Đổi mới cơ cấu cho vay tiêu dùng theo hướng khắc phục các mặt

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đak nông (Trang 78 - 80)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.2. Đổi mới cơ cấu cho vay tiêu dùng theo hướng khắc phục các mặt

mặt bất cập trong cơ cấu

Các phân tích ở chương 2 cho thấy cần có những biện pháp khắc phục các mặt bất cập về cơ cấu như sau:

án vay tiêu dùng phù hợp để cho vay TDH, đồng thời với việc triển khai các chính sách đồng bộ như: chính sách lãi suất, chính sách xúc tiến bán hàng. Khắc phục tâm lý ngại rủi ro khi cho vay trung dài hạn đối với khách hàng. Nghiên cứu áp dụng các hình thức cho vay có lãi suất điều chỉnh gắn vứoi một mức lãi suất cơ bản nhằm khắc phục rủi ro lãi suất. Tích cực vận dụng hình thức bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai. Tuy nhiên, mấu chốt vẫn là khâu tiếp cận, tư vấn khách hàng và nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng.

- Tăng cường năng lực thẩm định tín dụng, vận dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để tính toán phần bù rủi ro thích hợp trong lãi suất nhằm tăng tỷ trọng cho vay bảo đảm không bằng tài sản. Về lý thuyết, một số mô hình đã đưa ra những tính toán cho phép xác định sự đánh đổi giữa tỷ lệ giá trị tài sản bảo đảm trên giá trị khoản vay với phần bù rủi ro trong lãi suất. Trên thực tế, có thể vận dụng kết quả xếp hạng tín dụng để xem xét tương quan này. Đó là điều có thể thực hiện. Đa dạng hóa các hình thức bảo đảm tiền vay theo hướng mạnh dạn cho vay tín chấp trên cơ sở nâng cao năng lực thẩm định khả năng tạo ra dòng tiền của khách hàng vay và thiện chí trả nợ của khách hàng. Điều này đòi hỏi NH phải có nhiều nỗ lực hơn nữa để tiếp cận các đối tượng và có những chính sách đột phá về lãi suất,về xúc tiến Marketing, nhưng trên hết là năng cao năng lực thẩm định của ngân hàng. Đồng thời, đa dạng hóa hình thức bảo đảm bằng tài sản, chẳng hạn, ngoài thế chấp quyền sử dụng đất cần phải áp dụng các hình thức cầm cố, bảo đảm bằng tài sản tương lai, bảo lãnh của bên thứ ba...

- Điều chỉnh cơ cấu cho vay theo sản phẩm theo hướng đa dạng hóa và có một tỷ trọng cân bằng hơn. Phân tích ở chương 2 cho thấy, dư nợ CVTD tập trung chủ yếu vào mục đích cho vay tiêu dùng khác và cho vay CBCNV. Đó là những khoản vay phục vụ cho mua sắm ti vi, máy giặt, tủ lạnh, sửa

chữa nhà,…. Vì vậy, cần nỗ lực đa dạng hóa hơn nữa bằng cách tăng tỷ trọng các sản phẩm cho vay mua ô tô; mua nhà; cho vay du học, du lịch, chữa bệnh... Để làm được điều này cũng cần phải kết hợp tốt với các chính sách Marketing – mix và cơ chế động lực đối với cán bộ khách hàng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đak nông (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)