+ Đối với Ủy ban nhân dân thành phố Huế
Thứ nhất, UBND thành phố cần nghiên cứu, ban hành các văn bản cụ thể hóa các chính sách của Trung ương, của UBND tỉnh quy định về XHH TDTT phù hợp với tình hình thực tiễn của thành phố Huế. Một số chính sách liên quan đến quy hoạch, sử dụng, cho thuê đất, đào tạo nguồn nhân lực, chế độ dinh dưỡng cho VĐV... cần được ban hành và áp dụng kịp thời.
Thứ hai, UBND thành phố cần tham mưu lên UBND Tỉnh về các chế độ chính sách cụ thể khuyến khích những tài năng TDTT có cống hiến quan trọng trong thi đấu TDTT tại các giải đấu ở địa phương để kịp thời đào tạo và nâng cao trình độ góp phần bổ sung lực lưọng VĐV cho đội tuyển. Có quy hoạch và kế hoạch trước mắt và kế hoạch dài hạn về công tác đào tạo cán bộ, tránh bị hụt hẫng tại một số phường trên địa bàn thành phố như hiện nay.
Thứ ba, đề nghị UBND thành phố tham mưu UBND tỉnh phối hợp với doanh nghiệp, cá nhân phát triển đầu tư XHH để có kinh phí xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động TDTT, đặc biệt là các công trình thể thao đủ tiêu chuẩn và hiện đại phục vụ cho mọi người, tạo điều kiện về sân bãi tập luyện, thi đấu TDTT. Cần có chế độ đặc biệt quan tâm hơn các thiết chế văn hóa, các cơ sở vật chất như nhà thi đấu, sân tập, bể bơi, sân vận động… cho các xã, phường, khu dân cư và các vùng cách xa trung tâm thành phố.
+ Đối với Phòng Văn hóa Thông tin thành phố
Thứ nhất, Phòng VHTT thành phố cần phối hợp với chính quyền các phường trên địa bàn xây dựng về cơ chế, kế hoạch, tuyên truyền, động viên các cơ sở, các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư xây dựng các công trình phục vụ TDTT, nhất là các công trình phục vụ cho mọi người, hướng dẫn tổ chức quản lý các công trình TDTT phù hợp với xu thế cơ chế thị trường hiện nay.
Thứ hai, phòng VHTT thành phố cần phối kết hợp với Sở VH&TT, Trung tâm Thể thao thành phố chủ động đề xuất các chính sách ưu đãi, trợ giá, hoàn thuế, hỗ trợ các cơ chế đối với các doanh nghiệp tham gia đầu tư cho phát triển TDTT, như tham gia xây dựng sân bãi, nhà tập, cung cấp trang thiết bị, dụng cụ luyện tập TDTT… tới các địa bàn khó khăn xã trung tâm thành phố… nhằm giảm giá thành xây dựng công trình cũng như các sản phẩm, dịch vụ TDTT.
Thứ ba, phòng VHTT thành phố cần chủ động với các ban ngành, mở các lớp đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, QLNN về TDTT, nâng cao nhận thức và nắm rõ quy trình XHH TDTT cho các cán bộ chuyên trách về TDTT tại các CLB, Liên đoàn TTQC, các phường, xã trên toàn địa bàn thành phố Huế.
Tiểu kết Chương 3
Tóm lại, có nhiều giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với XHH TDTT một cách hiệu quả, cũng như do tính chất quan trọng của việc QLNN trong lĩnh vực này, cần có những giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cơ quan quản lý nhà nước như Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về xã hội hóa thể dục thể thao, Tăng cường nâng cao nhận thức và triển khai thực hiện các chính sách xã hội hóa về thể dục thể thao, Củng cố tổ chức bộ máy và tăng cường bồi dưỡng đội ngủ công chức thực hiện quản lý nhà nước về thể dục thể thao, Tăng cường quản lý nhà nước về xã hội hóa thể thao gắn liền với phát triển du lịch, văn hóa, Quản lý các hoạt động tổ chức thi đấu và xây dựng cơ sở vật chất về xã hội hóa thể dục, thể thao, Tăng cường thanh tra, kiểm tra các hoạt động thể thao thuộc xã hội hóa trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế . Qua phân tích và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về XHH TDTT, chương 3 của luận văn đã đề xuất các kiến nghị với Bộ VHTT&DL, UBND thành phố Huế, phòng VHTT thành phố Huế về một số vấn đề cần tiếp tục quan tâm đầu tư, hỗ trợ, nhằm thúc đẩy phong trào tập luyện thể dục thể thao nói chung và XHH TDTT nói riêng trên địa bàn thành phố Huế ngày càng phát triển đáp ứng với yêu cầu của tình hình mới.
KẾT LUẬN
Xã hội hóa là một xu thế tất yếu của thời đại, là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta nhằm thu hút tất cả các nguồn lực tập trung cho sự phát triển của các dịch vụ công thiết yếu. Quá trình XHH TDTT sẽ giúp nhà nước có điều kiện tập trung nguồn lực cho các chính sách vĩ mô, tiết kiệm ngân sách nhà nước và nâng cao năng lực của các cơ sở dịch vụ TDTT công lập thông qua cơ chế cạnh tranh. Ngoài ra, XHH TDTT còn có thể giúp phát huy tiềm năng, khơi dậy những nguồn lực còn tiềm ẩn trong xã hội… đóng góp vào quá trình cung ứng dịch vụ nhằm giúp nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống của người dân.
Thể dục thể thao được xác định đóng vai trò quan trọng trong quá trình rèn luyện thể chất, xây dựng con người thời đại mới, chính vì thế việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với thể dục thể thao nói chung và quản lý nhà nước về XHH TDTT trên địa bàn thành phố Huế nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong khuôn khổ của đề tài “Quản lý nhà nước về XHH thể dục thể thao trên địa bàn thành phố Huế”, luận văn đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận chung quản lý nhà nước về thể dục thể thao, trong đó đã khái quát một số khái niệm liên quan về quản lý nhà nước về XHH TDTT; đưa ra một số nội dung cơ bản cần nghiên cứu của luận văn như quản lý nhà nước về xây dựng thể chế, chính sách và tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến XHH TDTT; xây dựng tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý nhà nước về TDTT; đẩy mạnh quản lý nhà nước về XHH các hoạt động TDTT; quản lý nhà nước về XHH TDTT theo từng đối tượng; quản lý nhà nước về XHH các công trình thể thao phục vụ TDTT; quản lý nhà nước về tổ chức thi đấu các CLB, Hội nhóm TDTT; công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá các hoạt động về XHH TDTT. Qua đó, phân tích vai trò, vị trí của
QLNN về XHH TDTT đã dần đáp ứng được nhu cầu rèn luyện thân thể của nhân dân, góp phần nâng cao sức khỏe thể chất, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển sự nghiệp TDTT của thành phố. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã đề cập, phân tích những kinh nghiệm của một số thành phố đã làm tốt công tác XHH TDTT trong nước như Đà Nẵng, Vĩnh Long, Thái Nguyên, từ đó rút ra được những kinh nghiệm cho quá trình QLNN về XHH TDTT tại địa bàn thành phố Huế.
Từ những nghiên cứu mang tính khái quát ở trên, luận văn đã đi sâu phân tích cụ thể các đặc điểm về tình hình kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên của thành phố Huế, qua đó đánh giá sự tác động của các yếu tố trên đến TDTT và công tác QLNN đối với XHH TDTT trên địa bàn thành phố. Qua phân tích cho thấy thành phố Huế có những điều kiện thuận lợi để làm tốt công tác QLNN về XHH TDTT trong thời gian đến. Đồng thời, nghiên cứu cũng đã làm rõ thực trạng QLNN về XHH TDTT trên nhiều mặt, từ nhữn kết quả đạt được cho đến những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế, để từ đó có thế đề ra các quan điểm, mục tiêu và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về XHH TDTT trên địa bàn thành phố Huế trong thời gian đến. Và trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu về thực trạng thành tựu cũng như hạn chế của QLNN về XHH TDTT trên địa bàn thành phố Huế trong những năm qua, những bài học kinh nghiệm được rút ra. Luận văn đã tập trung đề ra phương hướng và các giải pháp cơ bản trên từng lĩnh vực, từng đối tượng nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về XHH TDTT. Trong đó tập trung vào các nhóm giải pháp trọng tâm như sau:
Tăng cường, cụ thể hóa chính sách, tuyên truyền, nâng cao nhận thức QLNN về XHH TDTT; Củng cố tổ chức bộ máy và tăng cường bồi dưỡng đội ngủ công chức thực hiện QLNN về TDTT; Tăng cường QLNN về XHH TDTT gắn liền với phát triển du lịch, văn hóa; Quản lý các hoạt động tổ chức thi đấu và xây dựng cơ sở vật chất về XHH TDTT; Tăng cường thanh tra, kiểm tra các hoạt
động thể thao thuộc XHH trên địa bàn thành phố. Sau phân tích, làm rõ các giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về XHH TDTT trên địa bàn thành phố Huế, xuất phát từ thực tiễn địa phương cũng như quá trình điều tra, nắm bắt xu thế phát triển của thể dục thể thao cả nước, luận văn cũng đã mạnh dạn đề xuất các kiến nghị với Trung ương, các cấp chính quyền tại địa phương như UBND Thành phố và Phòng VHTT thành phố một số vấn đề cần tiếp tục quan tâm đầu tư, hỗ trợ, nhằm thúc đẩy phong trào TDTT nói chung và quá trình XHH TDTT nói riêng trên địa bàn thành phố ngày càng phát triển đáp ứng với yêu cầu của tình hình hiện đại hóa – công nghiệp hóa như hiện nay. Do điều kiện nghiên cứu còn những khó khăn nhất định về mặt thời gian, phương tiện hỗ trợ và năng lực bản thân còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn về TDTT nói chung và QLNN về XHH TDTT nói riêng, vì vậy luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót, tác giả kính mong nhận được các ý kiến đóng góp của quý thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Đình Bẩm, Nguyễn Tuấn Hiếu (2008), Quản lý TDTT, Nxb. TDTT.
2. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2012), Văn bản pháp quy về Văn hóa, Thể thao, Du lịch và gia đình 2011-2012, Hà Nội.
3. Lương Kim Chung, Trần Hiếu (2010). Kinh tế học TDTT. Nxb TDTT, HN
4. Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, Niên giám thống kê năm 2014.
5. Bùi Thanh Dũng (2013), Luận văn thạc sĩ “Quản lý Nhà nước đối với đội ngũ huấn luyện viên ngành thể dục thể thao trong giai đoạn hiện nay”,
Học viện Hành chính.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Bí thư TW Đảng (1994), Chỉ thị số 36/CT-TW ngày 24/3/1994 về công tác TDTT trong giai đoạn mới.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Bí thư TW Đảng (2002), Chỉ thị số 17/CT-TW ngày 23/10/2002 về phát triển ngành TDTT đến năm 2010.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Chính trị TW Đảng (2011), Nghị quyết số 08-NQ/TW Ngày 1-12-2011, về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020.
9. Học viện Hành chính (2008), Giáo trình Lý luận Hành chính Nhà nước, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
10.Học viện Hành chính (2010), Giáo trình đại học lý luận Hành chính nhà nước, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội.
11.Hội nghị giao ban Liên đoàn, Hiệp hội Thể thao quốc gia- http://www.tdtt.gov.vn
12.Trương Xuân Hùng (2007), Chủ tịch Hồ Chí Minh với thể dục thể thao, Nxb. TDTT, Hà Nội.
13.Phụ lục 04, Báo cáo Sở VH&TT Thừa Thiên Huế số 2051/BC- SVHTT ngày 26 tháng 12 năm 2017.
14.Thống kê Số liệu báo cáo của Sở VH&TT Thừa Thiên Huế, tháng 6/2018.
15.Chu Xuân Thành (2007), Dịch vụ công đổi mới quản lý và tổ chức cung ứng ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16.Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2006), Lý luận và phương pháp TDTT, Nxb. Thể dục thể thao, Hà Nội.
17.Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế (2012), Nghị quyết số 12-NQ/TU, ngày 26/6/2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao đến năm 2020.
18.Thủ tướng Chính phủ (2010), Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020.
19.Thủ tướng Chính phủ (2011), Đề án tổng thể 461 về Phát triển thể lực tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030.
20.Tổng cục Thể dục Thể thao (2007), Luật Thể dục thể thao và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb. Thể dục Thể thao, Hà Nội.
21.Tổng cục Thể dục thể thao (2010), Một số văn bản quy phạm pháp luật về thể dục thể thao, Công ty TNHH in Thanh Bình, Hà Nội.
22.Trường Đại học Thể dục thể thao I (2003), Quản lý chuyên ngành thể dục thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội.
23. Trường Đại học Thể dục thể thao I (2005), Một số vấn đề cơ bản về quản lý thể dục thể thao, Nxb. TDTT, Hà Nội.
24.Lê Hoàng Tùng, (2015) “Quản lý Nhà nước về thể thao quần chúng tại tỉnh Thừa Thiên Huế”, Luận văn thạc sĩ Quản lý công HVHC Quốc gia, đề cập đến vấn đề cấp bách quản lý đầu tư cơ sở vật chất của thể thao quần chúng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
25.Niêm giám thống kê của UBND thành phố 6/2018.
26.UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2007), Quy hoạch phát triển sự nghiệp thể dục thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007-2015 và định hướng đến năm 2020, thành phố Huế.
27. UBTV Quốc hội (2007), Luật Thể dục, thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. 28.Ủy ban TDTT (2007), Luật TDTT và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb TDTT, Hà Nội.
29.Số liệu Văn phòng HĐND và UBND thành phố Huế 6/2018.
30.PGS.TS. Bùi Thế Vĩnh (2000), Một số thuật ngữ hành chính, Nxb. Thế giới, Hà Nội.
31. Vụ TDTT quần chúng, UB Thể dục thể thao, (2007), Sổ tay Hướng dẫn Công tác thể dục thể thao cơ sở, Nxb TDTT, Hà Nội.
32.Vụ TDTT quần chúng, Tổng cục TDTT, (2008), Hướng dẫn công tác thể dục thể thao cơ sở, Nxb TDTT, Hà Nội.
33.Vụ TDTT quần chúng, UB Thể dục thể thao, (2005), Hướng dẫn công tác thể dục thể thao cơ sở, Nxb. TDTT, Hà Nội.
PHỤ LỤC
Bảng 2.1. Thực trạng về Đội ngũ, cán bộ viên chức của ngành Thể dục Thể thao Tỉnh Thừa Thiền Huế
(Nguồn Sở VH&TT, tháng 6/2018) TT Tên đơn vị Biên chế hiện có Chuyên môn TDTT Trình độ lý luận Chính trị Chuyên Ngành khác Thạc sĩ Đại học Cao
cấp Trung cấp Sơ cấp Đại học Cao đẳng
1 Văn phòng Sở 08 01 02 01 - - 0 2 Phòng Kế hoạch - Tài chính 04 - - - - 01 04 - 3 Phòng Quản lý Thể dục thể thao 10 2 8 - 01 - - - 4 Thanh tra Sở 02 01 01 - 01 - - -
5 Trung tâm thể thao Huế 15 1 0 - - 01 - 04
6 Trường Trung cấp thể dục thể thao Huế 35 7 5 1 3 - 03 - 7 Đoàn bóng đá 23 1 1 - 01 - - 01 Tổng số 97 3 7 2 07 2 2 05
Bảng 2.2. Cơ cấu trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ quán lý chuyên trách TDTT trên địa bàn thành phố Huế
(Nguồn Văn phòng HĐND và UBND Thành phố Huế 6/2018)
TT Đơn vị Biên chế hiện có Trình độ chuyên môn Trình độ lý luận chính trị Đại học Cao đẳng Cao cấp Trung cấp Sơ cấp 1 Phòng VHTT 5 (01 q.lý) 05 - - 01 01 2 Phường An Cựu 01 01 - - - - 3 Phường An Đông 01 01 - - - - 4 Phường An Hòa 01 01 - - - - 5 Phường An Tây 01 01 - - - -
6 Phường Hương Sơ 01 01 - - - -
7 Phường Kim Long 01 01 - - - -
8 Phường Phú Bình 01 01 - - - - 9 Phường Phú Cát 01 01 - - - - 10 Phường Phú Hậu 01 01 - - - - 11 Phường Phú Hiệp 01 01 - - - - 12 Phường Phú Hòa 01 01 - - - - 13 Phường Phú Hội 01 01 - - - -