Bài học cho huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 46 - 49)

Qua một số kinh nghiệm QLNN đối với ĐNGV tiểu học, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị cần phải thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:

- Công tác quy hoạch, tuyển dụng ĐNGV là quá trình nghiên cứu, xác định nhu cầu ĐNGV của nhà trường, đưa ra các chính sách, bảo đảm cho nhà trường có đủ ĐNGV đảm bảo năng lực để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy. Vì vậy, khi thực hiện công tác quy hoạch, cần quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình dự báo, đó là: quy mô cơ cấu dân số, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, số học sinh thuộc độ tuổi tiểu học, dự báo sự biến động của ĐNGV.

- Cần thay đổi hình thức tuyển dụng giáo viên từ hình thức xét tuyển sang hình thức thi tuyển, đảm bảo ngay từ khâu tuyển dụng đã có sự sàng lọc để nâng cao chất lượng đội ngũ theo đúng chuẩn nghề nghiệp.

- Cần lựa chọn cán bộ quản lý có đủ phẩm chất năng lực nghề nghiệp để thành lập ban chỉ đạo và kiểm tra công tác bồi dưỡng GVTH. Từ kết quả kiểm tra, giám sát, các cấp quản lý giáo dục có được những cơ sở để điều chỉnh kế hoạch bồi dưỡng hướng tới mục tiêu nâng cao năng lực nghề nghiệp cho GVTH. Ngoài ra, cần lập hồ sơ theo dõi quá trình tham gia, bồi dưỡng của giáo viên và quá trình áp dụng kiến thức, kĩ năng dược bồi dưỡng vào việc tổ chức các hoạt động sư phạm.

- Đảm bảo điều kiện hỗ trợ để phát triển ĐNGV tiểu học. Thực tiễn cho thấy, địa phương và nhà trường điển hình, tiên tiến trong ngành giáo dục là những tập thể được nhà trường quan tâm, chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần một cách thiết thực nhất. Điều kiện làm việc và các cơ chế chính sách thuận lợi là động lực, điều kiện quan trong để đội ngũ có cơ hội được học tập, rèn luyện, phát triển. Một số điều kiện cơ bản như: chăm lo đầu tư xây dựng ĐNGV; thực hiện tốt chính sách; chế độ đãi ngộ; lương thưởng; xét các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo quy định; thực hiện tốt quy chế dân chủ; tạo điều kiện tốt về cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy, tạo cơ hội và điều kiện chô giáo viên phát triển năng lực nghề nghiệp.

Tiểu kết chƣơng 1

Chương 1 của Luận văn đã phân tích cụ thể một số khái niệm chủ yếu được sử dụng trong đề tài nghiên cứu, trong đó có các khái niệm: trường tiểu học, giáo viên, ĐNGV; QLNN đối với ĐNGV tiểu học; ... Khẳng định vị trí tầm quan trọng của cấp tiểu học và ĐNGV tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Qua chương này, luận văn đã nghiên cứu cơ sở lý luận cho hoạt động QLNN đối với ĐNGV tiểu học. Những nội dung đã trình bày trong chương 1 cho phép rút ra một số vấn đề sau đây: để QLNN đối với ĐNGV tiểu học cần dựa trên một tiếp cận quản lý khoa học hiện đại. Tiếp cận quản lý ĐNGV cho phép xác định cụ thể những nội dung cơ bản sau: (i) Triển khai, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật có liên quan tới ĐNGV tiểu học; (ii) xây dựng các quy hoạch, kế hoạch đối với ĐNGV tiểu học; (iii) Tuyển dụng và sử dụng GVTH; (iv) Đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu phục vụ ĐNGV tiểuhọc; (v) Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá ĐNGV tiểu học; (vi) Hoạch định các cơ chế, chính sách tạo động lực cho ĐNGV tiểu học.

Để đề ra được những biện pháp quản lý đối với ĐNGV tiểu học cần đánh giá đúng thực trạng ĐNGV tiểu học và các giải pháp hiện hành về QLNN đối với ĐNGV tiểu học từ đó có cơ sở thực tiễn để đề xuất những biện pháp nhằm quản lý có hiệu quả ĐNGV tiểu học. Các nội dung nghiên cứu này được trình bày ở chương 2 của luận văn.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)