Tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giáo viên tiểuhọc trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 66)

Vĩnh Linh

Triển khai thực hiện Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lí viên chức; Thông tư số 16/2012/TT-BNV ngày 28/12/2012 của Bộ Nội vụ ban hành Quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức; Thông tư số 14/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 41/2012/NĐ-CP

ngày 8/5/2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Hàng năm, phòng GD&ĐT phối hợp với phòng Nội vụ hướng dẫn các trường xây dựng kế hoạch biên chế, tổng hợp trình UBND huyện, Sở Nội vụ và Sở GD&ĐT phê duyệt, việc tuyển chọn được áp dụng theo hình thức xét tuyển. Trước khi xét tuyển chọn giáo viên có sự thông báo, công khai về hình thức tuyển chọn, điều kiện, tiêu chuẩn và thủ tục hồ sơ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Giáo viên được tuyển dụng cơ bản có phẩm chất đạo đức, trình độ nghiệp vụ sư phạm; tuyển dụng giáo viên do Hội đồng xét tuyển công chức, viên chức của tỉnh tổ chức. Việc tuyển dụng giáo viên được thực hiện đảm bảo công khai, chặt chẽ, đúng quy định.

Đối với công tác phân công, sử dụng ĐNGV tiểu học ở huyện Vĩnh Linh, nhìn chung ĐNGV đảm bảo tỉ lệ bố trí giáo viên/lớp theo quy định Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV, ngày 23/8/2006 của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ, bố trí đảm bảo giáo viên trực tiếp giảng dạy. Việc sử dụng ĐNGV của các nhà trường trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định, trên quan điểm “đúng người, đúng việc”, “đúng chuyên môn, đúng khả năng”, không những đã phát huy được hết năng lực của ĐNGV mà còn làm cho môi trường làm việc thoải mái, giúp họ làm việc nhiệt tình hơn trong giảng dạy và hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ của trường đề ra.

ĐNGV dần trẻ hóa được đào tạo chính quy và thực hiện dạy các môn tự chọn ngoại ngữ (Tiếng Anh), tin học ở những nơi có điều kiện, ngoài việc đảm bảo đủ thời lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp. Nhiều hiệu trưởng phân công, bố trí giáo viên chưa đánh giá hết năng lực giáo viên nên không phát huy năng lực sở trường, phân công chồng chéo, chưa chú ý năng lực khác để phục vụ các hoạt động phong trào ngoại khóa.

Bảng 2.4: Thực trạng tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Vĩnh Linh TT Nội dung Kết quả thực hiện Yếu Kém Trung bình Khá Tốt 1

Xây dựng được tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực của ĐNGV ở các trường tiểu học

3 6 39 45 57

2

Thực hiện sắp xếp sử dụng ĐNGV ở các trường tiểu học theo đúng quy định

6 39 33 39 33

3

Thực hiện công tác luân chuyển giáo viên từ trường thừa sang trường thiếu theo đúng quy định phù hợp với từng trường

0 18 54 54 24

4

Việc luân chuyển thực sự động viên, khích lệ được ĐNGV ở các trường tiểu học để yên tâm công tác

9 18 63 33 27

5

Luân chuyển ĐNGV ở các trường tiểu học đúng nguyện vọng và hoàn cảnh của giáo viên

18 39 33 36 24

6 Bố trí giáo viên thành các tổ chuyên

môn trong nhà trường 6 12 18 36 78 7 Các tổ trưởng, nhóm trưởng là các

giáo viên có năng lực và uy tín 12 15 21 15 78 8

Phân công giảng dạy phù hợp với chuyên môn và sở trường của giáo viên

15 45 36 45 27

9 Phân công giáo viên căn cứ vào vị trí

nhu cầu của từng nhà trường 9 18 42 63 18 10 Phát huy được tiềm năng giáo viên

qua công việc 18 9 24 72 27

Theo khảo sát, điểm trung bình cộng đạt được là 3.56, hoạt động tuyển chọn và sử dụng ĐNGV tại huyện Vĩnh Linh được xếp hạng có mức độ thực hiện đạt trung bình khá. Trong đó, các nhà trường đã thực hiện tốt nhất nội dung Bố trí giáo viên thành các tổ chuyên môn trong nhà trường (4.1) và thực hiện kém nhất ở nội dung Luân chuyển đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học đúng nguyện vọng và hoàn cảnh của giáo viên. Điều này cũng cho thấy điểm mạnh và điểm yếu trong khâu tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên tiểu học tại địa phương.

Biểu đồ 2.4: Đánh giá công tác luân chuyển ĐNGV các trƣờng tiểu học trên địa bàn huyện Vĩnh Linh

(Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài)

Nhìn vào biểu đồ trên, nhận thấy có tới 60% đánh giá công tác luân chuyển ĐNGV chưa thực sự tốt. Công tác đã được thực hiện song chưa triệt để, nhiều trường vẫn còn thiếu giáo viên trong khi đó có trường thừa giáo viên, có nhiều GVTH có nguyện vọng luân chuyển về những trường gần nhà nhưng không được luân chuyển.

Tóm lại, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tuyển dụng và sử dụng ĐNGV tiểu học vẫn còn gặp phải nhiều vướng mắc, bất cập. Nghị định

số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với sự nghiệp công lập; nhưng thực tế, từ khi các văn bản đã ban hành đến nay, các cơ quan QLNN chưa giao quyền cho hiệu trưởng. Vì vậy, các trường tiểu học vẫn chịu sự chi phối quyền hạn về công tác tuyển chọn giáo viên hàng năm mà chỉ được giao quyền sử dụng lao động, dẫn đến tình trạng giáo viên được tuyển chọn chỉ đáp ứng nhu cầu về số lượng, chưa chú trọng về chất lượng ĐNGV. Việc tuyển dụng giáo viên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: số giáo viên cần tuyển vào biên chế so với tổng số cán bộ, công chức của huyện do UBND tỉnh quy định và số lượng viên chức được tuyển vào biên chế do UBND tỉnh cho phép thực hiện hàng năm ở mỗi địa phương. Điều này ảnh hưởng đến việc chủ động trong tuyển chọn giáo viên đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu giáo viên.

Ngoài ra, trong công tác phân công, sử dụng còn hiện tượng “nể nang”, thiên về tình cảm, những người có năng lực có thể không được phân công đúng sở trường và chưa phát hiện, phát huy những nhân tố tích cực để bồi dưỡng lực lượng nòng cốt nhằm thúc đẩy phong trào dạy và học, góp phần phát triển ĐNGV, nâng cao chất lượng giáo dục.

2.3.4. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên tiểu học

Công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV tiểu học là một biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ. Vì vậy, ngành GD&ĐT huyện Vĩnh Linh coi trọng việc đào tạo bồi dưỡng không những về chuyên môn, mà còn chú ý bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị và kiến thức quản lý giáo dục. Bản chất của công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV là nâng cao phẩm chất và năng lực cho ĐNGV để họ có đủ điều kiện mang tính tự thân trong việc hoàn thành nhiệm vụ, quyền lợi của họ.

Nhiều năm qua, ngành tập trung công tác bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng chu kì thường xuyên, nâng cao trình độ lý luận, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm thông qua việc khảo sát, lập quy hoạch tạo nguồn, cử giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng và tổ chức các chuyên đề về đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học và đưa vào tiêu chí thi đua khen thưởng cuối năm. Do vậy, mà trong số nội dung khảo sát, có 02 nội dung được cán bộ quản lý cũng như ĐNGV đánh giá cao:

Biểu đồ 2.5: Đánh giá về công tác đào tạo, bồi dƣỡng ĐNGV tiểu học trên địa bàn huyện Vĩnh Linh

(Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài)

Sở dĩ nội dung Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng được xác định có tính khả thi đạt mức điểm đánh giá cao là do đều đặn hàng năm Phòng Nội vụ, Phòng Kế hoạch tài chính, Phòng GD&ĐT cùng nhau tham mưu, xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và GVTH. Hoạt động đào tạo bồi dưỡng đã được triển khai theo kế hoạch, quy hoạch của Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Linh và đã đáp ứng kịp thời yêu cầu về cán bộ quản lý và ĐNGV, góp phần nâng cao trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn cho đội ngũ.

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cụ thể như:

- Tự bồi dưỡng: bồi dưỡng về quy chế chuyên môn; bồi dưỡng về nội dung, chương trình và sách giáo khoa mới; bồi dưỡng về đổi mới phương pháp giảng dạy; bồi dưỡng đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh; bồi dưỡng cách sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học, công nghệ thông tin; bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác chủ nhiệm; báo cáo chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.

- Hoạt động bồi dưỡng thường xuyên:

+ Học tập trung 2-3 ngày tại Sở GD&ĐT nghe hướng dẫn kết hợp thảo luận; + Tổ chức học tập bồi dưỡng tại các trường thông qua các tổ nhóm chuyên môn: Sinh hoạt chuyên đề theo tổ nhóm; hội giảng trên lớp, dự giờ rút kinh nghiệm; Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, viết sáng kiến kinh nghiệm;

+ Mời các giảng viên, báo cáo viên của Bộ GD&ĐT, của trung ương, tỉnh ngoài về tập huấn, bồi dưỡng cho ĐNGV;

+ Đưa cán bộ, giáo viên đi học tập kinh nghiệm ở huyện ngoài, tỉnh ngoài.

Biểu đồ 2.6: Đánh giá về hoạt động bồi dƣỡng, đào tạo đối với ĐNGV tiểu học trên địa bàn huyện Vĩnh Linh

Như vậy, nhìn vào biểu đồ nhận thấy, việc tạo điều kiện cho GV nâng cao trình độ chuyên môn còn kém; việc sử dụng ĐNGV sau đào tạo, bồi dưỡng chưa được hiệu quả, hợp lý; việc đào tạo, bồi dưỡng đối GVTH nằm trong quy hoạch còn chưa được kịp thời.

Tóm lại, công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên hiện nay chất lượng đang ở mức thấp. Nội dung bồi dưỡng tính thiết thực ít, phương pháp và đội ngũ bồi dưỡng đơn điệu, thiếu sáng tạo và gây ra lãng phí lớn cho ngân sách.

Công tác giáo dục, nâng cao nhận thức của GVTH về tự học, tự rèn chuyên môn chưa đi vào chiều sâu, thiếu sự quản lý thống nhất, chủ yếu mang tính tự phát.

Phong trào chuyên môn của các nhà trường đang thiếu những nhân tố hạt nhân đó là những giáo viên có tâm huyết, có trình độ chuyên môn vững vàng.

Kế hoạch bồi dưỡng nâng chuẩn thiếu thống nhất nên đã gây không ít khó khăn cho các phòng giáo dục trong việc điều động giáo viên dạy thay cho các đồng chí giáo viên đi học.

Giáo trình đào tạo nâng chuẩn còn lạc hậu, chưa cập nhật với tình hình thay sách hiện tại của bậc tiểu học.

Có 2/3 số trường đã tổ chức cho giáo viên đăng kí tự bồi dưỡng nhưng chưa có trường nào đưa kết quả tự bồi dưỡng vào đánh giá thi đua; vẫn chưa có văn bản chuyên môn nào chỉ đạo hoặc hướng dẫn việc thiết kế chương trình, phương án thẩm định đánh giá kết quả tự bồi dưỡng của giáo viên

2.3.5. Tạo điều kiện, môi trường và đảm bảo cơ chế, chính sách đối với đội ngũ giáo viên tiểu học

Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của các nhà trường là viên chức, công chức nhà nước và chủ yếu trong biên chế nên được hưởng lương từ nguồn Ngân sách Nhà nước, và theo quy định chung cứ 3 năm lại tăng lương 1 lần đối

với những giáo viên có bằng cao đẳng, đại học; đối với những giáo viên có bằng THSP 12+2 sau 2 năm được tăng lương. Đồng thời, họ cũng được hưởng mọi chế độ như: thăng chức, nâng lương, chế độ nghỉ an dưỡng, ốm đau, chế độ nghỉ hưu khi đủ điều kiện theo quy định. Ngoài ra việc nâng lương trước hạn được áp dụng đúng theo Thông tư 08/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ công chức viên chức và người lao động, Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND ngày 31/7/2014 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc phân cấp quản lý tiền lương cán bộ công chức, viên chức và người lao động.

Có thể nói, trong nhiều năm qua hệ thống chính sách đối với giáo viên tiếp tục được xây dựng, hoàn chỉnh theo hướng ưu tiên, tạo môi trường thuận lợi cho giáo dục phát triển. Các chính sách chủ yếu được thể hiện trong chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch, các chính sách đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục, triển khai thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, phát triển ĐNGV, cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, thực hiện cải cách hành chính trong giáo dục.

Đối với huyện Vĩnh Linh, ngoài việc thực hiện chính sách chung của nhà nước, còn có các chính sách riêng của huyện, như: chính sách thu hút người có trình độ cao, có phẩm chất, đạo đức tốt; thu hút những sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi hệ chính quy một số ngành của một số trường công lập trong nước; sinh viên có bằng Đại học sư phạm tiểu học chính quy, Thạc sĩ có phẩm chất đạo đức tốt về huyện công tác, chính sách hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức đi học, ... Để tạo điều kiện cho giáo viên làm tốt nhiệm vụ, được phát huy tối đa tài năng sáng tạo của mình, đảm bảo được hưởng những quyền lợi chính đáng đồng thời vừa giúp họ thấy rõ bổn phận và trách nhiệm trước tập thể nhà trường và toàn xã hội, các nhà trường đã thực hiện đầy đủ các chính sách theo qui định hiện hành.

Bố trí, phân công, giao nhiệm vụ và đảm bảo các điều kiện cần thiết để giáo viên thi hành nhiệm vụ, thực hiện chế độ chính sách.

Cung cấp đầy đủ, cập nhật thông tin chính trị, giáo dục, giảng dạy, tài liệu, sách báo tham khảo; hỗ trợ tổ chức các lớp chuyên đề, ngoại khóa, câu lạc bộ,...tạo điều kiện để giáo viên phát huy hết khả năng của mình trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu.

Thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng theo từng chu kỳ cho ĐNGV.

Đảm bảo chế độ lương, phụ cấp; chế độ đi học nâng cao trình độ mà vẫn được hưởng nguyên lương; chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội; được khen thưởng khi có thành tích, được quyền biết rõ nguyên nhân khi bị phê bình; hỗ trợ đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, hỷ-hiếu, thăm hỏi ốm đau, chia tay cán bộ, giáo viên nghỉ chế độ hưu; trợ cấp khó khăn đột xuất cho giáo viên,...

Biểu đồ 2.7: Đánh giá về cơ chế chính sách đƣợc thực hiện đối với ĐNGV tiểu học trên địa bàn huyện Vĩnh Linh

Giữa 05 nội dung cần thực hiện để tạo điều kiện thuận lợi, môi trường phát triển cho ĐNGV các trường tiểu học trên địa huyện Vĩnh Linh có sự chênh lệch nhau khá lớn về mức độ đánh giá. Nội dung UBND huyện, phòng GD&ĐT thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước đối với ĐNGV đánh giá ở mức tốt; trong khi đó các nội dung Thực hiện thường xuyên kịp thời các chính sách đãi ngộ đối với GV; Huy động được nguồn lực vật chất để thực hiện chính sách đãi ngộ đối với GV và Xây dựng chính sách riêng về đãi ngộ, khen thưởng của UBND huyện đối với ĐNGVchỉ được đánh giá dưới mức trung bình.

Thực trạng trên có được là do hệ thống chính sách về giáo dục nói chung và chính sách đối với giáo viên của các trường tiểu học huyện Vĩnh Linh nói riêng vẫn còn chưa tạo được khâu đột phá trong việc góp phần giải quyết mâu thuẫn lớn của giáo dục hiện nay. Mâu thuẫn giữa một bên là yêu cầu cao về phát triển quy mô và nâng cao chất lượng với một bên là điều kiện còn hạn hẹp của các nguồn lực và những yếu kém của ĐNGV như thiếu đồng bộ, chưa có những đột phá cần thiết về lương, về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên... nhằm tạo động lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)