8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.3. Các tiêu chí phân tích kết quả hoạt động cho vay nông nghiệp
a. Quy mô cho vay nông nghiệp - Dư nợ cho vay nông nghiệp:
Dƣ nợ là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng nhƣng chƣa thu lại đƣợc, bao gồm:
+ Dƣ nợ thời điểm: đƣợc phản ánh tại từng thời điểm (cuối tháng, cuối năm,...)
Dƣ nợ cho vay nông nghiệp là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng của việc mở rộng quy mô cho vay nông nghiệp. Để đánh giá mức tăng trƣởng qua thời gian, thông thƣờng ngƣời ta dùng 2 chỉ tiêu: mức tăng tuyệt đối và tốc độ tăng. Mức tăng tuyệt đối đƣợc tính bằng hiệu số giữa mức dƣ nợ kỳ báo cáo với dƣ nợ kỳ gốc. Tốc độ tăng đƣợc tính bằng mức tăng tuyệt đối so với kỳ gốc.
- Số lượng khách hàng vay vốn: Việc gia tăng số lƣợng khách hàng nông
nghiệp có quan hệ vay vốn tại ngân hàng qua các thời kỳ là một phƣơng thức gia tăng dƣ nợ vừa đáp ứng yêu cầu cạnh tranh.
- Dư nợ bình quân trên một khách hàng
Tăng dƣ nợ bình quân thể hiện việc phát triển cho vay nông nghiệp của ngân hàng bằng phƣơng thức phát triển theo chiều sâu. Tăng dƣ nợ bình quân sẽ dẫn đến tăng dƣ nợ cho vay nông nghiệp nói chung. Tuy nhiên, việc tăng dƣ nợ bình quân một khách hàng đòi hỏi ngân hàng phải hoàn thiện chính sách khách hàng, áp dụng các chính sách cho vay hợp lý để tăng mức cho vay cho từng khách hàng.
b. Thị phần dư nợ cho vay nông nghiệp
- Thị phần cho vay nông nghiệp của ngân hàng đƣợc đánh giá qua tỷ trọng dƣ nợ cho vay nông nghiệp của ngân hàng đó so với tổng dƣ nợ cho vay nông nghiệp của tất cả các ngân hàng khác trên cùng địa bàn (thị trƣờng mục tiêu) kể cả cho vay nông nghiệp của chính ngân hàng.
- Mức tăng trƣởng thị phần cho vay nông nghiệp thể hiện năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong hoạt động cho vay nông nghiệp trên thị trƣờng mục tiêu.
c. Cơ cấu cho vay nông nghiệp
Cơ cấu cho vay nông nghiệp phản ánh tƣơng quan về tỷ trọng của từng bộ phận dƣ nợ trong tổng thể dƣ nợ cho vay nông nghiệp xét theo từng tiêu chí phân loại khác nhau.
Phân loại cho vay là việc sắp xếp các khoản vay theo từng nhóm dựa trên một số tiêu thức nhất định. Việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học là tiền đề thiết lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro cho
vay. Các cách phân loại đƣợc sử dụng phổ biến trong cho vay nông nghiệp, bao gồm:
-Cơ cấu cho vay nông nghiệp theo kỳ hạn + Cho vay ngắn hạn
+ Cho vay trung hạn + Cho vay dài hạn
-Cơ cấu cho vay nông nghiệp theo phƣơng thức cho vay
Theo phƣơng thức cho vay, cho vay nông nghiệp có thể phân thành các loại: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án.
-Cơ cấu cho vay nông nghiệp theo hình thức bảo đảm tiền vay + Cho vay có đảm bảo bằng tài sản
+ Cho vay không đảm bảo bằng tài sản
-Cơ cấu cho vay nông nghiệp theo ngành nghề + Cho vay trồng trọt
+ Cho vay chăn nuôi + Cho vay lâm nghiệp + Cho vay thủy, hải sản + Cho vay diêm nghiệp
+ Cho vay khác: cho vay dịch vụ nông nghiệp, cho vay sơ chế nông nghiệp…
-Cơ cấu cho vay nông nghiệp theo quy mô
Theo quy mô món vay, cho vay nông nghiệp có thể phân thành các loại: dƣới 50 triệu đồng, từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng, trên 500 triệu đồng.
-Cơ cấu cho vay nông nghiệp theo địa bàn
-Cơ cấu cho vay nông nghiệp theo đối tƣợng khách hàng: cho vay khách hàng cá nhân, hộ gia đình; cho vay khách hàng doanh nghiệp; cho vay khách hàng hợp tác xã, tổ hợp tác; cho vay khách hàng chủ trang trại.
-Cơ cấu cho vay nông nghiệp theo loại tiền tệ: cho vay bằng tiền Việt Nam, cho vay bằng ngoại tệ (chủ yếu là USD).
Tuy nhiên, tùy theo điều kiện về số liệu mà có thể lựa chọn tiêu thức phân tích thích hợp.
c. Chất lượng dịch vụ cho vay nông nghiệp
Tiêu chí về chất lƣợng cung ứng dịch vụ thể hiện trƣớc hết qua sự hài lòng của khách hàng trong quá trình ngân hàng cung ứng dịch vụ cho vay. Tiêu chí này có thể đƣợc đánh giá qua 2 phƣơng thức:
Đánh giá trong: là đánh giá nội bộ của ngân hàng về chất lƣợng cung ứng dịch vụ cho vay nông nghiệp.
Đánh giá ngoài: là đánh giá của khách hàng thông qua khảo sát ý kiến.
d. Mức độ rủi ro tín dụng trong cho vay nông nghiệp
Đây là chỉ tiêu đánh giá về mặt chất lƣợng của quá trình cho vay nông nghiệp. Mức độ rủi ro tín dụng trong cho vay nông nghiệp có thể đƣợc thể hiện qua sự biến động của các chỉ tiêu sau:
- Tỷ lệ nợ xấu/dƣ nợ
- Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 - nhóm 5
- Biến động cơ cấu dƣ nợ theo nhóm nợ - Tỷ lệ dự phòng xử lý rủi ro/ dƣ nợ
e. Kết quả tài chính của hoạt động cho vay nông nghiệp
Trong điều kiện hạch toán hiện nay của NHTM chƣa thể thực hiện tính toán chỉ tiêu sinh lời của riêng hoạt động cho vay nông nghiệp nên có thể sử dụng chỉ tiêu thu nhập cho vay nông nghiệp để đánh giá một cách gián tiếp kết quả tài chính cho vay nông nghiệp.
1.2.4. Phƣơng pháp phân tích hoạt động cho vay nông nghiệp
Thu thập số liệu về tình hình hoạt động cho vay nông nghiệp và xử lý số liệu thu thập đƣợc.
Xác định các bảng biểu, các chỉ tiêu kinh tế phản ánh tình hình hoạt động cho vay nông nghiệp tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần.
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến thực trạng hoạt động cho vay nông nghiệp tại NHTM.
quả hoạt động cho vay nông nghiệp tại ngân hàng thƣơng mại.
Xác định định hƣớng trong hoạt động cho vay nông nghiệp và đƣa ra các giải pháp cụ thể để hoàn thiện hoạt động cho vay nông nghiệp tại ngân hàng thƣơng mại.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Nội dung chƣơng 1 trình bày hai vấn đề lớn:
-Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về nông nghiệp và cho vay nông nghiệp của NHTM.
-Luận giải các vấn đề liên quan đến phân tích hoạt động cho vay nông nghiệp của NHTM.
Trọng tâm của chƣơng 1 là các luận giải về nội dung phân tích hoạt động cho vay nông nghiệp của NHTM, các tiêu chí phân tích kết quả hoạt cho vay nông nghiệp, các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay nông nghiệp của NHTM.
Những nội dung chính trình bày trong chƣơng 1 sẽ là cơ sở để triển khai các nội dung phân tích và đánh giá thực trạng mở rộng cho vay nông nghiệp tại Agribank Gia Lai trong chƣơng 2 và đề xuất các giải pháp trong chƣơng 3.
CHƢƠNG 2
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH GIA LAI TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2014