THỰC TRẠNG PHÁT TRİỂN CNCB CÀ PHÊ TỈNH ĐẮK LẮK

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp chế biến cà phê tỉnh đăk lắk (Trang 44)

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRİỂN CNCB CÀ PHÊ TỈNH ĐẮK LẮK

2.2.1. Tình hình phát triển về quy mô công nghiệp chế biến cà phê a. Tình hình số lƣợng và quy mô các cơ sở chế biến cà phê

Số lượng doanh nghiệp CNCB cà phê của tỉnh Đắk Lắk tăng nhanh từ 132 doanh nghiệp năm 2006 tăng lên 280 năm 2013. Nhìn chung tỷ lệ tăng không đều, nhanh nhất là thời kỳ 2006-2010, thời kỳ này tăng khoảng 98 doanh nghiệp và giai đoạn sau này tăng rất chậm.

Phân bổ các doanh nghiệp này tập trung ở 6 huyện và thành phố Buôn Ma Thuột (BMT), chiếm khoảng trên 85%. Điều này cũng dễ hiểu vì diện tích trồng cà phê chủ yếu nằm ở các địa phương này. Trong các địa phương này các doanh nghiệp tập trung nhiều nhất ở thành phố BMT hiện là hơn 22%, tiếp đến là Huyện Cư M'Gar – hơn 21%, Huyện Krông Búk hơn 14%...Đây cũng thể hiện xu thế tập trung dần các doanh nghiệp chế biến ở nơi vùng nguyên liệu của họ.

Bảng 2.4 Số lƣợng và phân bố doanh nghiệp CNCB cà phê 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 SL doanh nghiệp CNCB cà phê 132 145 176 188 230 211 278 280 % Tăng trưởng 9.85 21.3 6.82 22.3 -8.26 31.7 0.72 Phân bổ (%) Thành phố Buôn Ma Thuột 17.2 17.2 18.5 19 19.1 19.5 21 22.2 Huyện Cư M'Gar 19.3 20.2 20.1 19.7 20.3 21.3 21.2 21.3 Huyện Ea H'Leo 9.4 9 8.5 8 8.2 8.1 8 8 Huyện Krông Ana 10.3 10.5 11 11.2 10.7 10.5 10.2 10 Huyện Krông Búk 18.7 18.5 18.3 17.2 16.5 16.1 15 14.7 Huyện Krông Năng 12.2 12.1 11.4 11 10.3 10.4 10 9.5 Khác 12.9 12.5 12.2 13.9 14.9 14.1 14.6 14.3

( Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk )

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 280 doanh nghiệp chế biến cà phê, cơ sở chế biến cà phê đang hoạt động với tổng công suất ước đạt khoảng hơn 400 ngàn tấn sản phẩm/năm, trong đó công suất chế biến cà phê hoà tan 2.500 tấn sản phẩm/năm; công suất chế biến cà phê bột 30.000 tấn sản phẩm/năm; công suất chế biến cà phê nhân thô 400-420 nghìn tấn sản phẩm/năm.

Bảng 2.5 Công suất chế biến cà phê theo thiết kế

(1.000 tấn)

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Công suất CNCB cà phê 358 363 363 363 363 365 454 454

Trong đó

CB cà phê hòa tan 3 3 3 3 3 3 14 14

CB cà phê bột 15 20 20 20 20 22 30 30

CB cà phê thô 340 340 340 340 340 340 410 410

( Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk )

nhanh từ 358 ngàn tấn năm 2006 lên 454 ngàn tấn năm 2013. Trong đó chế biến cà phê hòa tan – chế biến sâu với công nghiệ hiện đại mới chỉ hơn 14 ngàn tấn, cà phê bột chỉ hơn 30 ngàn tấn, còn lại chủ yếu là chế biến cà phê thô chất lượng thấp.

Bảng 2.6 Công suất chế biến cà phê và sản lƣợng cà phê

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Công suất CNCB cà

phê (tấn) 358 363 363 363 363 365 454 454 Sản lượng cà phê (tấn) 435 325.3 415.5 380.4 399.1 487.8 412.2 432

Công suất thực tế 335 336 350 360 349 352 379 229

Công suất thiết kế cà

phê/SL cà phê 0.82 1.12 0.87 0.95 0.91 0.75 1.10 1.05 Công suất thực tế / thiết

kế 0.9 0.9 1.0 1.0 1.0 1.0 0.8 0.5 CS thực tế / sản lượng 0.8 1.0 0.8 0.9 0.9 0.7 0.9 0.5

( Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk )

Công suất thiết kế của CNCB cà phê đã tăng nhanh hơn so với sản lượng cà phê sản xuất ra để chế biến, đến năm 2012 dư 10% công suất theo thiết kế và 2013 là 5%. Nếu so sánh giữa công suất thực tế với thiết kế đến những năm sau lại giảm và chỉ đáp ứng còn 50% sản lượng.

Đắk Lắk được đánh giá có ngành chế biến cà phê xuất khẩu có tiềm năng của cả nước, tuy nhiên giá trị kim ngạch xuất khẩu cà phê hàng năm còn chiếm tỷ trọng quá khiêm tốn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh. Từ năm 2006-2013, tỷ trọng tăng, giảm bất thường chưa tương xứng với tiềm năng cà phê dồi dào và lợi thế của tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm vùng Tây Nguyên.

Mặc dù ngành chế biến cà phê Đắk Lắk có đóng góp vào sản xuất công nghiệp của tỉnh. Tuy nhiên, ngành còn nhiều hạn chế, các doanh nghiệp sản

xuất ở quy mô nhỏ và vừa, sản phẩm bán ra thường phải thông qua nhà trung gian nên làm giảm giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra, gần như biến các doanh nghiệp cà phê thành những nơi chế biến thô sản phẩm cho các đơn vị nước ngoài.

b. Gia tăng quy mô các nguồn lực cho các cơ sở chế biến cà phê

* Quy mô về vốn

Sau 10 năm phát triển (2006-2014), số lượng doanh nghiệp và cơ sở chế biến tăng từ 130 đơn vị lên 280. Mặc dù tăng nhanh về số lượng nhưng quy mô vốn của doanh nghiệp tăng từ 376 tỷ lên 865 tỷ năm 2013. Như vậy tổng số vốn tăng nhanh hơn số doanh nghiệp nhưng không nhiều. Số vốn bình quân một doanh nghiệp từ 1.56 tỷ /DN năm 2006 đã tăng lên 3.09 tỷ đồng năm 2013.

Bảng 2.7 Tổng số vốn và mức vốn bình quân của doanh nghiệp CNCB cà phê tỉnh Đắk Lắk 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng Vốn của DNCB cà phê (Tỷ đồng ) 376.9 410 483 515 630 640 835 865 Vốn trung bình DN ( Tỷ/DN) 2.86 2.83 2.74 2.74 2.74 3.03 3.00 3.09

( Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk )

Trong các doanh nghiệp, tỷ lệ doanh nghiệp có số vốn dưới 1 tỷ chiến trên 50%, từ 1-5 tỷ đồng chiếm khoảng 25-34%, từ 5-10 tỷ chiếm 7- tới hơn 9%, từ 15-20 tỷ chỉ khoảng 5-7% và trên 20 tỷ chỉ khoảng 2%. Như vậy, về quy mô vốn doanh nghiệp CNCB cà phê của tỉnh Đắk Lắk chủ yếu có quy mô nhỏ nên sức cạnh tranh thấp và khả năng đầu tư phát triển theo chiều sâu rất hạn chế. Điều này đòi hỏi phải có chính sách khuyến khích tích lũy và đầu tư

vào khu vực này.

Bảng 2.8 Tổng số vốn và cơ cấu doanh nghiệp theo quy mô vốn của doanh nghiệp CNCB cà phê tỉnh Đắk Lắk

Tổng số DN

Cơ cấu theo quy mô vốn (%)

Dưới 1 tỷ Từ 1-5 tỷ Từ 5-10 tỷ Từ 15 - 20 tỷ trên 20 tỷ 2006 132 51.4 34.1 7.70 4.5 2.3 2007 145 54.8 30.3 7.30 5.5 2.1 2008 176 57.1 26.7 8.20 6.3 1.7 2009 188 55.6 27.1 8.80 6.9 1.6 2010 230 55.1 28.3 9.20 6.1 1.3 2011 211 50.3 33.2 7.50 7.1 1.9 2012 278 58.9 25.9 8.40 5.4 1.4 2013 280 58.5 26.8 7.90 5.0 1.8

( Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk )

Bảng 2.9 Quy mô tài sản hay vốn sản xuất của doanh nghiệp CNCB cà phê tỉnh Đắk Lắk 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng tài sản doanh nghiệp ( Tỷ đồng) 63 81 102 134 170.1 185.6 233.8 268.1 Tài sản bình quân (Tỷ.đ/DN) 0.48 0.56 0.58 0.71 0.74 0.88 0.84 0.96

( Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk )

Tình hình gia tăng quy mô doanh nghiệp còn thể hiện ở vốn sản xuất của doanh nghiệp. Tổng tài sản của các doanh nghiệp này cũng tăng đáng kể, từ 63 tỷ tăng lên 268 tỷ, tức gấp 4 lần. Nhưng tài sản bình quân của doanh nghiệp chi tăng gấp đôi trong thời gian này. Với tình hình tài sản này của các doanh nghiệp cho thấy trang bị kỹ thuật và công nghệ chế biến cà phê rất thấp sẽ hạn chế tính cạnh tranh của sản phẩm cà phê chế biến.

Nguồn vốn vay của các doanh nghiệp CNCB cà phê tăng lên theo quá trình mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp, nếu năm 2006 là 38.7 tỷ đồng thì năm 2013 là 116 tỷ đồng. Tỷ lệ vốn vay so với tổng tài sản của doanh nghiệp có xu hướng tăng giảm theo mô hình hình (Sin). Năm 2006 tỳ lệ này là 61% sau đó giảm, rồi tăng dần từ 2009 và năm 2013 chiếm tỷ lệ là 43.3%. Như vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải có giải pháp sử dụng vốn hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu không sẽ không có khả năng trả nợ khi đến hạn. Mặt khác, trong giai đoạn lãi suất vay cao và tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước còn gặp nhiều khó khăn như hiện nay, cũng là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp chế biến đá nói riêng.

Bảng 2.10 Nguồn vốn và tình hình tài chính của doanh nghiệp CB cà phê

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Vốn vay (tỷ đồng) 38.7 43 49 52.4 69.74 84.08 99.83 116.1 Tỷ lệ vốn vay/ tổng tài

sản doanh nghiệp (%) 61.4 53.1 48 39.1 41 45.3 42.7 43.3

( Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk ) * Quy mô về nguồn nhân lực

Lao động của CNCB cà phê tỉnh Đắk Lắk hiện nay dao động từ 5000 tới 6500 người. Số lượng tăng dần từ năm 2006 đến 2010 sau đó giám dần. Cơ cấu lao động theo chuyên môn cho thấy tỷ lệ lao động phổ thông vẫn chiếm đa số, tuy giảm dần nhưng vẫn khoảng 68%, tỷ trọng lao động chuyên môn tăng dần và đến 2013 chiếm 32%. Như vậy, chất lượng lao động trong ngành CNCB cà phê tuy có cải thiện nhưng vẫn thấp.

Bảng 2.11 Số lƣợng và cơ cấu theo trình độ chuyên môn của lao động trong các doanh nghiệp CNCB cà phê tỉnh Đắk Lắk

Năm Tổng số lao động

Phổ thông Có tay nghề (cả kỹ thuật và cán bộ quản lý) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 2006 5,244 4,300 82 944 18 2007 5,067 3,800 75 1,267 25 2008 5,358 4,019 75 1,339 25 2009 5,894 4,126 70 1,768 30 2010 6,483 4,538 70 1,945 30 2011 5,496 3,737 68 1,759 32 2012 5,200 3,536 68 1,664 32 2013 5,000 3,250 65 1,750 35

( Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk )

Bảng 2.12 DN chế biến cà phê Đắk Lắk chia theo quy mô lao động

Tổng số

Cơ cấu theo quy mô lao động (%) dưới 10 LĐ Từ 11-50LĐ từ 51-100 LĐ từ 101-150 LĐ trên 150 LĐ 2006 132 20.45 42.85 29.9 5.30 1.52 2007 145 20.69 42.31 29.4 5.52 2.07 2008 176 20.45 45.50 27.8 4.55 1.70 2009 188 20.74 42.04 29.2 5.85 2.13 2010 230 19.13 46.04 28.3 4.78 1.74 2011 211 23.70 37.50 29.8 6.64 2.37 2012 278 21.58 42.87 28.7 5.04 1.80 2013 280 23.57 37.93 31.0 5.36 2.14

Theo quy mô lao động, tỷ lệ doanh nghiệp có dưới 10 lao động chiếm từ 20-23%, từ 11 tới 50 lao động chiếm từ 37 tới 46%, từ 51-100 từ 28-31%, từ 101 -150 khoảng trên dưới 5% và trên 150 chỉ có trên dưới 2%. Như vậy quy mô doanh nghiệp theo lao động trung trong khoảng 11-50 lao động và hàm ý rằng theo quy mô lao động doanh nghiệp CNCB cà phê chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ.

Từ đây có thể thấy khả năng thu hút lao động của các doanh nghiệp còn hạn chế, chưa tương xứng với nhu cầu thực tế của ngành, đặc biệt rất thiếu lao động có trình độ kỹ thuật cao. Với quy mô hiện nay chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển tự phát, thiếu sự liên kết nên dù các doanh nghiệp có lợi thế về nguồn nhân công rẻ, chi phí sản xuất thấp hơn so với hàng hóa cùng loại của một số đối thủ thì vẫn khó cạnh tranh. Khách hàng quốc tế thường đặt yêu cầu cao về sự "an toàn" của các hợp đồng, mà sự liên kết trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chưa được chặt chẽ. Do đó, không thể đáp ứng được các đơn hàng lớn.

Để tăng giá trị sản xuất yêu cầu đặt ra là phải đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ công nhân kỹ thuật, đặc biệt là lực lượng cán bộ về thiết kế mẫu, cán bộ quản lý (kinh tế, marketing, pháp luật…). Thực tiễn như vậy nhưng vấn đề đào tạo nghề cho ngành còn nhiều bất cập, chưa chú trọng đào tạo chuyên sâu, đa số lực lượng sinh viên sau khi ra trường các doanh nghiệp phải bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn mới đáp ứng được yêu cầu của công việc. Đây là bài toán về nhân lực mà các doanh nghiệp cần phối hợp với các Trường Cao đẳng, Đại học, với chính quyền địa phương, Hiệp hội ngành quan tâm giải quyết.

* Quy mô về cơ sở hạ tầng cho CNCB cà phê

công nghiệp Hoà Phú thành phố Buôn Ma Thuột có 02 nhà máy, Cụm công nghiệp thành phố Buôn Ma Thuột có 05 nhà máy, Cụm công nghiệp huyện Cư Kuin có 01 nhà máy, Cụm công nghiệp huyện Ea Kar có 03 nhà máy, Cụm công nghiệp huyện Krông Búk có 02 nhà máy, Cụm công nghiệp huyện Ea H’Leo có 01 nhà máy.

Số còn lại cơ sở chế biến của 263 nằm rải rác bên ngoài khu công nghiệp. Thường các khu công nghiệp tập trung có điều kiện hạ tầng giao thông, điện, hệ thống cung cấp nước sinh hoạt đầy đủ, thuận lợi nhưng chưa có hệ thống xử lý rác thải.

Còn các cơ sở ngoài khu công nghiệp họ dựa vào hệ thống hạ tầng cơ sở chung như giao thông và lưới điện, nhưng phải tự mình tạo ra điều kiện tối thiểu cho mình về giao thông nội bộ, hệ thống cung cấp điện, nước của mình, việc xứ lý chất thải vẫn là vấn đề lớn cho tất cả.

2.2.2. Thực trạng trình độ công nghệ và tổ chức sản xuất

a.Trình độ kỹ thuật và công nghệ của CNCB cà phê

Trình độ kỹ thuật và công nghệ của CNCB cà phê được phản ánh bằng các tiêu chi như đời hay thời gian sử dụng máy móc trang thiết bị (MMTTB), Mức tự động hóa, xuất sứ và trạng thái khi mua. Dưới đây sẽ xem xét các chi tiêu này.

Bảng 2.13 Tỷ trọng MMTTB của CNCB cà phê theo thời hạn và tự động hóa

1-5 năm 5-10 năm trên 10 năm

Tỷ trọng MMTTB theo thời

hạn sử dụng (%) 15.7 35.8 48.5

Tự động Bán tự động Thủ công

Tỷ trọng theo trình độ tự động

hóa (%) 31.2 47.7 21.1

( Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk )

Theo số liệu điều tra doanh nghiệp CNCB cà phê năm 2012 của Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk về trình độ công nghệ của doanh nghiệp cho thấy thời hạn sự dụng máy móc trang thiết bị của doanh nghiệp chủ yếu sau 5 năm hay gần 85%. Có nghĩa là phần lớn máy móc đều có năm sản xuất đã cách đây 5 năm, trong đó cách đây 10 năm là 48.5%.

Theo trình độ tự động hóa tỷ lệ tự động hoàn toàn là 32.2% bán tự động 47.7% và 21.1% là thủ công. Nhìn chung tỷ lệ bán tự động và thủ công vẫn là chủ yếu.

Theo xuất sứ của máy móc trang thiết bị, phần lớn các doanh nghiệp mua trang thiết bị của Trung Quốc ( tỷ lệ 45.3%), tiếp đến của Châu Âu là 27.7%, Việt Nam 15.5% và các nguồn khác. Đáng chú ý có doanh nghiệp mua cả của Việt Nam và Trung Quốc.

Bảng 2.14 Tỷ trọng máy móc trang thiết bị của CNCB cà phê theo xuất sứ và tình trạng mua

VN TQ

Châu

Âu Khác Tỷ lệ MMTTB theo nơi sản xuất 15.5 45.3 27.7 11.5

Mới hoàn toàn Qua sử dụng % MMTTB theo tình trạng mua 37.9 62.1

( Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk )

Theo trạng thái của MMTTB khi mua thì có tới 62.1% đã qua sử dụng và chi có 37.9% là mới hoàn toàn.

Nhìn chung, trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trong CNCB cà phê ở Đắk Lắk còn nhiều hạn chế và ở trình độ chưa phát triển. Nếu so với doanh nghiệp chế biến cà phê FDI thì thua thiệt nhiều. Đây là điểm yếu không dễ gì khắc phục trong thời gian ngắn và đòi hỏi đầu tư khá lớn.

Cụ thể hơn hãy xem xét công nghệ chế biến cà phê hạt sau thu hoạch hiện nay của một số doanh nghiệp.

* Công nghệ chế biến khô:

- Là phương pháp công nghệ truyền thống, không sử dụng nước trong chế biến, với loại công nghệ này, sản phẩm cà phê nhân chế biến thường bị giảm phẩm chất và không đạt được chất lượng cao vì: Không tách được tạp chất, quả xanh, quả sâu, hỏng ngay từ khâu đầu của quy trình; quá trình chế biến phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, mất nhiều thời gian phơi hoặc sấy khô- Đây là nguyên nhân chính làm tăng lượng hạt đen, mốc trong cà phê.

- Tại Đăk Lăk, chỉ có một vài xưởng chế biến có quy trình chế biến theo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp chế biến cà phê tỉnh đăk lắk (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)