Kinh tế của huyện Hoa Lƣ những năm qua nhìn chung phát triển khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, sản xuất công nghiệp, dịch vụ - du lịch phát triển mạnh; nông nghiệp có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mở rộng diện tích lúa chất lƣợng cao, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, nâng cao hiệu suất thu hoạch; kết cấu hạ tầng của huyện cũng liên tục đƣợc tăng cƣờng, tập trung các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. Với những nỗ lực của chính quyền địa phƣơng, đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân từng bƣớc đƣợc cải thiện, năm 2016, thu nhập bình qân đầu ngƣời đạt trên 36 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, còn 2,7 % (2016). Số lao động có việc làm thƣờng xuyên đạt 93%.
Khu vực kinh tế nông nghiệp: những năm gần đây, ngành nông nghiệp của huyện có bƣớc chuyển biến tích cực. Công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp đƣợc đẩy mạnh. Năng suất, sản lƣợng lúa tăng đều qua từng năm, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động.
Khu vực kinh tế công nghiệp: huyện Hoa Lƣ luôn ý thức tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế công nghiệp trên địa bàn. Có các chính sách ƣu đãi giúp các doanh nghiệp đầu tƣ sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Trên địa bàn huyện hiện có hai nhà máy xi măng Duyên Hà và Hệ Dƣỡng, hàng năm tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động và đóng góp một nguồn thuế đáng kể cho địa phƣơng. Bên cạnh đó, tiểu thủ công
nghiệp với các làng nghề đá mỹ nghệ, thêu ren,…cũng đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển. Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp năm 2014 ƣớc đạt 1218 tỷ đồng.
Khu vực kinh tế du lịch - dịch vụ: do nằm ở vùng địa hình bán sơn địa, Hoa Lƣ có những dãy núi đá vôi ngập nƣớc đƣợc hình thành từ lâu đã tạo nên những cảnh đẹp thiên nhiên nhƣ Tràng An, Tam Cốc – Bích Động, Thung Nắng, Thung Nham,…Ngày 23 tháng 6 năm 2014, tại Doha – Quata, với sự đồng thuận tuyệt đối của Ủy ban Di sản thế giới, quần thể danh thắng Tràng An chính thức trở thành di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam khi đáp ứng đƣợc cả hai yếu tố nổi bật về văn hóa và thiên nhiên, danh thắng Tràng An hiện cũng là di sản thế giới kép đầu tiên và duy nhất ở khu vực Đông Nam Á. Trong quy hoạch phát triển du lịch tại Việt Nam, Tràng An sẽ là địa danh đƣợc đầu tƣ để trở thành một khu du lịch tầm cỡ quốc tế. Bên cạnh đó, lịch sử văn hóa vốn đã từng là kinh đô một thời của nƣớc Đại Cồ Việt, Hoa Lƣ cũng khoác lên mình nhiều di tích lịch sử - văn hóa ấn tƣợng (Đền Vua Đinh – Vua Lê, đền thờ công chúa Phất Kim, làng cổ Trƣờng Yên, chùa Bái Đính,..). Vì thế, huyện Hoa Lƣ có điều kiện rất lớn để phát triển du lịch. Năm 2015, doanh thu từ hoạt động thƣơng mại, dịch vụ, du lịch đạt 1028 tỷ đồng và còn đƣợc kỳ vọng sẽ liên tục tăng cao trong tƣơng lai gần.
Nhìn chung, huyện Hoa Lƣ có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là kinh tế du lịch. Trên thực tế, huyện cũng đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, để tạo sự đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, Hoa Lƣ cần thu hút hơn nữa vốn đầu tƣ, nâng cấp cơ sở hạ tầng, tăng cƣờng giao lƣu kinh tế và nhất là trú trọng tới công tác giáo dục, đào tạo NNL chất lƣợng cao. Muốn vậy, phát triển NNL ngành giáo dục phải là bƣớc đi đầu tiên, trọng yếu để làm đòn bẩy tạo ra một thế hệ ngƣời lao động có tri thức, có tay nghề phục sự quê hƣơng, đất nƣớc.