Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý nhà nước về công tá thanh tra, những vấn đề cần tập trung giải quyết để tăng cường hiệu quả quản lí nhà nước về công tác thanh tra (Trang 31 - 33)

Quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quan hệ hợp tác quốc tế, với tinh thần “Việt Nam là bạn của tất cả các nước”, Thanh tra nhà nước cần đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới để trao đổi học hỏi kinh nghiệm tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra, tạo điều kiện nâng cao và đổi mới tổ chức, hoạt động thanh tra góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Tuy nhiên, để thu được hiệu quả đích thực và đạt được các mục tiêu đã đề ra, cần tổ chức tốt công tác hợp tác quốc tế về thanh tra, kiểm tra. Dưới giác độ quản lý nhà nước, có thể tóm lược một số nội dung và biện pháp tổ chức quản lý công tác hợp tác quốc tế về thanh tra, kiểm tra như sau:

- Hoạch định rõ những nội dung cần thiết để liên hệ hợp tác. Nội dung hợp tác cần có những mục tiêu rõ ràng, tập trung vào những vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động thanh tra (chẳng hạn như hợp tác để nghiên cứu trao đổi về tổ chức xây dựng lực lượng; các biện pháp nghiệp vụ về thanh tra, kiểm tra; kinh nghiệm (bí quyết) nâng cao hiệu lực, hiệu quả thanh tra, kiểm tra v.v…)

- Nghiên cứu tìm đối tác và ký kết hợp tác. Có thể nói, đây là những công việc đầu tiên nhưng rất quan trọng, quyết định hiệu quả hợp tác. Trên cơ sở yêu cầu về nội dung hợp tác, tìm các đối tác có thể đáp ứng được các yêu cầu về nội dung để đặt liên hệ hợp tác. Việc tìm đối tác để ký kết hợp tác có thể thông qua Bộ Ngoại giao, thông qua các cơ quan ngoại giao của ta đóng trên đất bạn, các cơ quan ngoại giao của bạn đóng trên đất nước ta; hoặc thông qua các đoàn ra, đoàn vào. Việc tìm đối tác để hợp tác cần ưu tiên các nước trong khu vực hoặc các nước có mô hình tổ chức, hoạt động thanh tra, kiểm tra giống hoặc tương đồng với mô hình tổ chức và hoạt động thanh tra của nước ta.

- Tổ chức các đoàn ra, đoàn vào đẻ nghiên cứu, trao đổi theo những nội dung đã ký kết hoặc theo những nội dung mà hai bên đã có văn bản “ghi nhớ” theo lời mời ngoại giao của các tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền của mỗi bên. Việc tổ chức đoàn ra, đoàn vào dựa trên cơ sở kinh phí và nội dung yêu cầu hợp tác quốc tế đặt ra của mỗi bên, do đó khi tổ chức đoàn ra nen cơ caus thành phần đoàn cho phù hợp, sao cho vừa đảm bảo yêu cầu cảu bạn vừa giải quyết được các yêu cầu của ta. Sau mỗi lần có đoàn ra, đoàn vào trao đổi nghiệp vụ, kinh nghiệm tổ chức, hoạt động, cần tổng hợp kết quả làm tài liệu nghiên cứu tham khảo chung.

- Trao đổi các tài liệu nghiệp vụ, chuyên môn theo những nội dung và điều khoản đã ký kết thông qua con đường ngoại giao.

- Tổ chức các hội nghị quốc tế để nghiên cứu, trao đổi về những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra.

- Sưu tầm, tập hợp, biên tập, kinh nghiệm tổ chức, hoạt động thanh tra, kiểm tra của các nước làm tài liệu tham khảo phổ biến trong toàn ngành Thanh tra./.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý nhà nước về công tá thanh tra, những vấn đề cần tập trung giải quyết để tăng cường hiệu quả quản lí nhà nước về công tác thanh tra (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w