Hoàn thiện việc xây dựng, triển khai các chính sách, quy định

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 89 - 93)

6. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan

3.2.2. Hoàn thiện việc xây dựng, triển khai các chính sách, quy định

Thứ nhất, rà soát các chính sách, quy định về kiểm soát tình hình hình hoạt động, hoạt động kinh doanh đảm bảo theo quy định của pháp luật.Đối với công tác này, đặt ra yêu cầu cơ quan Sở VHTT&DL cần rà soát và bổ sung quy định có liên quan đến điểm DLCĐ. Thông qua công tác này thì sẽ tham mƣu đề xuất loại bỏ những điểm chồng chéo, chƣa phù hợp giữa các văn bản của các bộ, ngành khác nhau, các quy định không hoặc ít có tính khả thi đối với thực tế các điểm DLCĐ trong giai đoạn hiện nay.

Sở VHTT&DL tham mƣu UBND tỉnh Quảng Nam phân cấp rõ ràng hơn, tránh sự chồng chéo trong việc thực thi các chính sách. Đồng thời, tăng cƣờng trách nhiệm QLNN về DLCĐ đối với UBND cấp huyện, cấp xã. Bên cạnh việc triển khai là đẩy mạnh thực hiện các giải pháp, tháo gỡ khó khăn, những vƣớng mắc, bảo đảm trật tự kỷ cƣơng, văn minh lịch sự. Đồng thời xây dựng kế hoạch, biện pháp cụ thể nhằm cải thiện môi trƣờng du lịch, đảm bảo an ninh an toàn cho khách du lịch nhƣng phù hợp với tình hình thực tế tại địa phƣơng, tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, thuận lợi cho hoạt động kinh doanh tại các điểm DLCĐ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Hai là, tiến hành xây dựng, ban hành các quy định về điều kiện kinh doanh du lịch, phƣơng tiện vận chuyển, hƣớng dẫn viên tại điểm... Xây dựng một cách đồng bộ các quy trình, quy phạm các hoạt động kinh doanh, hoạt động du lịch tại các điểm du lịch. Cần hợp lý hoá các văn bản luật, chính sách và quy định để nâng cao tính thực thi nhƣ ban hành các quy định chi tiết các tiêu chuẩn

tạo và cấp giấy chứng nhận cho những cơ sở kinh doanh đủ điều kiện.

Thứ ba, hoàn thiện các quy định nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ công chức làm công tác QLNN về DLCĐ. Ban hành các quy định về kế hoạch hành động, an toàn trong mọi hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc tuân thủ tất cả các khâu trong quy trình trình hoạt động kinh doanh, từ đó quy trách nhiệm trong công tác QLNN của từng cơ quan, đơn vị.

Trên cơ sở tìm hiểu kinh nghiệm, mô hình DLCĐ của một số nƣớc, các tỉnh, thành phố và điều kiện thực tiễn tỉnh Quảng Nam, nghiên cứu ban hành các quy định, chính sách để hỗ trợ tốt nhất và tạo điều kiện thuận lợi cho các điểm DLCĐ phát triển. Trong đó, ban hành các văn bản quy định các tiêu chí cụ thể trong việc xây dựng chiến lƣợc, chính sách, kế hoạch; tổ chức thực hiện, thanh tra, giám sát; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan, đặc biệt là cấp tỉnh và UBND các cấp trong việc chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến công tác quan lý nhà nƣớc đối với DLCĐ. Tiếp tục tham mƣu ban hành các quy định pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển DLCĐ, đồng thời là cơ sở cho công tác QLNN về DLCĐ.

Các chính sách pháp luật của Nhà nƣớc hiện nay nhƣ Luật Du lịch, Luật Đất đai, Luật Đầu tƣ và các nghị định, thông tƣ, quyết định đƣợc ban hành đã có tác động lớn đến thu hút đầu tƣ vào lĩnh vực DLCĐ. Trong thời gian đến, để thúc đẩy phát triển DLCĐ, thu hút đầu tƣ mạnh mẽ hơn nữa, hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nƣớc đối với việc phát triển DLCĐ cần đƣợc quan tâm bổ sung, hoàn thiện, linh hoạt và mềm dẻo hơn nữa. Sở VHTT&DL cần khẩn trƣơng tiến hành nghiên cứu, rà soát lại toàn bộ các văn bản pháp quy do Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh ban hành có liên quan đến hoạt động DLCĐ để điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi hoàn thiện nhằm tạo môi trƣờng pháp lý rõ ràng, thông thoáng, nhất quán, ổn định cho hoạt động du lịch đƣợc diễn ra một cách thuận lợi, phát huy hiệu quả. Đồng thời, tham mƣu Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh ban hành thêm các chính sách hỗ trợ, khuyến khích thúc đẩy phát triển DLCĐ, tập trung vào ƣu tiên về đất đai, thuế, tiền thuê đất, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ đầu tƣ xây dựng, lãi suất chênh lệch vay, công tác đào tạo, xúc tiến quảng bá du lịch đặc biệt là kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển DLCĐ, góp phần tăng

thu nhập cho ngƣời dân và góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phƣơng. Cụ thể:

a. Hỗ trợ về đất đai

Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu về mặt bằng để thực hiện các hoạt động kinh doanh tại các điểm du lịch cộng đồng thì đƣợc xem xét giao đất, cho thuê đất và đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi đầu tƣ theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nƣớc. Ngoài ra, đƣợc hỗ trợ 50% chi phí giải phóng mặt bằng để xây dựng mới tại điểm DLCĐ nhƣng không quá 1.000 triệu đồng/điểm du lịch; tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn để thực hiện trƣớc và đƣợc khấu trừ vào tiền thuê đất, giao đất.

Không hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với đất đai có nguồn gốc của chính tổ chức, cá nhân đó và đất đai đã đƣợc nhà nƣớc giao mặt bằng sạch để đầu tƣ.

b. Hỗ trợ về quy hoạch, đầu tư

Về quy hoạch

Mỗi điểm du lịch cộng đồng đƣợc hỗ trợ kinh phí để thuê tƣ vấn lập quy hoạch chi tiết và đƣợc cơ quan có thẩm quyền thẩm định hoặc phê duyệt. Mức hỗ trợ tối đa không quá 300 triệu đồng/điểm du lịch.

Về đầu tư hạ tầng giao thông

Hỗ trợ xây dựng mới và nâng cấp sửa chữa theo mức kinh phí thực tế đƣợc cấp thẩm quyền thẩm định hoặc phê duyệt để đầu tƣ xây dựng hạ tầng giao thông trong điểm du lịch. Tổng mức hỗ trợ cho một điểm du lịch không quá 2.000 triệu đồng.

Về đầu tư hạ tầng thiết yếu đón tiếp khách

Hỗ trợ đầu tƣ xây dựng hạ tầng thiết yếu trong điểm du lịch gồm: bãi đỗ xe (có mái che), nhà đón tiếp và nhà vệ sinh đạt chuẩn. Mức hỗ trợ xây dựng mới theo kinh phí thực tế đƣợc cơ quan có thẩm quyền thẩm định hoặc phê duyệt. Tổng mức hỗ trợ cho một điểm du lịch không quá 3.000 triệu đồng.

Về hỗ trợ đầu tư khác trong điểm du lịch

Đƣợc hỗ trợ đầu tƣ xây dựng phòng lƣu trú, nhà hàng, khu vui chơi giải trí trong điểm du lịch, trong đó: hỗ trợ xây dựng mới 50% và sửa chữa 25%

theo mức kinh phí thực tế đƣợc cấp thẩm quyền thẩm định hoặc phê duyệt. Tổng mức hỗ trợ cho một điểm du lịch không quá 500 triệu đồng.

c. Hỗ trợ về quảng bá, xúc tiến du lịch

In tờ rơi, tập gấp, bản đồ, sổ tay du lịch

Hỗ trợ kinh phí tối đa 30 triệu đồng/năm/điểm du lịch cộng đồng (trong 03 năm đầu kể từ khi đi vào hoạt động) để in ấn, phát hành các tờ rơi, tập gấp, bản đồ, sổ tay du lịch để giới thiệu điểm du lịch cộng đồng. Kích thƣớc, mẫu mã, số lƣợng tờ rơi, tập gấp, bản đồ, sổ tay du lịch do tổ chức, cá nhân nghiên cứu, đề xuất UBND huyện, thị xã, thành phố thẩm định hoặc phê duyệt.

Quảng bá trên các website

Đƣợc hỗ trợ kinh phí để quảng bá điểm du lịch trên các website du lịch có uy tín hoặc xây dựng website điểm du lịch với mức tối đa 15 triệu đồng/điểm du lịch. Hỗ trợ kinh phí duy trì hoạt động website với mức tối đa 5 triệu đồng/năm và thời gian tính hỗ trợ trong 3 năm đầu kể từ khi website chính thức hoạt động. Ngoài ra, đƣợc hỗ trợ miễn phí giới thiệu điểm du lịch trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Website của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Website du lịch Quảng Nam.

Tham gia các hội chợ, triển lãm du lịch

Đƣợc hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng cho tổ chức quản lý điểm du lịch cộng đồng khi tham gia các hội chợ chuyên ngành du lịch, nhƣng không quá 01 lần/năm.

d. Hỗ trợ về nguồn nhân lực

- Hỗ trợ kinh phí đào tạo cho tổ chức và cá nhân đƣợc thực hiện theo đúng quy định của Trung ƣơng và Quyết định 3577/QĐ-UBND ngày 14/10/2016 của UBND tỉnh Quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo lao động cho chƣơng trình, dự án trọng điểm và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016 -2020.

- Trƣờng hợp các đối tƣợng đào tạo, đào tạo lại không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quyết định 3577/QĐ-UBND thì đƣợc ngân sách hỗ trợ theo chi phí đào tạo, đào tạo lại thực tế phát sinh nhƣng không vƣợt quá 02 triệu đồng/ngƣời/khóa học. Số lƣợng ngƣời đƣợc tính hỗ trợ không quá 20 ngƣời

cho một điểm du lịch cộng đồng; thời gian đào tạo không quá 03 tháng. Tổ chức phải cam kết, chịu trách nhiệm quản lý số lao động đƣợc hỗ trợ từ nguồn kinh phí đào tạo làm việc ổn định tại đơn vị mình ít nhất 03 năm.

e. Hỗ trợ về tín dụng

Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn để đầu tƣ xây dựng, kinh doanh du lịch tại các điểm du lịch cộng đồng đƣợc vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội, các ngân hàng thƣơng mại và các nguồn ƣu đãi hợp pháp khác.

Ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ phần chênh lệch giữa mức lãi suất cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo với mức lãi suất do Ngân hàng Nhà nƣớc quy định đối với các ngân hàng thƣơng mại; mức vay không quá 500 triệu đồng/tổ chức, 100 triệu đồng/cá nhân và không quá 2.000 triệu đồng/điểm du lịch, thời gian vay không quá 60 tháng.

f. Hỗ trợ khác

Cá nhân tham gia kinh doanh du lịch tại các điểm du lịch cộng đồng đƣợc hỗ trợ các mức sau: Hỗ trợ một lần kinh phí để đầu tƣ xây dựng mới phòng lƣu trú, với mức hỗ trợ 20 triệu đồng/cá nhân; hỗ trợ kinh phí mua sắm mới hoặc nâng cấp trang thiết bị cho một cơ sở lƣu trú không quá 10 triệu đồng/cá nhân tại điểm du lịch cộng đồng; hỗ trợ kinh phí sửa chữa, xây dựng mới nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ du khách, với mức hỗ trợ 10 triệu đồng/cá nhân. Tổng mức kinh phí hỗ trợ tối đa không quá 1.000 triệu đồng/điểm du lịch.

g. Nguồn vốn

- Ngân sách tỉnh hỗ trợ 70%, ngân sách huyện 30% (đối với những huyện miền núi).

- Ngân sách tỉnh hỗ trợ 50%, ngân sách huyện 50% (đối với những huyện đồng bằng).

- Ngân sách tỉnh hỗ trợ 30%, ngân sách huyện 70% (đối với những huyện tự cân đối ngân sách: Tam Kỳ, Hội An, Núi Thành, Điện Bàn).

3.2.3. Hoàn thiện công tác thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chính sách, quy định trong lĩnh vực DLCĐ trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)