TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay nông nghiệp tại chi nhánh ngân hàng NN PTNT, tỉnh gia lai (Trang 41 - 115)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN CHI NHÁNH GIA LAI

2.1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Agribank Chi nhánh Gia Lai

Chi nhánh đƣợc thành lập vào ngày 01/7/1988 theo quyết định số 69/NH- QĐ của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (nay là Thống đốc NHNN) với tên gọi: Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh Gia Lai – Kon Tum, mô hình hoạt động đƣợc tổ chức theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng bộ trƣởng (nay là Chính phủ) về tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.

Trải qua quá trình hình thành và phát triển hơn 26 năm qua, cùng với sự chuyển đổi mô hình hoạt động của hệ thống ngân hàng và sự kiện chia tách tỉnh Gia Lai – Kon Tum thành 2 tỉnh Gia Lai và tỉnh Kon Tum vào năm 1991; tên gọi của Chi nhánh cũng đã trải qua 5 lần thay đổi cho phù hợp với mô hình tổ chức và phạm vi hoạt động của chi nhánh, cụ thể:

- Lần thứ nhất: Ngân hàng chuyên doanh tỉnh Gia Lai – Kon Tum trực thuộc chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh Gia Lai – Kon Tum (10/1989 – 03/1991), thực hiện theo đề án thí điểm về thành lập ngân hàng chuyên doanh cấp tỉnh trên cơ sở sát nhập hai Chi nhánh ngân hàng chuyên doanh Công thƣơng và Nông nghiệp cấp tỉnh.

- Lần thứ hai: Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Gia Lai – Kon Tum trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (03/1991 – 10/1991), thực hiện sau khi kết thúc thời gian hoạt động theo mô hình thí điểm về ngân hàng chuyên doanh cấp tỉnh riêng có của tỉnh Gia Lai – Kon Tum.

10/1996) trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn sau khi chia tách hai tỉnh Gia Lai & tỉnh Kon Tum.

- Lần thứ tƣ: Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Gia Lai (10/1996 – 01/2011) trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Giai đoạn này Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là tổ chức tín dụng đƣợc tổ chức theo mô hình Tổng công ty Nhà nƣớc và hoạt động theo pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng cùng với luật các tổ chức tín dụng đã đƣợc ban hành.

- Lần thứ năm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, tỉnh Gia Lai (Từ 01/2011 đến nay) với tên gọi tắt là: Agribank Chi nhánh tỉnh Gia Lai. Giai đoạn này Agribank đƣợc tổ chức hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nƣớc sở hữu 100% vốn điều lệ; NHNN thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nƣớc đối với Agribank. Agribank đƣợc tổ chức hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng, các quy định của pháp luật có liên quan và điều lệ tổ chức hoạt động của Agribank đã đƣợc Thống đốc NHNN phê chuẩn.

Theo đó, Agribank chi nhánh tỉnh Gia Lai là chi nhánh thành viên, hạch toán phụ thuộc, trực thuộc Agribank, hoạt động theo ủy quyền của Agribank, có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp và chịu sự ràng buộc về mặt quyền lợi và nghĩa vụ đối với Agribank.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Agribank Chi nhánh Gia Lai

Cơ cấu tổ chức bao gồm : Ban lãnh đạo, các phòng chuyên môn nghiệp vụ chính ( Kế hoạch tổng hợp, Tín dụng, Kế toán ngân quỹ, Hành chính nhân sự, Kiểm tra kiểm soát nội bộ, Kinh doanh ngoại hối và Dịch vụ Marketing) và mạng lƣới của Agribank Chi nhánh tỉnh Gia Lai bao gồm: 23 Chi nhánh trực thuộc theo phân cấp ủy quyền của Agribank đƣợc tổ chức theo địa giới hành chính cấp huyện, thị xã, thành phố, khu vực và 08 phòng giao dịch trực thuộc tại các khu vực liên xã, phƣờng.

Tổng số cán bộ viên chức của Chi nhánh đến cuối năm 2014 có: 489 lao động, trong đó: cán bộ có trình độ chuyên môn sau đại học chiếm 1,64%, đại

học và cao đẳng chiếm 86,29%, trung cấp chiếm 3,47% và nghiệp vụ chuyên môn khác chiếm 8,60% so tổng số cán bộ viên chức; cán bộ viên chức biết ngoại ngữ chiếm 69,93%; cán bộ viên chức có trình độ tin học từ cơ bản trở lên chiếm 90,38% (Riêng cử nhân, kỹ sƣ tin học chiếm 1,84%); cán bộ làm nghiệp vụ tín dụng chiếm 37%.

Về chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh đƣợc giao là: Trực tiếp tổ chức kinh doanh hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Gia Lai theo phân cấp ủy quyền của Agribank thông qua các nghiệp vụ chủ yếu là: Huy động vốn, cho vay và cung ứng các phƣơng tiện thanh toán, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Đặc thù hoạt động của Chi nhánh là tổ chức kinh doanh trên địa bàn trải rộng khắp toàn tỉnh, hoạt động gắn bó nhiều hơn với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân, có mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nƣớc các đoàn thể, chính trị xã hội. Đến cuối năm 2014 Chi nhánh đang cấp tín dụng cho 61.361 khách hàng và nhận tiền gửi, cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho 159.701 khách hàng. Môi trƣờng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đã bắt đầu có cạnh tranh gay gắt, đến cuối năm 2014 đã có 25 tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn tỉnh với tổng số mạng lƣới 107 điểm giao dịch. Mạng lƣới của các TCTD khác tập trung tại khu vực thành phố, thị xã và đang có xu hƣớng mở rộng thêm các phòng giao dịch tại các địa bàn huyện, thị xã có tiềm năng kinh tế trên địa bàn.

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Agribank Chi nhánh Gia Lai từ năm 2012 đến năm 2014

a. Hoạt động huy động vốn

Đối với hoạt động ngân hàng, vốn là yếu tố quyết định mọi hoạt động kinh doanh. Thực tế tại các NHTM hiện nay, vốn tự có chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, còn lại là vốn huy động, vốn đi vay và vốn khác. Trong đó, vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và ổn định nhất. Do vậy, có thể khẳng định vốn huy động hay công tác huy động vốn có vai trò to lớn quyết định đến khả năng hoạt động và phát triển của ngân hàng. Tình hình huy động vốn của Agribank Chi nhánh Gia Lai trong 3 năm qua nhƣ sau:

Bảng 2.1. Tình hình hoạt động huy động vốn tại Agribank - Chi nhánh Gia Lai từ năm 2012 đến năm 2014

ĐVT: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Tốc độ tăng (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) 2013 /2012 2014 /2013 Huy động vốn từ dân cƣ 3.909 88,01 4.612 86 5.804 90 17,98 25.85 Huy động vốn từ các TCKT 315 7,12 427 7,98 447 6,9 35,5 4,68 Huy động vốn từ nguồn khác 205 4,87 310 6,02 233 3,1 51,21 -24,84 Tổng nguồn vốn huy động 4.429 100 5.349 100 6.484 100 20,78 21,22 Nguồn vốn huy động đƣợc cân đối vào dƣ nợ 3.810 4.596 5.867 - Tỷ trọng vốn tự lực so với dƣ nợ 51% 52,25% 59,32%

Do đặc thù hoạt động của Chi nhánh trên địa bàn đang thu hút vốn đầu tƣ để phát triển nên nguồn vốn huy động tại địa phƣơng chƣa cân đối đủ cho hoạt động tín dụng và phải đƣợc đáp ứng bổ sung từ nguồn vốn vay ngân hàng cấp trên. Số liệu qua bảng 2.1 cho thấy nguồn vốn huy động tại địa phƣơng trong những năm qua tăng trƣởng khá, bình quân hằng năm tăng 21%. Trong đó tiền gửi từ dân cƣ có mức tăng trƣởng khá cao bình quân 22%/năm và chiếm tỷ trọng khoảng 88,01% nguồn vốn huy động.

Đạt đƣợc kết quả trên trong điều kiện diễn biến kinh tế khó khăn và bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng là nhờ Chi nhánh đã áp dụng nhiều biện pháp thu hút vốn khá đồng bộ, chú trọng khai thác nhiều nguồn tiền gửi kể cả trong dân cƣ, các tổ chức kinh tế và tài chính tín dụng. Các giải pháp quan trọng đã đƣợc áp dụng để thu hút vốn trong những năm qua là: Thực hiện đa

dạng hóa các loại sản phẩm tiền gửi với nhiều kỳ hạn và lãi suất phù hợp để khách hàng lựa chọn, đặc biệt là tiết kiệm dự thƣởng, tiết kiệm an sinh, gửi góp...; Đã áp dụng việc điều hành linh hoạt về lãi suất tiền gửi, thực hiện ƣu đãi lãi suất, phí thanh toán đối với từng khách hàng tiền gửi lớn, đồng thời tăng cƣờng ứng dụng công nghệ tin học, rút ngắn thời gian thanh toán tạo thêm tiện nghi trong giao dịch thanh toán với khách hàng. Mặt khác cùng với việc mở rộng mạng lƣới, Chi nhánh đã thực hiện việc đổi mới phong cách giao dịch, tổ chức tốt dịch vụ ngân quỹ, tăng cƣờng các hoạt động tiếp thị, khuyến mãi, tuyên truyền quảng cáo nhằm nâng cao uy tín, hình ảnh của Agribank, đã có tác dụng tốt trong việc khơi tăng các nguồn vốn huy động tại địa phƣơng.

Nhìn chung, công tác huy động vốn tại Chi nhánh đã đạt những thành công nhất định, quy mô nguồn vốn huy động tăng trƣởng khá tuy nhiên chƣa tƣơng xứng với nhu cầu tăng trƣởng quy mô tín dụng. Nguồn vốn huy động tại địa phƣơng chỉ mới tự lực đƣợc khoảng 54,02% dƣ nợ, phần còn lại phải phụ thuộc vào việc điều chuyển vốn vay trong hệ thống của Agribank.

b. Hoạt động cho vay

Bảng 2.2. Tình hình hoạt động cho vay tại Agribank - Chi nhánh Gia Lai từ năm 2012 đến năm 2014

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

1. Tổng dƣ nợ cho vay 7.472 8.756 9.891

2. Tỷ lệ tăng dƣ nợ so năm trƣớc 12,43% 17,18% 12,96% 3. Thị phần dƣ nợ của Agribank trên địa bàn tỉnh 24,10% 22,90% 22,8% 4. Tăng trƣởng GDP của tỉnh 12,90% 12,30% 12,71%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2012 – 2014 của Agribank Chi nhánh tỉnh Gia Lai)

Qua số liệu phản ánh tại bảng 2.2 trên đây cho thấy quy mô dƣ nợ cho vay của Chi nhánh giữ đƣợc mức tăng trƣởng qua các năm, thể hiện việc đầu tƣ tín dụng đƣợc mở rộng để đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế trên địa bàn và phù hợp với định hƣớng hoạt động kinh doanh của Agribank. Bình quân

trong 3 năm (2012 – 2014) dƣ nợ cho vay tăng trƣởng 14,19%. Đến cuối năm 2014 dƣ nợ cho vay đạt mức 9.891 tỷ đồng, tăng trƣởng 12,96% so với năm trƣớc; quy mô dƣ nợ cho vay bình quân 1 cán bộ đạt 17,9 tỷ đồng/ngƣời/năm, tăng gấp 1,28 lần so với quy mô bình quân của năm 2012.

Tuy nhiên về thị phần dƣ nợ cho vay của Chi nhánh so với tổng dƣ nợ cho vay của các TCTD trên địa bàn có chiều hƣớng giảm sút, đến cuối năm 2014 thị phần dƣ nợ cho vay chiếm tỷ trọng 22,8%, giảm 1,3% so với năm 2012. Tốc độ tăng trƣởng tín dụng của Chi nhánh cũng chậm hơn tốc độ tăng trƣởng tín dụng trên địa bàn tỉnh; theo số liệu tổng hợp từ NHNN Chi nhánh tỉnh Gia Lai, bình quân trong 3 năm qua tín dụng trên địa bàn tăng trƣởng 16,09%, trong đó năm 2012 tăng 13,8%, năm 2013 tăng 11,27% và năm 2014 tăng 23,22%. Đây là những vấn đề cần quan tâm đánh giá để có giải pháp thích hợp nhằm mở rộng đầu tƣ tín dụng nói chung và cho vay nông nghiệp nói riêng của Chi nhánh trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

c. Kết quả kinh doanh

Bảng 2.3. Kết quả kinh doanh tại Agribank - Chi nhánh Gia Lai từ năm 2012 đến năm 2014

ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2014/2012 Số tiền % I. Tổng thu nhập 1.204 1.236 1.142 -59 -4,90 1. Thu từ hoạt động tín dụng 1.132 1.153 1.067 -63 -5,56 2. Thu từ hoạt động dịch vụ 16 24 27 +11 +68,75 3. Thu nợ đã xử lý rủi ro 32 54 36 +4 +12,50

II. Tổng chi (Chƣa lƣơng) 1.013 941 821 -192 -18,95

1. Chi trả lãi 845 760 651 -194 -22,95

2. Chi dự phòng xử lý rủi ro 58 63 46 -12 -20,69

3. Chi khác 110 118 124 +14 +12,73

III. Quỹ thu nhập (Tổng thu – Tổng chi) 191 295 321 +130 +68,06

Đặc điểm hoạt động của Chi nhánh là đơn vị hạch toán phụ thuộc của pháp nhân là Agribank, nên kết quả tài chính chƣa phản ánh đầy đủ các khoản mục thu nhập, chi phí và lợi nhuận mà thể hiện các chỉ tiêu về thu nhập, chi phí chƣa tính lƣơng và quỹ thu nhập khoán tài chính với Agribank để tính toán quỹ tiền lƣơng đƣợc trích lập.

Bảng 2.3 phản ánh các chỉ tiêu về kết quả tài chính của Chi nhánh theo quyết toán khoán tài chính qua các năm. Theo đó, tổng thu nhập và thu từ hoạt động tín dụng có xu hƣớng giảm dần, tổng chi và chi trả lãi cũng giảm cùng xu hƣớng do mặt bằng lãi suất cho vay và huy động đều giảm. Thu về dịch vụ ngân hàng đang có xu hƣớng tăng trƣởng tốt nhƣng quy mô còn thấp, chỉ chiếm 2,36% trong tổng thu nhập và chiếm khoảng 8,4% trong quỹ thu nhập. Đáng chú ý là khoản chi về trích lập dự phòng rủi ro trong 3 năm qua thƣờng chiếm khoảng 5,6 – 6,6% trong tổng chi phí. Khoản chi phí này gắn chặt với rủi ro tín dụng, nếu nợ xấu cao thì trích lập dự phòng sẽ lớn và ngƣợc lại.

Đối với chỉ tiêu quỹ thu nhập đạt đƣợc trong 3 năm qua tăng trƣởng khá, năm 2014 đạt 321 tỷ đồng, tăng 68% so với năm 2012.

2.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH GIA LAI TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2014

2.2.1. Phân tích môi trƣờng cho vay nông nghiệp của Agribank Chi nhánh Gia Lai trong thời gian qua

a. Bối cảnh kinh tế vĩ mô

Những điểm nổi bật trong môi trƣờng kinh tế vĩ mô có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động cho vay nông nghiệp của các ngân hàng trong các năm vừa qua là:

+ Chủ trƣơng kiềm chế lạm phát: chủ trƣơng này kéo theo việc thắt chặt đầu tƣ công, khống chế tăng trƣởng tín dụng làm giảm tổng cầu trong nền kinh tế và làm cho tăng trƣởng tín dụng của các ngân hàng gặp những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, hiện nay đối với cho vay lĩnh vực nông nghiệp, Chính phủ và NHNN cũng đã có những động thái nới lỏng dần, tạo điều kiện khơi thông

nguồn vốn đầu tƣ vào nông nghiệp. Đây là một thuận lợi cho các NHTM thực hiện mở rộng cho vay nông nghiệp trong thời gian tới.

+ Chủ trƣơng của chính phủ và NHNN trong việc thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, thận trọng. Chủ trƣơng đẩy mạnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng một mặt giúp làm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, gia tăng năng lực chống đỡ rủi ro hệ thống, khôi phục lòng tin vào hệ thống ngân hàng, mặt khác cũng sẽ gây ra những khó khăn nhất định cho những ngân hàng nhỏ, có năng lực tài chính yếu. Đồng thời với quá trình này là tiến trình xử lý nợ xấu vừa tạo những tác động tích cực lên hoạt động của các ngân hàng, giúp tạo thanh khoản, giải quyết những trở ngại của tăng truởng tín dụng nhƣng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức.

+ Việc khống chế lãi suất huy động của Ngân hàng nhà nƣớc cũng đã tạo thuận lợi hơn cho các NHTM, giúp hạn chế tình trạng cạnh tranh đẩy chi phí huy động tăng cao, thiết lập trật tự của thị trƣờng huy động vốn của NH, qua đó ổn định chi phí đầu vào tạo thuận lợi cho việc giảm lãi suất đầu ra. Từ đó, lãi suất cho vay cũng giảm theo.

b. Bối cảnh thị trường cho vay nông nghiệp của Chi nhánh Agribank Gia Lai

Trong những năm qua, hoạt động cho vay nông nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Gia Lai đã có thuận lợi nhất định, có thể kể đến đó là những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và tình hình kinh tế xã hội của tỉnh, cụ thể như sau:

- Gia Lai là tỉnh miền núi biên giới, giáp với nƣớc bạn Campuchia nằm ở

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay nông nghiệp tại chi nhánh ngân hàng NN PTNT, tỉnh gia lai (Trang 41 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)