Chương V Kiểm soát rủi ro
5.3. Các phương pháp về kiểm soát rủi ro 1 Né tránh rủi ro
5.3.1. Né tránh rủi ro
Một trong những phương pháp kiểm soát rủi ro cụ thể là né tránh những hoạt động, con người, tài sản làm phát sinh tổn thất có thể có bởi không thừa nhận nó ngay từ đầu hoặc bởi loại bỏ nguyên nhân dẫn tới tổn thất đã được thừa nhận. Biện pháp đầu tiên của hoạt động né tránh rủi ro là chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra và biện pháp thứ hai là loại bỏ nguyên nhân gây ra rủi ro.
Ví dụ:
Gần đây một công viên giải trí nhỏ được chuyển giao cho chính quyền. Công viên này có nhiều xe ngựa cho trẻ em chơi đã cũ được nhà quản trị rủi ro kiểm tra và họ cho rằng những xe ngựa này rất nguy hiểm. Sau khi thương lượng giữa chính quyền và người thực hiện di chúc, họ bán những chiếc xe ngựa cũ nát này và tặng mảnh đát trống cho chính quyền sở tại. Chính quyền đã biến mảnh đất này thành một công viên lớn. Công viên bao gồm một số khu vườn, có thể thấy rằng chính quyền sở tại đã không chủ động né tránh nguồn gốc rủi ro (công viên) mà chỉ né tránh nguyên nhân gây ra rủi ro (những chiếc xe ngựa)
Qua ví dụ trên có thể thấy rằng không phải lúc nào né tránh cũng là một vấn đề được xác định rõ ràng. Bởi vậy, trong nhiều tình huống, sự né tránh thành công là vấn đề xác định rủi ro như thế nào hơn là việc áp dụng kỹ thuật né tránh rủi ro. Sự né tránh rủi ro thông qua việc loại bỏ những nguyên nhân gây rủi ro không hoàn toàn phổ biến như chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra. Một nhà quản trị rủi ro của một trường đại học chống lại việc phục vụ những đồ uống có mùi rượu tại trường đại học bởi trách nhiệm pháp lý.
Né tránh là cách tiếp cận hữu hiệu việc quản trị rủi ro. Bằng cách né tránh rủi ro, tổ chức biết rằng họ sẽ không gánh chịu những tổn thất tiềm ẩn hoặc bất định mà rủi ro có thể gây ra. Tuy nhiên, tổ chức này làm cho việc né tránh trở thành sự lựa chọn không thể chấp nhận được. Một hoạt động riêng biệt, ví dụ như sản xuất một sản phẩm nào đó, cung cấp một dịch vụ, có thể tạo ra những lợi ích kinh tế mà giá trị kỳ vọng vượt xa những chi phí tổn thất tiềm ẩn.
Trong nhiều trường hợp việc né tránh tuyệt đối không thể thực hiện được. Càng có nhiều rủi ro được xác định là thiệt hại về tài sản, thì càng chắc chắn rằng việc né tránh là không thể thực hiện được.
Ví dụ: cách duy nhất để một tổ chức né tránh tổn thất về tài sản là bán tất cả tài sản hữu hình của tổ chức đó. Đối với hầu hết sinh viên đại học, rủi ro quan trọng nhất mà họ phải đương đầu là khả năng kiếm tiền trong tương lai, đây là rủi ro không thể tránh được. Một người chủ động không thể né tránh những chi phí tài trợ cho thất nghiệp do việc tham gia vào chương trình bảo hiểm bắt buộc. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động và an toàn lao động. Cuối cùng, những khái niệm pháp lý chẳng hạn như nghĩa vụ pháp lý khắt khe có thể áp đặt một trách nhiệm tiềm ẩn hoặc nhiệm vụ lên một tổ chức và việc đó là không thể tránh khỏi.
Bối cảnh của việc ra quyết định né tránh làm cho việc thực hiện né tránh khó trở thành thực hiện. Một rủi ro không thể tồn tại mà không có hoàn cảnh, một quyết định né tránh có thể tạo nên rủi ro ở nơi khác hoặc làm tăng thêm một số rủi ro đang tồn tại.
Ví dụ: Uỷ ban nhân dân một thành phố được thông báo về tình trạng hư hại nghiêm trọng của một trong hai chiếc cầu tại trung tâm thành phố đó. Để phản hồi thông tin này, UBNN thành phố quyết định ngưng lưu thông trên chiếc cầu bị hư hỏng và hướng dẫn xe cộ lưu thông sang chiếc cầu thứ hai. Tải trọng xe gia tăng làm chiếc cầu thứ hai xuống cấp nhanh hơn và chỉ trong vòng 2 năm chiếc cầu thứ hai bị sụp đổ. Những rủi ro tổ chức phải đối mặt thường có liên hệ với nhau bằng nhiều cách và việc chuyển một rủi ro có thể ảnh hưởng xấu đến những rủi ro còn lại trong cấu trúc rủi ro “risk portfolio”. Cuối cùng, một rủi ro có thể là quá quan trọng cho sự tồn tại của tổ chức đến nỗi việc né tránh không thể xem xét. Ví dụ, một xí nghiệp khai thác mỏ muốn né tránh rủi ro là sự sụp đổ hầm mỏ thì họ phải từ bỏ công việc kinh doanh của mình.