Kinh nghiệ mở các địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xã hội hóa thể dục thể thao trên địa bàn thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế (Trang 37 - 43)

* Xã hội hóa thể dục thể thao ở thành phố Đà Nẵng

Trong những năm qua, ngành TDTT thành phố Đà Nẵng đã có kế hoạch, biện pháp cụ thể, tích cực để thực hiện công tác xã hội hoá hoạt động TDTT trên địa bàn thành phố, với mục tiêu phát triển ngày càng nhiều môn thể thao và cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động TDTT, nhiều người dân tham gia rèn luyện.

Xác định rõ xã hội hoá là một xu thế tất yếu trong quá trình vận động và phát triển mọi mặt của đời sống xã hội, ngành đã chủ động và tích cực khai thác, huy động mọi nguồn lực cho phát triển TDTT, như phát triển các câu lạc bộ TDTT công lập, ngoài công lập, xây dựng kế hoạch hoạt động liên ngành với các ngành, đoàn thể (Giáo dục - Đào tạo, Công an, Quân sự, Liên đoàn lao động, Phụ nữ, Đoàn thanh niên..), thành lập các Liên đoàn, Hội thể thao...., vận động tài trợ cho các hoạt động thi đấu thể thao ở các cấp.

Đã có nhiều hình thức câu lạc bộ TDTT ngoài công lập ra đời và đi vào hoạt động, như câu lạc bộ dưỡng sinh, thể dục thẩm mỹ, thể dục - thể hình, cầu lông, bóng bàn, billiards, các môn võ, quần vợt ... Từ chỉ một vài câu lạc bộ năm 2012, đến nay đã có trên 80 câu lạc bộ võ cổ truyền, 30 câu lạc bộ taekwondo, 100 câu lạc bộ thể hình, 80 câu lạc bộ thể dục thẩm mỹ, hàng trăm câu lạc bộ cầu lông, bóng bàn ... Các câu lạc bộ này đều do tư nhân quản lý và tổ chức hoạt động.

Ngoài ra, còn có các câu lạc bộ do các cơ quan, đơn vị đầu tư xây dựng và tổ chức hoạt động, như: hệ thống sân bãi thể thao (sân quần vợt, sân cầu lông, sân bóng chuyền, phòng tập bóng bàn, thẩm mỹ) của ngành đường sắt; sân quần vợt, nhà thi đấu đa năng của ngành bưu điện, các sân cầu lông trong nhà của Cục thuế, Công an các quận, Báo Đà Nẵng, Liên đoàn cầu lông ... Chính các cơ sở này hàng ngày đã thu hút đông đảo người dân đến tập luyện. Các tổ chức xã hội về thể dục, thể thao phát triển đa dạng về hình thức tổ chức, phong phú về nội dung được thành lập rộng khắp, trên các Quận, Huyện, trường học, cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang…hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự túc kinh phí. Theo thống kê chưa đầy đủ toàn Thành phố hiện có trên 500 câu lạc bộ, điểm tập thể dục, thể thao cơ sở.

Trong các trường học và đơn vị lực lượng vũ trang ngoài việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục thể chất, huấn luyện thể lực bắt buộc theo qui định, hoạt động thể thao ngoại khoá được quan tâm, nhiều câu lạc bộ thể thao trong các trường, các đơn vị lực lượng vũ trang được thành lập thu hút đông đảo học sinh, cán bộ, chiến sĩ tham gia. Tính đến hết năm 2015 toàn Thành phố có 75% số trường phổ thông các cấp duy trì tốt các hoạt động thể thao ngoại khoá thường xuyên, 70% số đơn vị lực lượng vũ trang hoạt động thể thao thường xuyên.

Cơ sở TDTT bán công, dân lập, tư nhân dưới hình thức trung tâm TDTT, trung tâm thể dục thẩm mỹ, trung tâm thể dục thể hình, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành kết hợp với dịch vụ TDTT, phát triển nhanh thu hút nhiều đối tượng đến tập luyện. Toàn Thành Phố hiện có hơn 50 cơ sở TDTT ngoài công lập hoạt động thường xuyên.

Hưởng ứng phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” hoạt động thể dục, thể thao quần chúng của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cũng được tổ chức nhiều hình thức đa dạng, động viên được một bộ phân đông đảo đoàn viên, hội viên tham gia thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao.

Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng đã có kế hoạch liên ngành với các sở, ban, ngành cấp Thành phố, trọng tâm là phối hợp với các ngành thực hiện XHH TDTT và phát triển TDTT cho mọi người. Đây là một trong những giải pháp để đẩy mạnh XHH TDTT và phong trào TDTT quần chúng trong các đối tượng.

Một trong những nhân tố quyết định sự phát triển đa dạng của phong trào TDTT quần chúng trên địa bàn Thành phố thời gian qua, đó là hiệu quả của công tác xã hội hoá thể dục, thể thao.

* Xã hội hóa thể dục thể thao ở thành phố Thái Nguyên

Phong trào tập luyện TDTT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên thời gian qua đã có nhiều khởi sắc. Nhu cầu rèn luyện sức khỏe của người dân tăng cao và hệ thống dịch vụ trong lĩnh vực này cũng ngày càng phong phú, đa dạng. Đây cũng chính là những tiền đề quan trọng góp phần đưa phong trào TDTT của tỉnh ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những địa phương dẫn đầu trong phong trào TDTT của các tỉnh miền núi phía Bắc. Thực hiện chủ trương XHH hoạt động TDTT trên địa bàn thành phố, nhiều năm qua, thành phố đã hỗ trợ tối đa cho các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ TDTT; đồng thời vận động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư xây dựng các sân luyện tập thể thao. Ngoài ngân sách nhà nước cấp hàng năm để tổ chức các giải thi đấu thể thao, thành phố còn vận động nhân dân, tham gia ủng hộ kinh phí với số tiền thu được trung bình mỗi năm lên tới hàng chục tỷ đồng. Theo thống kê, trong khoảng 5 năm trở lại đây (2012-2017), toàn thành phố đã xây dựng được 8 sân luyện tập môn bóng đá với tổng mức đầu tư trên 7 tỷ đồng; hàng chục sân luyện tập các môn thể thao khác nâng tổng số sân luyện tập các môn thể thao lên 800 sân trong đó có 25 sân bóng chuyền, 10 sân bóng rổ, 25 sân tennis và 11 phòng tập thể hình - thẩm mỹ. Đây đều là những công trình TDTT được xây dựng hoàn toàn bằng nguồn kinh phí XHH (Toàn tỉnh hiện nay có hơn 1000 sân cầu lông, trên 40 sân tennis, trên 10 sân bóng đá...). Nhờ làm tốt công tác XHH TDTT mà hàng năm, tỷ lệ người dân tham gia tập luyện của thành phố không ngừng tăng cao.

Yếu tố quan trọng giúp cho phong trào TDTT của thành phố phát triển mạnh thời gian qua chính là do tinh thần và nhu cầu rèn luyện sức khỏe của người dân tăng cao. Có mặt tại CLB C&C (tại tổ 1, phường Gia Sàng -T.P Thái Nguyên) vào mỗi buổi sáng sớm hay chiều muộn, điều mà ai ai cũng dễ dàng cảm nhận được chính là không khí tập luyện của các cầu thủ bóng đá

“không chuyên” nơi đây thật sôi động và náo nhiệt. Dù mới đi vào hoạt động được vài năm nhưng CLB luôn thu hút trung bình trên 1 nghìn lượt người tập luyện bóng đá mỗi tháng. Đặc biệt, trong những lúc cao điểm vào mùa hè, số người đến CLB đá bóng lên tới trên 2 nghìn lượt người tập luyện mỗi tháng trong đó có trên 300 người luyện tập thường xuyên.

Không chỉ đẩy mạnh việc phát triển các loại hình câu lạc bộ TDTT mà hàng năm, thành phố Thái Nguyên còn kêu gọi sự chung tay của các tổ chức, cá nhân đóng góp hàng tỷ đồng để tổ chức nhiều giải thể thao như: Giải Cầu lông – Bóng bàn công nhân viên chức lao động TP Thái Nguyên 2016; bóng đá công nhân viên chức, lao động và Đoàn Thanh niên lần thứ II năm 2016 tranh cúp BMG; giải thể thao cán bộ công chức viên chức Công đoàn Giáo dục TP Thái Nguyên; giải Việt dã Tiền phong thành phố Thái Nguyên...

Phát huy những thành tích đã đạt được, trong thời gian tới, thành phố Thái Nguyên sẽ tiếp tục mở rộng thành lập thêm các Hội, Câu lạc bộ TDTT; vận động các mạnh thường quân tài trợ kinh phí tổ chức các hoạt động TDTT; khuyến khích người dân đầu tư các cơ sở, hạng mục phục vụ cho việc tập luyện TDTT trên địa bàn ngày một hoàn thiện hơn. Đây cũng chính là những giải pháp để đưa phong trào TDTT của thành phố Thái Nguyên ngày càng phát triển xứng tầm.

* Xã hội hóa thể dục thể thao ở thành phố Vĩnh Long

Công tác XHH đã góp phần đáng kể vào sự phát triển hoạt động TDTT trên địa bàn tỉnh. Cơ sở vật chất phục vụ cho TDTT ở Vĩnh Long đã không ngừng phát triển theo nhu cầu, sở thích tập luyện TDTT của người dân ở các địa phương mà nhiều điểm tập, nhiều CLB thể thao tư nhân, CLB xã, phường, trường học, cơ quan được hình thành từ thành thị đến tận vùng nông thôn - tạo diện mạo mới cho người dân lao động có sân thể thao sinh hoạt và hưởng thụ.

Theo thống kê của Sở VHTTDL tỉnh Vĩnh Long cho thấy, toàn tỉnh có 1.150 CLB và điểm tập thể thao, tăng hơn 100 CLB và điểm tập so năm 2011; 48 sân bóng đá mini cỏ nhân tạo (tăng 6 sân so với giai đoạn trước); 18 hồ bơi (tăng 15 hồ bơi tư nhân), 34 phòng tập thể thao (tăng 10 phòng); 43 sân quần vợt (tăng 3 sân).

Không chỉ đầu tư sân bãi, tại thành phố Vĩnh Long, nhiều trang thiết bị tập luyện ngoài trời cũng được đầu tư, lắp đặt tạo sự đa dạng về sân chơi, bãi tập cho người dân. Một trong những đơn vị có đóng góp không nhỏ trong việc đầu tư các trang thiết bị công cộng đó là Công ty CPTM Bia Sài Gòn Sông Tiền đã đầu tư 255 triệu đồng xây dựng 14 dụng cụ tập luyện TDTT ngoài trời tại quảng trường thành phố Vĩnh Long… đáp ứng khá tốt nhu cầu tham gia tập luyện TDTT thường xuyên của nhân dân.

Không những vậy, các giải thể thao được tỉnh đăng cai tổ chức bên cạnh một phần kinh phí từ ngân sách của địa phương, ngành TDTT Vĩnh Long còn nhận được sự đồng hành, hỗ trợ rất lớn về tài chính của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với số tiền 3,1 tỷ đồng, tăng hơn 1 tỷ đồng so giai đoạn 2006 - 2010. Các giải đấu điển hình như: Giải Bóng bàn Quốc tế Vĩnh Long lần thứ 8 - 2016 cúp Phân bón miền Nam, giải Bóng chuyền quốc tế cúp Arirang - Vĩnh Long 2016 do Công ty Cổ phần dịch vụ Phú Nhuận (TP Hồ Chí Minh) cùng 10 công ty, doanh nghiệp khác đồng tài trợ…. Hay Công ty CPTM Bia Sài Gòn Sông Tiền là nhà tài trợ chính cho Giải xe đạp lão tướng tỉnh Vĩnh Long mở rộng Nam kỳ khởi nghĩa (23/11) trong 3 mùa giải qua,... đã góp phần làm cho các giải đấu được tổ chức thành công.

Bên cạnh đó, các đội tuyển: Bóng chuyền nam, nữ; đội tuyển xe đạp của tỉnh cũng nhận được sự tài trợ, ủng hộ của Công ty Xổ số kiến thiết Vĩnh Long, Đài Phát thanh Truyền hình Vĩnh Long, Nhà máy Phân bón Cửu Long

Công ty TNHH ADC- TP Hồ Chí Minh… từ 2011- đến nay với số tiền trên 11,7 tỷ đồng, tăng 3,04 tỷ đồng so giai đoạn 2006- 2010. Riêng đội bóng chuyền nam, mới đây cũng được Công ty Xổ số kiến thiết Vĩnh Long tài trợ 2 tỷ đồng để đầu tư cho các cầu thủ tập luyện, thi đấu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xã hội hóa thể dục thể thao trên địa bàn thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)