Chiến lược kinh doanh thẻ của Hội sở ACB

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ thẻ nội địa tại ngân hàng TMCP á châu, chi nhánh bình định (Trang 72 - 74)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.1. Chiến lược kinh doanh thẻ của Hội sở ACB

ACB định hướng phát triển dịch vụ thẻ nội địa năm 2015 và những năm tiếp theo với mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tối đa hóa tiện ích và gia tăng chất lượng dịch vụ. Không ngừng nâng cao uy tín, vị thế của ngân hàng và trở thành một trong những ngân hàng thương mại đứng đầu về thị

trường thẻ cả về thị phần, mạng lưới chấp nhận thẻ và đa dạng các sản phẩm dịch vụ. Mục tiêu năm 2015: lợi nhuận đạt 200 tỷ đồng; Thu nhập phí tăng 30%; Phát hành 300.000 thẻ mới trong đó co 30.000 thẻ tín dụng mới; Quản lý tốt chất lượng nợ thẻ tín dụng nhằm tăng hiệu quả danh mục thẻ.

ACB đặt mục tiêu trọng tâm là bán nhiều sản phẩm hơn cho mỗi khách hàng và đạt thị phần lớn hơn. Sản phẩm thẻ nội địa sẽ được cung cấp theo gói hoặc bán chéo, đơn lẻ tùy theo yêu cầu của khách hàng đồng thời tạo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận phòng ban tạo điều kiện nâng cao và cải tiến công tác phát triển dịch vụ thẻ cả về chất lượng và số lượng.

Nhằm đạt được mục tiêu này, ACB cần chủđộng nghiên cứu sản phẩm mới, làm phong phú và đa dạng sản phẩm để thu hút và giữ khách hàng bên cạnh việc củng cố các sản phẩm thẻ hiện có.

Một công tác không kiếm phần quan trọng là chú trọng quản lý số

lượng và chất lượng các sản phẩm với việc chuẩn hóa quy trình tác nghiệp và tối thiểu hóa xử lý rủi ro.

Về chiến lược tương lai cho sản phẩm thẻ nội địa, ACB sẽ tiếp tục triển khai và phát triển hơn nữa hệ thống ATM và máy POS, làm sao cho hệ thống

có thể đi vào cuộc sống của người dân. Bên cạnh việc nghiên cứu phát hành các loại thẻ phù hợp với khách hàng, ACB đẩy mạnh liên kết với các cơ quan, tổ chức, đơn vị hành chính sự nghiệp, thông qua các thỏa thuận, hợp đồng hợp tác, liên kết phát hành thẻ đồng thương hiệu và dịch vụ ủy thác chi trả

lương qua tài khoản ...Triển khai phát hành thêm các thẻ liên kết với các tổ

chức, công ty trong nước như: hàng không, bưu điện, du lịch với mục đích khai thác đối tượng khách hàng chung của các đơn vị có mối quan hệ thường xuyên, lâu dài cùng với việc phát hành thẻ công ty theo yêu cầu của công ty cho nhân viên của mình. Để có thể thực hiện được kế hoạch này, ACB nghiên cứu các điều kiện phát hành sao cho vừa đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, vừa đảm bảo lợi nhuận cho ACB.

Đối với khách hàng cá nhân, ACB xây dựng phân đoạn khách hàng cụ

thể như sau: tập trung phát triển nhóm khách hàng bậc trung là những người có thu nhập khá và có trình độ, khách hàng có tiềm năng là sinh viên, giới trẻ để phát triển sản phẩm.

Đối với khách hàng là các doanh nghiệp, định chế tài chính, ACB tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác với khách hàng doanh nghiệp và các định chế

tài chính này, đồng thời tăng cường thiết lập quan hệ với khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ làm ăn hiệu quả.

Trong thời gian tới, Trung tâm thẻ của ACB sẽ tập trung khai thác hiệu quả mạng lưới kênh phân phối hiện có: ATM/POS để đẩy mạnh cung cấp sản phẩm thẻ. Phát triển thêm các kênh hiện đại: ACB online, Internet banking, Mobile banking... để đẩy mạnh cung cấp các sản phẩm tới khách hàng cũng như phát triển thêm các sản phẩm mới để có thể dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận khách hàng.

Bên cạnh việc tăng cường các sản phẩm tiện ích mới, trung tâm thẻ

khách hàng có sử dụng thẻ của ACB.

Theo sát chiến lược kinh doanh thẻ nội địa của ACB Hội sởđề ra, ACB Bình Định cũng có những định hướng cụ thể phù hợp với tình hình phát triển kinh doanh thẻ tại địa phương và đơn vị.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ thẻ nội địa tại ngân hàng TMCP á châu, chi nhánh bình định (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)