Về quan hệ quốc tế: Trong những năm qua, Tổng Thanh tra nhà nước đã quan tâm đến việc tổ chức nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm về

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý nhà nước về công tá thanh tra, những vấn đề cần tập trung giải quyết để tăng cường hiệu quả quản lí nhà nước về công tác thanh tra (Trang 40 - 41)

nước đã quan tâm đến việc tổ chức nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo với các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực Đông Nam Á. Việc tăng cường quan hệ quốc tế giúp cho cán bộ thanh tra có những thông tin, kiến thức cần thiết để nâng cao trình độ, năng lực công tác. Đồng thời góp phần cho việc nghiên cứu xây dựng các dự án pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng theo sự phân công của Chính phủ.

Từ việc nghiên cứu chức năng quản lý nhà nước nói chung, mà trực tiếp là chức năng quản lý nhà nước về kinh tế của các cơ quan quản lý nhà nước với việc nghiên cứu thực tiễn quản lý nhà nước về công tác thanh tra trong những năm qua cho thấy phương hướng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh tra trong thời gian tới. Tuy nhiên, việc xác định nội dung cụ thể về quản lý nhà nước về thanh tra cần phải có thời gian nghiên cứu cùng quá trình đổi mới tổ chức, hoạt động thanh tra nói riêng và cải cách bộ máy nhà nước nói chung. Trong phạm vi chuyên đề này, tôi xin đề cập một số vấn đề về quản lý nhà nước về công tác thanh tra dưới giác độ bước đầu thực hiện đổi mới tổ chức, hoạt động thanh tra hiện nay.

Trong điều kiện hiện nay chưa đổi mới một cách cơ bản, triệt để tổ chức, hoạt động thanh tra thì chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra của cơ quan Thanh tra nhà nước cần tập trung một số nội dung chủ yếu sau:

- Tiến hành tổng kết thực tiễn thực hiện Pháp lệnh thanh tra trong những năm qua để từ đó nghiên cứu xây dựng hoàn thiện thể chế về thanh tra, nhằm tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra. Thực hiện nội dung này cần kết hợp việc nghiên cứu xây dựng Luật Thanh tra với việc nghiên cứu ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ ban hành một số văn bản để khắc phục những vướng mắc trong tổ chức, hoạt động thanh tra hiện nay. Đó là các văn bản quy định về thủ tục thanh tra, thủ tục giải quyết khiếu

nại, tố cáo, quy định về thanh tra ngành, lĩnh vực, quy định về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, Thanh tra viên, quy chế tự kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước, quy chế kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp; quy chế thi tuyển, bổ nhiệm, đánh giá cán bộ, quản lý hồ sơ cán bộ thanh tra…

- Xây dựng định hướng hoạt động thanh tra hàng năm của ngành Thanh tra, bao gồm định hướng các tổ chức Thanh tra ở các cấp hành chính và Thanh tra bộ, ngành. Thực hiện việc phê duyệt chương trình, kế hoạch thanh tra phải kết hợp được yêu cầu công tác thanh tra phục vụ chương trình công tác của Chính phủ và yêu cầu quản lý của các cấp, các ngành. Xây dựng chế độ thông tin báo cáo thống nhất trong cả nước. Tăng cường kiểm tra trách nhiệm các cấp, các ngành trong việc giải quyết các kiến nghị, kết luận về thanh tra, tăng cường kiểm tra trách nhiệm các cơ quan, tổ chức trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền.

- Rà soát đánh giá tình hình tổ chức cán bộ trong ngành Thanh tra, phối hợp với các cấp, các ngành xây dựng quy hoạch cán bộ thanh tra (trước hết là cán bộ chủ chốt) theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3. Nghiên cứu triển khai các quy định của Nhà nước về tổ chức và cán bộ trong ngành Thanh tra, đề xuất với Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 191/HĐTB./.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý nhà nước về công tá thanh tra, những vấn đề cần tập trung giải quyết để tăng cường hiệu quả quản lí nhà nước về công tác thanh tra (Trang 40 - 41)