnh vực trật tự xây dựng đô thị và căn cứ pháp lý để quản lý trật tự xây dựng đô thị.

- Chức năng quản lý: trong công tác quản lý nhà nƣớc nói chung và quản lý trật tự xây dựng đô thị nói riêng văn bản có vai trò đặc biệt quan trọng bởi chức năng quản lý của nó. Nó là một trong cơ sở quan trọng bảo đảm cung cấp cho hoạt động quản lý các thông tin cần thiết. Giúp cơ quan quản lý nhà nƣớc ban hành các quyết định quản lý chính xác, thuận lợi. Văn bản là căn cứ để cơ quan chuyên môn, UBND các cấp tổ chức thực hiện nhiệm của mình đúng yều cầu cấp quản lý có thẩm quyền.

b. Truyền truyền các văn bản quy định về trật tự xây dựng đô thị

- Hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nói chung và các quy định quản lý trật tự đô thị nói riêng là việc sử dụng những hình thức khác nhau tác động một cách có hệ thống và thƣờng xuyên đến ý thức của con ngƣời. Nhằm trang bị những kiến thức pháp lý, về các quy định quản lý trật tự đô thị nhất định. Để từ đó, họ có những nhận thức đúng đắn về các quy định

quản lý trật tự đô thị, pháp luật, tôn trọng pháp luật và tự giác thực hiện theo yêu cầu của pháp luật.

- Một số hình thức tuyên truyền các quy định về quản lý trật tự đô thị chủ yếu:

+ Tuyên truyền miệng về quy định trong quản lý trật tự xây dựng là một hình thức tuyên truyền mà ngƣời nói trực tiếp nói với ngƣời nghe về lĩnh vực pháp luật. Chủ yếu là phổ biến, giới thiệu các quy định pháp luật nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho ngƣời nghe chấp hành các quy định về trật tự xây dựng.

+ Phổ biến các quy định về quản lý trật tự xây dựng đô thị qua báo chí. Tuyên truyền pháp luật qua báo chí là hình thức tuyên truyền các nội dung liên quan thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng là báo chí với nhiều hình thức thể hiện phong phú.

+ Tuyên truyền phổ biến các quy định quản lý trật tự đô thị qua mạng lƣới truyền thanh quận, phƣờng. Tuyên truyền quy định về trật tự xây dựng qua mạng lƣới truyền thanh cơ sở là hình thức tuyên truyền các nội dung pháp luật liên quan thông qua các phƣơng tiện đại chúng ở địa phƣơng.

+ Tuyên truyền, phổ biến các quy định quản lý trật tự đô thị trên mạng Internet là một hình thức tuyên truyền hiện đại nhằm truyền tải những thông tin, yêu cầu, nội dung các quy định về trật tự xây dựng kịp thời, tiết kiệm nhiều thời gian, công sức cho việc tự tìm hiểu.

+ Tuyên truyền phổ biến các quy định quản lý trật tự xây dựng đô thị thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật. Thi tìm hiểu các quy định quản lý trật tự xây dựng đô thị là hình thức thi do cơ quan nhà nƣớc tổ chức nhằm động viên, khuyến khích đối tƣợng tìm đọc, nâng cao hiểu biết quản lý trật tự đô thị, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đối tƣợng và nâng cao dân trí về quản lý trật tự xây dựng đô thị.

1.2.2. Tổ ứ bộ máy quản lý trật tự xây ựn đô t ị

a. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý trật tự xây dựng đô thị của Nhà nước ở Trung ương

- Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của đất nƣớc có nhiệm vụ đề ra các bộ luật, chủ trƣơng lớn và thông qua ngân sách nhà nƣớc thuộc về lĩnh vực xây dựng.

- Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất quản lý và điều hành toàn bộ nền hành chính quốc gia. Trong Chính phủ có phó Thủ Tƣớng phụ trách lĩnh vực xây dựng. Giúp việc cho Thủ tƣớng Chính phủ có Văn phòng chính phủ, các vụ kinh tế ngành, các chuyên viên trợ lý làm nhiệm vụ tham mƣu giúp việc Thủ tƣớng quản lý lĩnh vực xây dựng.

- Bộ xây dựng chịu trách nhiệm:

Thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về xây dựng, nguyên cứu các cơ chế, chính sách về quản lý trật tự xây dựng, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn trình Chính phủ hoặc đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ hoặc đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ ủy quyền ban hành.

Ban hành các tiêu chuẩn, quy phạm, quy chuẩn xây dựng, quy trình thiết kế xây dựng, các quy định về quản lý chất lƣợng, thỏa thuận để các Bộ có xây dựng chuyên ngành các tiêu chuẩn, định mức, quy phạm, các quy định quản lý chất lƣợng công trình xây dựng kỹ thuật chuyên ngành.

Hƣớng dẫn hoạt động của các doanh nghiệp tƣ vấn xây dựng, doanh nghiệp xây dựng và các tổ chức quản lý thực hiện dự án đâu tƣ xây dựng.

- Các Bộ quản lý ngành và các cơ quan có liên quan về đất đai, tài nguyên, sinh học công nghệ, môi trƣờng, thƣơng mại, bảo tồn, bảo tàng di tích, di sản văn hóa, quốc phòng an ninh, phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xem xét các vấn đề có liên quan đến dự án đầu tƣ xây dựng.

b. Ở cấp tỉnh

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi chức năng quyền hạn, thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nƣớc đối với các tổ chức và cá nhân thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có Sở Xây dựng là cơ quan giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý trật tự xây dựng theo sự phân cấp quản lý. Ở Sở Xây dựng có Thanh tra xây dựng là cơ quan giúp Sở Xây dựng thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị.

c. Ở cấp quận huyện

Phòng quản lý đô thị, Thanh tra xây dựng là cơ quan giúp UBND quận, huyện giúp UBND quận, huyện thực hiện quản lý trật tự xây dựng đô thị.

d. Ở xã phường

Có cán bộ đƣợc phân công phụ trách quản lý về trật tự xây dựng đô thị giúp UBND phƣờng xã thực hiện quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị.

1.2.3. Cấp giấy phép xây dựng

- Giấy phép xây dựng là công cụ hữu hiệu trong quản lý đô thị, công tác cấp giấy phép xây dựng nhằm tăng hiệu quả kiểm soát phát triển đô thị theo đúng quy hoạch, góp phần phát triển bền vững quá trình đô thị hóa.

- Việc cấp GPXD là biện pháp kiểm soát về mặt kiến trúc, cảnh quan, kết cấu hạ tầng, không gian liên kề, không gian công cộng một cách cụ thể nhất và có thể giám sát, kiểm tra (công tác hậu cấp phép). Hiện nay công tác cấp phép phục vụ quản lý trật tự xây dựng không chỉ áp dụng cho nƣớc ta mà trên các nƣớc khác.

- GPXD là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tƣ để xây dựng, sữa chữa, cải tạo, di dời công trình [23].

- Việc cấp phép xây dựng nhằm quy định kiểm soát về kiến trúc, cốt nền xây dựng, Chỉ giới đƣờng đỏ, chỉ giới xây dựng, khoảng lùi, độ vƣơn

công trình, diện tích xây dựng, tổng diện tích sàn, chiều cao công trình. GPXD phục vụ công tác kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công.

-Theo Chƣơng V, Luật Xây dựng năm 2014 quy định về Giấy phép xây dựng.

+ Đối tƣợng và các loại giấy phép xây dựng

Trƣớc khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tƣ phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật xây dựng. Trừ trƣờng hợp các công trình: công trình bí mật nhà nƣớc, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên. Công trình thuộc dự án đầu tƣ xây dựng đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tƣ. Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính; công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhƣng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền chấp thuận về hƣớng tuyến công trình; công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt và đƣợc thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật xây dựng; nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dƣới 7 tầng và tổng diện tích sàn dƣới 500m2

có quy hoạch chi tiết 1/500 đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt; công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hƣởng tới môi trƣờng, an toàn công trình; công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đƣờng trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc; công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tƣ xây dựng và ở khu vực chƣa có quy

hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cƣ nông thôn đƣợc duyệt; Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chƣa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng đƣợc duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa;

Chủ đầu tƣ xây dựng công trình đƣợc miễn giấy phép xây dựng có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phƣơng để theo dõi, lƣu hồ sơ.

+ GPXD gồm: GPXD mới; Giấy phép sửa chữa, cải tạo; Giấy phép di dời công trình.

+ Nội dung chủ yếu của GPXD: tên công trình thuộc dự án, tên và địa chỉ của chủ đầu tƣ, địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình đối với công trình theo tuyến, loại, cấp công trình xây dựng, cốt xây dựng công trình, chỉ giới đƣờng đỏ, chỉ giới xây dựng, mật độ xây dựng (nếu có), hệ số sử dụng đất (nếu có), đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, ngoài ra còn phải có nội dung về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt), số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tum), chiều cao tối đa toàn công trình, thời hạn khởi công công trình không quá 12 tháng kể từ ngày đƣợc cấp giấy phép xây dựng.

+ Điều kiện cấp GPXD đối với công trình trong đô thị: phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt. Đối với công trình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhƣng chƣa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành; phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất đƣợc phê duyệt; bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng, phòng chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ

tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều, năng lƣợng, giao thông, khu di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hóa; bảo đảm khoảng cách an

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)