Nhóm nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại công ty tài chính TNHH MTV ngân hàng việt nam thịnh vượng (Trang 31 - 34)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.5.1. Nhóm nhân tố bên ngoài

a. Môi trường kinh tế vĩ mô

- Sự phát triển của nền kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tài chính nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Nó tạo môi trường rất thuận lợi để mở rộng hoạt động cho vay.

- Bất cứ một tổ chức tín dụng nào cũng chịu sự chi phối của các chu kì kinh tế. Trong giai đoạn nền kinh tế phát triển ổn định, doanh nghiệp làm ăn tốt thì xã thì xã hội có nhiều nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nên nhu cầu vay vốn tăng. Mặt khác nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp sẽ làm tăng nhu cầu tiêu dùng, thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân và tạo khả năng tiết kiệm do đó tạo triển vọng cho vay tiêu dùng. Ngược lại nền kinh tế suy thoái, dẫn đến nền

22

kinh tế giảm khả năng hấp thụ vốn cho nền kinh tế giảm do đó dư thừa ứ đọng vốn, không những hoạt động cho vay không được mở rộng mà còn bị thu hẹp.

b. Môi trường pháp lý

- Trong nền kinh tế thị trường mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ về hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải đảm bảo trong khuôn khổ của pháp luật.

- Nếu những quy định của pháp luật không rõ ràng, không đồng bộ, có nhiều kẽ hở thì sẽ rất khó khăn cho tổ chức tín dụng trong các hoạt động nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Với những văn bản pháp luật đầy đủ rõ ràng, đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng yên tâm hoạt động kinh doanh, cạnh tranh trong lĩnh vực cho vay. Đây là cơ sở pháp lý để Ngân hàng khiếu lại, tố cáo khi có tranh chấp xảy ra. Điều đó giúp tổ chức tín dụng tăng cường hoạt động cho vay .

- Sự thay đổi những chủ chương chính sách về tài chính tín dụng cũng gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, chính sách xuất nhập khẩu một cách đột ngột gây sáo chộn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không tiêu thụ hết được sản phẩm hay chưa có phương án kinh doanh mới dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó đòi.

- Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp còn nhiếu sơ hở. Nhà nước cho phép nhiều doanh nghiệp được sản xuất kinh doanh với nhiều chức năng, nhiệm vụ vượt quá trình độ, năng lực quản lý dẫn đến rủi ro, thua lỗ, làm giảm chất lượng tín dụng.

Do đó hệ thống pháp luật cũng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng.

23

c. Môi trường kinh tế, chính trị - xã hội

Môi trường kinh doanh Việt Nam được dự báo sẽ có nhiều sự đột phá trong năm 2015 khi vấn đề cải cách thế chế, tạo điều kiện tốt nhất cho phát triển khu vực kinh tế tư nhân được xem là mục tiêu hàng đầu hiện nay. Đây là cơ sở tốt cho những bước tiến nhanh hơn của Việt Nam trong năm 2015 với nhiều Hiệp định thương mại tự do sẽ được ký kết. Nhưng điều này cũng đặt Việt Nam trước những thách thức mới về yêu cầu hoàn thiện nhanh hơn nữa môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư, tạo đà cho những bước phát triển sắp tới.

Môi trường chính trị ổn định, đa dạng các ưu đãi dành cho nhà đầu tư nước ngoài và đặc biệt sức mua tăng trưởng cao là những gì mà nhiều nhà đầu tư miêu tả khi được hỏi về mức độ thuận lợi kinh doanh tại Việt Nam. Đây cũng là nhân tố quan trọng khiến nhiều doanh nghiệp nước ngoài quyết định đầu tư và có ý định làm ăn lâu dài tại Việt Nam.

d. Đặc điểm của địa bàn hoạt động

- Ở mỗi địa bàn phân chia theo xã, thị trấn, tỉnh thành khác nhau tùy vào đặc trưng sản xuất kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của người dân.

e. Nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân

- Nhu cầu vay vốn của khách hàng là yếu tố cực kỳ quan trọng và ảnh hưởng mạnh mẽ đến động thái quyết định vay vốn của khách hàng từ đó tác động trực tiếp đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của tổ chức tín dụng.

f. Tình hình cạnh tranh trên thị trường cho vay khách hàng cá nhân

Các tổ chức tín dụng hoạt động trong môi trường có nhiều đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh là một động lực tốt để tổ chức tín dụng ngày càng hoàn

24

thiện, vì để ngày càng phát triển thì tổ chức tín dụng luôn phải cố gắng không để mình tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh và phải nâng cao, tăng cường các hoạt động của mình vượt đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, khách hàng có sự lựa chọn của mình khi gửi tiền, sử dụng dịch vụ và vay tiền của tổ chức tín dụng nào có lợi cho họ. Nếu như đối thủ cạnh tranh mà chiềm ưu thế hơn so với tổ chức tín dụng thì sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn tổ chức tín dụng thậm chí khách hàng của tổ chức tín dụng cũng chuyển sang đối thủ cạnh tranh. Do đó để mở rộng hoạt động cho vay thì việc nghiên cứu tìm hiểu đối thủ cạnh tranh để ngày càng chiếm ưu thế hơn là vô cùng quan trọng.

Quá trình phân tích đối thủ cạnh tranh gồm có: xác định các nguồn thông tin về đối thủ cạnh tranh, phân tích các thông tin đó, dự đoán chiến lược của các đối thủ cạnh tranh và đánh giá khả năng cạnh tranh của tổ chức tín dụng trong việc mở rộng hoạt động cho vay.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại công ty tài chính TNHH MTV ngân hàng việt nam thịnh vượng (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)