6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.4.5. Mục tiêu quản trị của doanh nghiệp
Tùy theo các mục tiêu khác nhau của các nhà quản trị, có thể mục tiêu của nhà quản trị là điều chỉnh lợi nhuận nhằm tối thiểu thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, có thể mục tiêu của nhà quản trị là tăng lợi nhuận để thu hút vốn đầu tƣ, bán cổ phiếu ra thị trƣờng,...mà họ sẽ lựa chọn chính sách kế toán liên quan để điều chỉnh giảm hoặc tăng lợi nhuận theo từng mục tiêu trong từng giai đoạn.
a. Mục tiêu cung cấp thông tin cho việc ra quyết định
Ra quyết định là việc thực hiện những lựa chọn hợp lý trong số các phƣơng án khác nhau. Ra quyết định không phải là một chức năng riêng biệt, nó là một chức năng quan trọng, xuyên suốt các khâu trong quá trình quản lý một tổ chức, từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện cho đến kiểm tra đánh giá. Chức năng ra quyết định đƣợc vận dụng liên tục trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Tất cả các quyết định đều có nền tảng từ thông tin. Do vậy, một yêu cầu đặt ra cho công tác kế toán là phải đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh, hữu ích cho nhà quản lý. Khi các doanh nghiệp vận dụng các chính sách kế toán một cách trung thực và hợp lý thì các thông tin trình bày trên BCTC sẽ phục vụ hiệu quả cho việc ra quyết định của nhà quản lý
b. Mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận trên báo cáo tài chính
Quản trị lợi nhuận là hành động điều chỉnh lợi nhuận kế toán của các nhà quản trị doanh nghiệp nhằm đạt đƣợc lợi nhuận mục tiêu thông qua công cụ kế toán. Tuỳ thuộc vào mục tiêu điều chỉnh tăng hay giảm lợi nhuận mà kế toán sẽ vận dụng các chính sách kế toán để điều chỉnh lợi nhuận theo yêu cầu của nhà quản trị doanh nghiệp. Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế quan trọng của doanh nghiệp, phản ánh hiệu quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Việc đảm bảo lợi nhuận từ các hoạt động sản xuất kinh doanh trở thành một yêu cầu bức thiết, lợi nhuận vừa là mục tiêu vừa là động lực của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chế độ kế toán hiện hành quy định rằng kế toán doanh nghiệp phải đƣợc thực hiện theo cơ sở dồn tích. Lựa chọn phƣơng pháp kế toán theo cơ sở dồn tích mang lại những cơ hội cho nhà quản trị thực hiện điều chỉnh doanh thu, vì biện pháp kế toán cũng đƣa ra nhiều lựa cho mỗi loại việc nghiệp vụ phát sinh liên quan đến ghi nhận lợi nhuận và chi phí.
Để thu hút vốn đầu tƣ từ bên ngoài, vay vốn,... các nhà quản trị doanh nghiệp có xu hƣớng làm “đẹp” hơn thông tin trên báo cáo tài chính bằng cách điều chỉnh tăng lợi nhuận thông qua việc vận dụng các chính sách kế toán. Để điều chỉnh lợi nhuận theo ý muốn chủ quan, các nhà quản trị có thể vận dụng rất nhiều các phƣơng cách khác nhau hoặc vận dụng từng phƣơng cách riêng biệt là tùy thuộc vào năng lực cũng nhƣ điều kiện tại mỗi đơn vị. Chính vì vậy, việc nghiên cứu kỹ thuật vận dụng chính sách kế toán sẽ phần nào làm rõ hơn chất lƣợng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu lợi nhuận, qua đó giúp cho các đối tƣợng sử dụng thông tin có liên quan đánh giá khách quan hơn kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và từ đó đƣa ra quyết định đúng đắn.
nhuận thì sẽ có xu hƣớng chọn những chính sách kế toán để thực hiện mục tiêu mong muốn.
c. Mục tiêu tối thiểu thuế TNDN phải nộp
Thuế TNDN là nghĩa vụ của doanh nghiệp dựa trên kết quả hoạt động của một kỳ sản xuất kinh doanh. Thu nhập chịu thuế đƣợc xác định theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hƣớng dẫn thi hành. Mặc dù có sự khác nhau giữa chuẩn mực kế toán và luật thuế về quy định xác định lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế nhƣng vẫn có sự giao thoa giữa các quy định này. Do đó, các doanh nghiệp vẫn có thể vận dụng chính sách kế toán nhằm thực hiện mục tiêu tối thiểu hóa thuế thu nhập doanh nghiệp. Chẳng hạn nhƣ vận dụng chính sách kế toán liên quan đến hàng tồn kho và TSCĐ theo hƣớng điều chỉnh tăng chi phí, đồng thời vận dụng chính sách kế toán liên quan đến doanh thu theo hƣớng điều chỉnh giảm doanh thu ghi nhận trong kỳ.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong quá trình hoạt động, tình hình tài chính của DN luôn biến động không ngừng làm phát sinh các nghiệp vụ kinh tế đa dạng, phức tạp. Để ghi nhận một cách trung thực các thay đổi đó đòi hỏi các DN phải tuân thủ theo các quy định về việc áp dụng các chính sách kế toán cụ thể.
Trong chƣơng 1, tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về các chính sách kế toán nhƣ: Khái niệm, vai trò, mục tiêu của doanh nghiệp trong việc lựa chọn các chính sách kế toán, khái quát về các phƣơng pháp, chính sách kế toán khác nhau đƣợc áp dụng tại các DN. Mục tiêu của DN khi lập báo cáo và các nhân tố ảnh hƣởng đến vận dụng các chính sách kế toán là cơ sở quan trọng khi xem xét sự ảnh hƣởng của việc vận dụng này đến tính trung thực và hợp lý của thông tin. Vì để cho thông tin cung cấp ra bên ngoài phù hợp với mục tiêu mong muốn của doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp, kế toán sẽ phải chọn lựa phƣơng pháp kế toán, vận dụng nhƣ thế nào để phù hợp với DN nhất, đem lại lợi ích lớn nhất và đáp ứng đƣợc mục tiêu hoạt động cũng nhƣ mục tiêu thông tin. Vấn đề lựa chọn vận dụng, thay đổi chính sách kế toán mang tính chất chủ quan của doanh nghiệp, tức là kế toán cân nhắc giữa mục tiêu của doanh nghiệp sẽ cung cấp thông hợp lý và cân nhắc giữa chi phí bỏ ra để thực hiện cung cấp thông tin chính xác, cũng nhƣ các yếu tố khác ảnh hƣởng đến việc vận dụng, thay đổi chính sách kế toán và cung cấp thông tin của DN.
Đây sẽ là nền tảng lý thuyết cho các chƣơng sau khi tiến hành thiết kế nghiên cứu việc vận dụng chính sách kế toán tại các DN trên địa bàn TP.Đà Nẵng.
CHƢƠNG 2
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU