Nội dung phân tích hoạt động cho vay nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay nông nghiệp tại chi nhánh ngân hàng NN PTNT, tỉnh gia lai (Trang 32 - 36)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2.Nội dung phân tích hoạt động cho vay nông nghiệp

a. Phân tích mục tiêu của hoạt động cho vay nông nghiệp của ngân hàng thương mại

Trong thời điểm kinh tế hiện nay, ngành nông nghiệp rất đƣợc Chính Phủ và Nhà nƣớc quan tâm phát triển, hàng loạt các văn bản về chính sách tín dụng hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp - nông thôn đã đƣợc ban hành trong thời gian gần đây. Theo đó, cho vay nông nghiệp ở các NHTM ngày càng đƣợc quan tâm và nằm trong danh mục các hoạt động cho vay cần phát triển.

Các mục tiêu cụ thể của hoạt động cho vay nông nghiệp mà các ngân hàng thƣơng mại hƣớng đến là:

- Tăng trƣởng quy mô và phát triển thị phần gắn với kiểm soát tốt rủi ro - Nâng cao chất lƣợng dịch vụ cho vay nông nghiệp

- Gia tăng thu nhập

Tuy nhiên tùy theo từng thời điểm, tùy từng điều kiện mà mỗi ngân hàng xác định cho mình mục tiêu nào là mục tiêu chính và trọng tâm để hƣớng đến. Thông thƣờng mục tiêu tăng trƣởng quy mô và phát triển thị phần là phổ biến và chính yếu, các mục tiêu còn lại là thứ yếu hoặc kết hợp hoặc bổ sung. Nếu tại thời điểm ngân hàng đã đạt đƣợc mục tiêu tăng trƣởng quy mô, phát triển mở rộng đƣợc thị phần cho vay nông nghiệp và đã gia tăng thu nhập từ cho

vay nông nghiệp thì mục tiêu kiểm soát tốt rủi ro và nâng cao chất lƣợng dịch vụ cho vay nông nghiệp lại là mục tiêu chính.

b. Phân tích môi trường cho vay nông nghiệp

- Phân tích môi trƣờng bên ngoài có ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay nông nghiệp của ngân hàng: đặc điểm kinh tế - xã hội của thị trƣờng mục tiêu; những nhân tố thuộc về môi trƣờng vĩ mô; môi trƣờng cạnh tranh,...

- Phân tích môi trƣờng bên trong của NH. Nội dung chủ yếu là phân tích những đặc điểm cơ bản có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động cho vay nông nghiệp của NHTM nhƣ: chiến lƣợc kinh doanh; thƣơng hiệu; các nguồn lực; ..

c. Phân tích công tác thực hiện quy trình cho vay cho vay nông nghiệp

Quy trình cho vay nông nghiệp là nội dung và trình tự các bƣớc công việc cần phải tuân thủ thống nhất trong quá trình cho vay nông nghiệp tính từ khi khách hàng bắt đầu thiết lập quan hệ với ngân hàng cho đến khi kết thúc hợp đồng tín dụng. Bao gồm:

Bước1: Hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay

Đây là giai đoạn chuẩn bị những điều kiện cần thiết để thiết lập quan hệ tín dụng lành mạnh và cũng là giai đoạn hình thành đầy đủ các giấy tờ, văn bản chứng tỏ khách hàng thực sự có nhu cầu về vốn tín dụng cũng nhƣ chứng minh đƣợc tính hợp pháp về nhân thân khách hàng và tính tự nguyện đề nghị cấp tín dụng của khách hàng

Nhiệm vụ chủ yếu của nhân viên ngân hàng trong giai đoạn này là tiếp xúc, thông báo điều kiện vay đối với từng khách hàng cụ thể với những mục đích sử dụng vốn đã định. Nhân viên có trách nhiệm hƣớng dẫn cho khách hoàn chỉnh các thủ tục, giấy tờ. Thời gian thực hiện giai đoạn này chủ yếu phụ thuộc vào khách hàng. Kết thúc giai đoạn là hành vi tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay. Nhân viên ngân hàng có thể tham quan cơ sở vật chất, thẩm định TS đảm bảo…

Bước 2: Phân tích tín dụng

Là việc ngân hàng xem xét một cách toàn diện đề nghị vay vốn cụ thể của khách hàng nhằm đánh giá khả năng thu nợ và lãi nếu ngân hàng đồng ý tài trợ để có quyết định cho vay hợp lý

Bước 3: Quyết định cho vay

Cơ sở để ra quyết định tín dụng: ngoài các thông tin đƣợc chuyển giao ở giai đoạn trƣớc, ngƣời ra quyết định còn cần phải dựa vào những cơ sở nhƣ: thông tin cập nhật từ thị trƣờng và các cơ quan chức năng; chính sách tín dụng của ngân hàng, những quy định về hoạt động tín dụng của ngân hàng Nhà nƣớc; nguồn cho vay của ngân hàng; kết quả thẩm định tín dụng

Kết thúc giai đoạn này đƣợc xác định bởi các văn bản thể hiện kết quả ra quyết định tín dụng. Nếu từ chối, ngân hàng có văn bản, nêu ra lý do từ chối và ngƣời ra quyết định phải ghi ý kiến từ chối lên giấy đề nghị cấp tín dụng cũng nhƣ hồ sơ xin cấp tín dụng. Nếu chấp thuận: ngân hàng sẽ tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng tín dụng cùng với các hợp đồng liên quan. Đây là hành vi pháp lý quan trọng để làm cơ sở giao vốn cho ngƣời vay và kiểm soát việc thu hồi vốn cấp. Nếu hợp đồng tín dụng đƣợc ký kết với các điều khoản rõ ràng, cụ thể thì công tác giám sát tín dụng ở giai đoạn sau sẽ thuận lợi.

Khi kết thúc giai đoạn này, hình thành hồ sơ tín dụng ban đầu bao gồm: các giấy tờ giai đoạn 1 + Báo cáo kết quả phân tích giai đoạn 2 + các tài liệu cập nhật về khách hàng + các hợp đồng về đảm bảo tín dụng + hợp đồng tín dụng đƣợc ký kết. Hồ sơ này đợc lƣu giữ tại ngân hàng và đƣợc cập nhật thƣờng xuyên. (riêng các giấy tờ sở hữu tài sản đảm bảo đƣợc giao cho bộ phân kho quỹ và phải đƣợc bảo quản nhƣ tiền).

Bước 4: Giải ngân

Giải ngân là nghiệp vụ cấp tiền cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã ký kết trong hợp đồng. Phƣơng thức giải ngân phụ thuộc vào nội dung cam kết của hợp đồng.

Bước 5: Giám sát, thu hồi và thanh lý hợp đồng vay

- Giám sát tín dụng: là nhằm kiểm tra việc thực hiện các điều khoản đã cam kết theo hợp đồng tín dụng nhƣ: khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích không; kiểm soát mức độ rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình sử dụng vốn; theo dõi thực hiện các điều khoản cụ thể đã thoả thuận trong hợp đồng, kịp thời

phát hiện những vi phạm để có những ứng xử kịp thời; theo dõi và ghi nhận việc thực hiện quy trình tín dụng của các bộ phận có liên quan tại ngân hàng.

Các phƣơng pháp giám sát mà ngân hàng thƣờng áp dụng: giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng; phân tích báo cáo tài chính theo định kỳ; viếng thăm và kiểm soát tại chỗ hoạt động kinh doanh của khách hàng; kiểm tra việc đảm bảo tiền vay; giám sát hoạt động khách hàng thông qua các mối quan hệ với khách hàng khác; giám sát qua những thông tin khác.

- Công tác thu nợ: Khách hàng có trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng đúng hạn và đầy đủ nhƣ trong cam kết theo hợp đồng.

Thủ tục thu nợ: trƣớc ngày đáo hạn trả nợ, ngân hàng thờng thông báo cho khách hàng biết số nợ phải thanh toán và ngày thanh toán bằng các hình thức nhƣ thông báo bằng thƣ, qua bƣu điện, trực tiếp, bằng điện thoại hay qua mạng. Trong quá trình giám sát thu nợ, ngân hàng thƣờng áp dụng một số biện pháp sau: điều chỉnh kỳ hạn nợ; chuyển nợ quá hạn các khoản nợ đến hạn nhƣng chƣa thu đƣợc; coi các kỳ hạn sau đều đến hạn và chuyển nợ quá hạn số nợ còn lại

Khi đáo hạn mà khách hàng không trả đƣợc do nguyên nhân khách quan, nếu có nhu cầu và hội đủ các điều kiện, ngân hàng xem xét để gia hạn nợ.

- Tái xét tín dụng và phân hạn tín dụng: tái xét tín dụng là việc tiến hành phân tích tín dụng trong điều kiện khoản tín dụng đã đƣợc cấp nhằm đánh giá chất lƣợng của khoản tín dụng, qua đó phát hiện các rủi ro để có hƣớng giải quyết kịp thời. Qua đó đánh giá đƣợc hiện trạng tín dụng của ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xử lý nợ quá hạn, nợ có vấn đề: nợ quá hạn là những khoản nợ không hoàn trả đúng hạn, không đƣợc phép và không đủ điều kiện gia hạn nợ. Trong trƣờng hợp này, ngân hàng chuyển sang nợ quá hạn và áp dụng các biện pháp khắt khe để nhanh chóng thu hồi nợ đầy đủ. Có 2 hƣớng để xử lý nợ quá hạn là khai thác và thanh lý.

Nhƣ vậy, quy trình cho vay nông nghiệp ngoài việc phải tuân thủ quy trình tín dụng chung cũng phải có những yếu tố đặc thù để phù hợp với cho vay nông nghiệp. Mặt khác, trong điều kiện hiện nay, quy trình cho vay phụ thuộc nhiều vào việc ứng dụng công nghệ trong quản trị ngân hàng. Vì vậy, thƣờng

xuyên xem xét lại quy trình để điều chỉnh, bổ sung những yếu tố mới cho phù hợp với những thay đổi trong các điều kiện của thị trƣờng và công nghệ là việc mà các ngân hàng cần phải thực hiện. Nó phải giải quyết đƣợc mâu thuẫn giữa yêu cầu về chất lƣợng dịch vụ, sự hài lòng của khách hàng với yêu cầu an toàn tài sản, hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Một quy trình cho vay nông nghiệp phù hợp sẽ thúc đẩy mở rộng cho vay nông nghiệp và ngƣợc lại nó sẽ cản trở quá trình này.

d. Phân tích các hoạt động cơ bản ngân hàng đã thực hiện nhằm đạt được mục tiêu của hoạt động cho vay nông nghiệp

- Giải pháp phát triển thị trƣờng và khách hàng - Giải pháp về sản phẩm

- Giải pháp về lãi suất - Giải pháp về nhân sự

- Giải pháp phát triển kênh phân phối

- Giải pháp về quảng bá, chăm sóc khách hàng - Giải pháp tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất - Giải pháp tăng cƣờng kiểm soát rủi ro:

Trong hoạt cho vay nông nghiệp có thể có nhiều loại rủi ro nhƣ: Rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá… Song chủ yếu nhất vẫn là rủi ro tín dụng. Đây là một trong các giải pháp rất quan trọng ngân hàng nào cũng đều phải thực hiện. Việc kiểm soát rủi ro thực hiện dựa trên quy định của NHNN trên cơ sở phân loại nhóm nợ và kiểm soát nợ xấu.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay nông nghiệp tại chi nhánh ngân hàng NN PTNT, tỉnh gia lai (Trang 32 - 36)