Đặc thù của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu việc vận dụng các chính sách kế toán trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 38)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.1. Đặc thù của doanh nghiệp

viên, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hay doanh nghiệp tƣ nhân. Việc sử dụng các chính sách kế toán để điều chỉnh thông tin trình bày trên báo cáo tài chính cũng phụ thuộc vào hình thức sở hữu vốn của các doanh nghiệp. Ví dụ các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hay doanh nghiệp tƣ nhân lại có xu hƣớng làm giảm lợi nhuận kế toán trong kỳ nhằm mục tiêu thuế, giảm số thuế phải nộp trong kỳ. So với các doanh nghiệp khác, các công ty cổ phần, đặc biệt là doanh nghiệp có cổ phiếu đang niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán có xu hƣớng vận dụng chính sách kế toán làm tăng thu nhập và tối đa hóa lợi nhuận trên báo cáo tài chính nhằm đẩy giá trị cổ phiếu lên cao hoặc thu hút vốn đầu tƣ….

- Lĩnh vực, đặc điểm kinh doanh: sản xuất công nghiệp, kinh doanh thƣơng mại, dịch vụ, xây lắp hoặc tổng hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh khác nhau thì vận dụng chính sách kế toán khác nhau. Ví dụ doanh nghiệp hoạt động trong trong lĩnh vực sản xuất hay xây lắp thì việc vận dung các chính sách liên quan đến hàng tồn kho thƣờng phức tạp hơn doanh nghiệp thƣơng mại và dịch vụ; hay việc ghi nhận doanh thu… tại các doanh nghiệp kinh doanh thƣơng mại dịch vụ và doanh nghiệp xây lắp cũng khác nhau về điều kiện cũng nhƣ cách thức.

Ngoài ra, các doanh nghiệp có đặc điểm HTK chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản thì sẽ vận dụng chính sách kế toán liên quan đến HTK để điều chỉnh thông tin nhƣ : phƣơng pháp tính giá xuất kho, trích lập dự phòng. Nếu doanh nghiệp có TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn thì vận dụng chính sách kế toán liên quan đến TSCĐ nhƣ: Phƣơng pháp khấu hao, vốn hóa hay không vốn hóa chi phí sửa chữa… để điều chỉnh thông tin. Các doanh nghiệp xây lắp sẽ quan tâm đến chính sách ƣớc lƣợng phần trăm công việc hoàn thành để ghi nhận doanh thu…thông thƣờng doanh nghiệp sẽ vận dụng kết hợp nhiều chính sách kế toán để điều chỉnh thông tin phù hợp với mục đích của doanh nghiệp.

1.4.2. Trìn độ của nhân viên kế toán

Trình độ và thâm niên công tác của kế toán viên sẽ ảnh hƣởng đến khả năng lựa chọn các chính sách kế toán phù hợp để thực hiện công tác kế toán tại doanh nghiệp và có thể cung cấp thông tin hợp lý trên báo cáo tài chính. Nếu kế toán có đủ trình độ, có khả năng vận dụng nhuần nhuyễn các chính sách, chuẩn mực, nắm rõ các chuẩn mực, chế độ cũng nhƣ thông tƣ hƣớng dẫn sẽ dễ dàng xây dựng một bộ máy kế toán hoàn chỉnh và thực hiện tốt mục tiêu của chủ doanh nghiệp. Ngƣợc lại, kế toán viên trình độ thấp sẽ không hiểu rõ đƣợc chuẩn mực kế toán, chế độ, thông tƣ hƣớng dẫn khiến công tác sẽ gặp không ít khó khăn và tất yếu là việc vận dụng các chính sách sẽ không hợp lý, thậm chí sẽ có không ít sai sót.

1.4.3. Quy mô công ty

Qui mô đƣợc xem là nhân tố ảnh hƣởng đáng kể đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán. Các doanh nghiệp có qui mô lớn thƣờng hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, mức độ phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế rất cao đòi hỏi hệ thống kế toán phải đƣợc tổ chức tốt. Do vậy việc vận dụng các chính sách kế toán vào các hoạt động của các doanh nghiệp này nhằm mục tiêu quản trị của nhà quản lý sẽ thích hợp, thuận tiện và đầy đủ hơn.

Các công ty quy mô nhỏ thì chƣa có điều kiện tổ chức bộ máy kế toán đầy đủ nên thƣờng lựa chọn các chính sách kế toán đơn giản,thuận tiện dễ sử dụng. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp phát triển và cần mở rộng quy mô thì nhu cầu về vốn ngày càng cao. Lúc này, các báo cáo đơn giản không thể giúp doanh nghiệp đạt đƣợc mục tiêu huy động vốn từ các chủ nợ hoặc nhà đầu tƣ bên ngoài. Khi đó,doanh nghiệp phải xây dựng một hệ thống kế toán mới với những chính sách và phƣơng pháp kế toán phức tạp hơn để có thể lập đƣợc báo cáo tài chính cung cấp nhiều thông tin hơn nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của đối tƣợng sử dụng thông tin này.

1.4.4. Thời gian hoạt động của công ty

Thời gian hoạt động dài hay ngắn cũng ảnh hƣởng đến việc vận dụng chính sách kế toán của công ty. Công ty có thời gian hoạt động dài thƣờng có điều kiện để xây dựng công tác kế toán kỹ càng hơn từ việc rút kinh nghiệm trong quá trình hoạt động, bộ máy kế toán trải qua thời gian dài sẽ đƣợc hoàn thiện hơn về cách thức cũng nhƣ kinh nghiệm làm việc, việc áp dụng các chính sách kế toán cũng sẽ đầy đủ, chi tiết hơn là công ty có thời gian hoạt động ngắn.

1.4.5. Mục tiêu quản trị của doanh nghiệp

Tùy theo các mục tiêu khác nhau của các nhà quản trị, có thể mục tiêu của nhà quản trị là điều chỉnh lợi nhuận nhằm tối thiểu thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, có thể mục tiêu của nhà quản trị là tăng lợi nhuận để thu hút vốn đầu tƣ, bán cổ phiếu ra thị trƣờng,...mà họ sẽ lựa chọn chính sách kế toán liên quan để điều chỉnh giảm hoặc tăng lợi nhuận theo từng mục tiêu trong từng giai đoạn.

a. Mục tiêu cung cấp thông tin cho việc ra quyết định

Ra quyết định là việc thực hiện những lựa chọn hợp lý trong số các phƣơng án khác nhau. Ra quyết định không phải là một chức năng riêng biệt, nó là một chức năng quan trọng, xuyên suốt các khâu trong quá trình quản lý một tổ chức, từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện cho đến kiểm tra đánh giá. Chức năng ra quyết định đƣợc vận dụng liên tục trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Tất cả các quyết định đều có nền tảng từ thông tin. Do vậy, một yêu cầu đặt ra cho công tác kế toán là phải đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh, hữu ích cho nhà quản lý. Khi các doanh nghiệp vận dụng các chính sách kế toán một cách trung thực và hợp lý thì các thông tin trình bày trên BCTC sẽ phục vụ hiệu quả cho việc ra quyết định của nhà quản lý

b. Mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận trên báo cáo tài chính

Quản trị lợi nhuận là hành động điều chỉnh lợi nhuận kế toán của các nhà quản trị doanh nghiệp nhằm đạt đƣợc lợi nhuận mục tiêu thông qua công cụ kế toán. Tuỳ thuộc vào mục tiêu điều chỉnh tăng hay giảm lợi nhuận mà kế toán sẽ vận dụng các chính sách kế toán để điều chỉnh lợi nhuận theo yêu cầu của nhà quản trị doanh nghiệp. Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế quan trọng của doanh nghiệp, phản ánh hiệu quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Việc đảm bảo lợi nhuận từ các hoạt động sản xuất kinh doanh trở thành một yêu cầu bức thiết, lợi nhuận vừa là mục tiêu vừa là động lực của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chế độ kế toán hiện hành quy định rằng kế toán doanh nghiệp phải đƣợc thực hiện theo cơ sở dồn tích. Lựa chọn phƣơng pháp kế toán theo cơ sở dồn tích mang lại những cơ hội cho nhà quản trị thực hiện điều chỉnh doanh thu, vì biện pháp kế toán cũng đƣa ra nhiều lựa cho mỗi loại việc nghiệp vụ phát sinh liên quan đến ghi nhận lợi nhuận và chi phí.

Để thu hút vốn đầu tƣ từ bên ngoài, vay vốn,... các nhà quản trị doanh nghiệp có xu hƣớng làm “đẹp” hơn thông tin trên báo cáo tài chính bằng cách điều chỉnh tăng lợi nhuận thông qua việc vận dụng các chính sách kế toán. Để điều chỉnh lợi nhuận theo ý muốn chủ quan, các nhà quản trị có thể vận dụng rất nhiều các phƣơng cách khác nhau hoặc vận dụng từng phƣơng cách riêng biệt là tùy thuộc vào năng lực cũng nhƣ điều kiện tại mỗi đơn vị. Chính vì vậy, việc nghiên cứu kỹ thuật vận dụng chính sách kế toán sẽ phần nào làm rõ hơn chất lƣợng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu lợi nhuận, qua đó giúp cho các đối tƣợng sử dụng thông tin có liên quan đánh giá khách quan hơn kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và từ đó đƣa ra quyết định đúng đắn.

nhuận thì sẽ có xu hƣớng chọn những chính sách kế toán để thực hiện mục tiêu mong muốn.

c. Mục tiêu tối thiểu thuế TNDN phải nộp

Thuế TNDN là nghĩa vụ của doanh nghiệp dựa trên kết quả hoạt động của một kỳ sản xuất kinh doanh. Thu nhập chịu thuế đƣợc xác định theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hƣớng dẫn thi hành. Mặc dù có sự khác nhau giữa chuẩn mực kế toán và luật thuế về quy định xác định lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế nhƣng vẫn có sự giao thoa giữa các quy định này. Do đó, các doanh nghiệp vẫn có thể vận dụng chính sách kế toán nhằm thực hiện mục tiêu tối thiểu hóa thuế thu nhập doanh nghiệp. Chẳng hạn nhƣ vận dụng chính sách kế toán liên quan đến hàng tồn kho và TSCĐ theo hƣớng điều chỉnh tăng chi phí, đồng thời vận dụng chính sách kế toán liên quan đến doanh thu theo hƣớng điều chỉnh giảm doanh thu ghi nhận trong kỳ.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong quá trình hoạt động, tình hình tài chính của DN luôn biến động không ngừng làm phát sinh các nghiệp vụ kinh tế đa dạng, phức tạp. Để ghi nhận một cách trung thực các thay đổi đó đòi hỏi các DN phải tuân thủ theo các quy định về việc áp dụng các chính sách kế toán cụ thể.

Trong chƣơng 1, tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về các chính sách kế toán nhƣ: Khái niệm, vai trò, mục tiêu của doanh nghiệp trong việc lựa chọn các chính sách kế toán, khái quát về các phƣơng pháp, chính sách kế toán khác nhau đƣợc áp dụng tại các DN. Mục tiêu của DN khi lập báo cáo và các nhân tố ảnh hƣởng đến vận dụng các chính sách kế toán là cơ sở quan trọng khi xem xét sự ảnh hƣởng của việc vận dụng này đến tính trung thực và hợp lý của thông tin. Vì để cho thông tin cung cấp ra bên ngoài phù hợp với mục tiêu mong muốn của doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp, kế toán sẽ phải chọn lựa phƣơng pháp kế toán, vận dụng nhƣ thế nào để phù hợp với DN nhất, đem lại lợi ích lớn nhất và đáp ứng đƣợc mục tiêu hoạt động cũng nhƣ mục tiêu thông tin. Vấn đề lựa chọn vận dụng, thay đổi chính sách kế toán mang tính chất chủ quan của doanh nghiệp, tức là kế toán cân nhắc giữa mục tiêu của doanh nghiệp sẽ cung cấp thông hợp lý và cân nhắc giữa chi phí bỏ ra để thực hiện cung cấp thông tin chính xác, cũng nhƣ các yếu tố khác ảnh hƣởng đến việc vận dụng, thay đổi chính sách kế toán và cung cấp thông tin của DN.

Đây sẽ là nền tảng lý thuyết cho các chƣơng sau khi tiến hành thiết kế nghiên cứu việc vận dụng chính sách kế toán tại các DN trên địa bàn TP.Đà Nẵng.

CHƢƠNG 2

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1. THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI

Việc khảo sát đƣợc tiến hành bằng phƣơng pháp phỏng vấn các doanh nghiệp thông qua bảng câu hỏi chi tiết. Bảng câu hỏi đƣợc gửi đến ngƣời đƣợc khảo sát dƣới hai hình thức là gửi phiếu khảo sát trực tiếp hay thông qua đƣờng dẫn trên mạng Internet.

* Bảng câu hỏi đƣợc thiết kế thành 2 phần:

Phần 1: Thông tin cơ bản của doanh nghiệp nhƣ: Số năm hoạt động, quy mô của doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, thông tin về nhân viên kế toán, số năm hoạt động của doanh nghiệp.

Phần 2: Thông tin về vận dụng các chính sách kế toán của doanh nghiệp liên quan đến hàng tồn kho, tài sản cố định và doanh thu.

Bảng câu hỏi đƣợc thiết kế theo từng đối tƣợng kế toán (hàng tồn kho, tài sản cố định và doanh thu). Trong từng đối tƣợng kế toán, trình bày những câu hỏi về việc lựa chọn hay vận dụng chính sách kế toán, các ƣớc tính kế toán và quan điểm của doanh nghiệp trong các vấn đề về vận dụng chính sách kế toán.

* Nội dung chính của bảng câu hỏi:

- Về hàng tồn kho: Phƣơng pháp tính giá HTK; lý do lựa chọn phƣơng pháp tính giá HTK; xu hƣớng hƣớng biến động giá hàng hóa, nguyên vật liệu mua vào của DN; Doanh nghiệp có thay đổi phƣơng pháp tính giá hàng tồn kho trong 2 năm gần đây; DN có xem xét lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho vào cuối năm không; DN lập dự phòng giảm giá HTK khi nào; mục đích của việc lập dự phòng giảm giá HTK;…

phƣơng pháp khấu hao;Cơ sở để doanh nghiệp ƣớc tính thời gian khấu hao; ghi nhận CP sửa chữa lớn TSCĐ, CP nâng cấp TSCĐ;…

- Về doanh thu: Thời điểm và giá trị doanh thu ghi nhận, các trƣờng hợp doanh thu xây dựng,...

Các câu hỏi khảo sát đƣợc tham khảo từ luận văn của Đặng Thị Kim Thanh [9] và đƣợc chỉnh sửa cho phù hợp với bối cảnh cũng nhƣ mục tiêu nghiên cứu.

Mẫu bảng câu hỏi đƣợc trình bày ở phụ lục 1.

2.2. MẪU NGHIÊN CỨU

Đối tƣợng khảo sát của đề tài nghiên cứu là các kế toán trƣởng, kế toán tổng hợp của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Kỹ thuật chọn mẫu: Tiến hành chọn mẫu không ngẫu nhiên, chọn những doanh nghiệp thuận tiện, dựa trên các mối quan hệ quen biết của cá nhân tác giả. Đối với công tác điều tra thu thập dữ liệu, không chọn các tổ chức tín dụng, ngân hàng, đơn vị hành chính sự nghiệp.

Số phiếu phát ra: 100 phiếu, số phiếu thu về: 80 phiếu, số phiếu hợp lệ: 77 phiếu. Với lƣợng mẫu n=77 (lớn hơn 30) sẽ cho độ chính xác tƣơng đối cao đối với nghiên cứu.

Đặc điểm của mẫu nghiên cứu đƣợc thể hiện qua các số liệu ở các Bảng 3.1 và 3.2. Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ chiếm số lƣợng nhiều nhất với 34 doanh nghiệp chiếm 44.2%, tƣơng đƣơng là doanh nghiệp có quy mô vừa là 33 doanh nghiệp chiếm 42.9%, ít nhất là doanh nghiệp lớn chỉ với 10 doanh nghiệp chiếm 12.9%.

Về hình thức hoạt động doanh nghiệp, chủ yếu là công ty cổ phần với 50 doanh nghiệp chiếm 64.9% còn lại là công ty trách nhiệm hữu hạn, 27 doanh nghiệp chiếm 35.1%.

với 52 doanh nghiệp chiếm 67.5%, tiếp theo là doanh nghiệp chuẩn bị niêm yết, 15 doanh nghiệp chiếm 19.6% và doanh nghiệp đang niêm yết 10 doanh nghiệp chiếm 12.9%.

Ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mẫu điều tra nằm ở cả 3 ngành, chủ yếu là doanh nghiệp kinh doanh trong ngành dịch vụ có 40 doanh nghiệp chiếm 45.5%, tiếp theo là ngành thƣơng mại có 22 doanh nghiệp với tỷ lệ 22%, cuối cùng ít nhất là doanh nghiệp sản xuất chỉ 15 doanh nghiệp chiếm 15% tổng số doanh nghiệp đƣợc điều tra.

Bảng 3.1. Mô tả về đặc điểm doanh nghiệp

Số công ty Tỷ lệ % Quy mô doanh

nghiệp DN nhỏ 34 44.2 DN vừa 33 42.9 DN lớn 10 12.9 Hình thức sở hữu

Công ty trách nhiệm hữu hạn 27 35.1

Công ty cổ phần 50 64.9

Tình trạng niêm yết

Đang niêm yết 10 12.9

Chuẩn bị niêm yết 15 19.5

Không niêm yết 52 67.5

Ngành nghề kinh doanh Sản xuất 15 19.5 Dịch vụ 40 51.9 Thƣơng mại 22 28.6 Total 77 100

Về số lƣợng nhân viên và số năm hoạt động, cho thấy số lƣợng nhân viên trung bình của mẫu là 48.09 nhân viên và số năm hoạt động trung bình là

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu việc vận dụng các chính sách kế toán trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)