7. Kết cấu của luận văn
2.3.2. Những hạn chế
Một là, về mặt thủ tục pháp lý
Có một số quy định cho dù đã không còn phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tế hiện nay và gây không ít khó khăn, vƣớng mắc trong công tác quản lý nhƣng vẫn chƣa đƣợc sửa đổi, bổ sung kịp thời. Có thể thấy điều này qua một số dẫn chứng cụ thể nhƣ: Thủ tục tiếp nhận hàng viện trợ (nhất là hàng đã qua sử dụng) rất khó khăn, phức tạp và có những qui định chƣa hợp lý đối với hàng hóa đã qua sử dụng cần phải có xác nhận của cơ quan kiểm định (trong khi không phải nƣớc nào cũng có cơ quan này). Chƣa có quy định cụ thể về hình thức quản lý đối với đội ngũ tình nguyện viên, về việc thành lập và hoạt động của các tổ chức hội đoàn quần chúng; quy định về việc tổ chức gây quỹ của các tổ chức PCPNN (trong khi đây lại là xu thế phát triển mạnh gần đây). Công tác cấp mới, gia hạn, chuyển đổi sang các loại Giấy đăng ký cho các tổ chức PCPNN theo quy định tại Nghị định số 12/2012/NĐ- CP ngày 01/3/2012 về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài tại Việt Nam còn chậm trễ. Thông tin liên quan đến một số tổ chức PCPNN (tƣ cách pháp nhân, lĩnh vực ƣu tiên hoạt động, nguồn tài chính) vẫn chƣa đƣợc cập nhật đầy đủ đến địa phƣơng.
Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 ra đời đã xảy ra một sự xáo trộn nhất định trong công tác quản lý nhà nƣớc về công tác phi chính phủ nƣớc ngoài. Ngày 30/3/2010, Bộ Kế hoạch ban hành Thông tƣ số 07/2010/TT-BKH hƣớng dẫn thi hành Nghị định số 93/2009/NĐ-CP. Tuy nhiên, tại Kiên Giang công tác này vẫn chƣa thực sự đi vào ổn định. Theo Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ về kết quả đánh giá công tác vận động,
quản lý, sử dụng viện trợ PCPNN tại Kiên Giang vẫn tồn tại một số hạn chế nhƣ sau:
- Đa số các sở, ban ngành cấp tỉnh và các huyện, thành phố, thị xã chƣa xây dựng đƣợc chƣơng trình vận động viện trợ hàng năm và 5 năm. - Việc cập nhật các quy định về quản lý viện trợ PCPNN chƣa đƣợc các sở, ngành và các địa phƣơng quan tâm thực hiện nghiêm túc.
- Đầu mối trong công tác vận động, quản lý, sử dụng viện trợ PCPNN chƣa đƣợc xác định cụ thể; Chức năng và nhiệm vụ thực hiện không rõ ràng và thiếu sự phối hợp, thống nhất tập trung.
- Việc thẩm định dự án PCPNN theo quy định của pháp luật hiện hành ở cấp tỉnh (Sở Ngoại vụ và Sở Kế hoạch & Đầu tƣ) còn nhiều chồng chéo. Nhiều văn kiện chƣơng trình, dự án viện trợ đều đƣợc cả hai Sở thẩm định trong khi chức năng, nhiệm vụ đầu mối giữa hai đơn vị khác nhau.
- Các chƣơng trình, dự án PCPNN thực hiện theo ngành dọc thƣờng thiếu sự phối hợp ở cấp huyện. Điều này đã dẫn tới tình trạng việc giám sát các
chƣơng trình, dự án thiếu chặt chẽ. Vai trò của chính quyền cơ sở trong việc tham gia xây dựng văn kiện, chƣơng trình, dự án thực hiện trên địa bàn còn nhiều hạn chế.
- Một số tổ chức PCPNN không có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các ban ngành địa phƣơng trong quá trình thực hiện dự án. Rất nhiều trƣờng hợp các địa phƣơng không nắm đƣợc thông tin về hoạt động của các tổ chức trên địa bàn.
Hai là, về việc thực hiện thể chế
Tuy đã xây dựng đƣợc bộ máy quản lý nhà nƣớc về hoạt động của các tổ chức PCPNN tại tỉnh Kiên Giang chậm đƣợc kiện toàn; việc triển khai hoạt động quản lý còn chồng chéo, nặng tính hành chính, chƣa đi sâu vào quản lý về thực chất. Điều này, thể hiện qua một số hiện tƣợng nhƣ:
ـ Nhiều tổ chức PCPNN ký kết chƣơng trình hợp tác trực tiếp với các Bộ và cơ quan Trung ƣơng, sau đó đƣợc triển khai trực tiếp tại các đơn vị trực thuộc ở tỉnh và thành phố.
ـ Đôi khi, trong quá trình xem xét gia hạn hoặc cấp giấy phép cho các tổ chức PCPNN thiếu cơ chế giám sát và cập nhật thông tin thƣờng xuyên từ
địa phƣơng nên có không ít trƣờng hợp các tổ chức PCPNN đƣợc cấp, gia hạn, bổ sung giấy phép để hoạt động tại tỉnh Kiên Giang mà cơ quan QLNN tại Kiên Giang hầu nhƣ không nắm đƣợc các thông tin của tổ
chức. Ba là, về năng lực cán bộ
Đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về hoạt động của các tổ chức PCPNN chƣa đáp ứng yêu cầu và còn nhiều hạn chế. Trình độ, năng lực của lực lƣợng cán bộ làm công tác quản lý và quan hệ với các tổ chức PCPNN còn thiếu, yếu và còn nhiều hạn chế nhƣ:
- Một số cán bộ quản lý luôn chỉ thấy nguồn lợi về vật chất đƣợc hƣởng từ viện trợ của các tổ chức PCPNN, từ đó nặng về hàm ơn và chỉ thấy mặt tích cực của các tổ chức PCPNN chứ không chú ý đến khía cạnh phức tạp trong hoạt động của các tổ chức này. Từ nhận thức này đã dẫn đến tình trạng mất cảnh giác, buông lỏng trong quản lý tạo ra khe hở dễ bị các tổ chức PCPNN lợi dụng. - Trình độ chuyên môn, ngoại ngữ hạn chế, kiến thức xã hội và trên các
lĩnh vực khác còn mỏng, tác phong làm việc thiếu năng động, kỹ năng làm việc thiếu tính chuyên nghiệp. Bên cạnh đó một loạt vấn đề thuộc về ý thức nhƣ thói vô trách nhiệm, cửa quyền, tƣ lợi, thiếu sáng tạo, thiếu sự phối hợp của một bộ phận cán bộ quản lý cũng khiến cho công tác quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN không đạt hiệu quả mong muốn
Xuất phát từ những hạn chế nêu trên, yêu cầu về hình thành một đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn cao và bản lĩnh chính trị vững vàng để
làm tốt công tác thẩm định, điều hành, quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN tại tỉnh Kiên Giang đã thực sự trở thành một thách thức lớn hiện nay.