6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1.2. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Đắk Lắk
Định hướng phát triển
- Phát triển công nghiệp phù hợp với điều kiện địa lý tự nhiên, tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, về con người, hỗ trợ phát triển và phát huy hết những tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh của tỉnh, đặc biệt là trong các ngành chế biến nông, lâm sản, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, xây dựng thủy điện, khai thác tài nguyên khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, nhằm tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, hỗ trợ sản xuất ra ngày càng nhiều sản phẩm hàng hoá nông nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp, thu hút nhiều lao động, tăng thêm nguồn thu cho ngân sách trên địa bàn tỉnh, đồng thời nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
- Phát triển công nghiệp phù hợp với định hướng cơ cấu kinh tế của tỉnh là nền kinh tế nông - lâm - công nghiệp và dịch vụ.
- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển công nghiệp theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước nhằm xây dựng một cơ cấu kinh tế, hợp lý. Phục hồi, phát triển làng nghề truyền thống, đa dạng hoá các sản phẩm công nghiệp. Phát huy nội lực, mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, hợp tác liên tỉnh, liên vùng. Tạo ra một môi trường nội bộ thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp của tỉnh gắn liền với thị trường cả nước và quốc tế.
Mục tiêu phát triển Mục tiêu chung
Công nghiệp phát triển nhanh và bền vững trở thành động lực thúc đẩy các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, xây dựng, dịch vụ phát triển theo, đưa Đắk Lắk trở thành một tỉnh công nghiệp, cùng cả nước cơ bản đến đích công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2020.
Một trong những đích quan trọng nhất là năm 2020 thu nhập bình quân đầu người vượt mức 2.700 USD/người (theo giá thực tế) và tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP tỉnh phấn đấu đạt ~33%.
Tiếp tục chuẩn bị các điều kiện về cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc hình thành các khu, cụm công nghiệp trong quy hoạch. Ưu tiên nơi có điều kiện thuận lợi về nguồn nguyên liệu và các dịch vụ. Song song với phát triển công nghiệp ở các khu vực trung tâm, cần phát triển công nghiệp nông thôn, từng bước giảm dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.
Tiếp tục triển khai thực hiện tốt chính sách khuyến công, chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, thiết bị đối với các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm lợi thế của tỉnh. Đẩy mạnh thực hiện chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Chú trọng nâng cao số lượng, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp.