1.3.1.1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở
Có thể nói, chiến lƣợc phát triển NNL giáo viên là bƣớc đi đầu tiên trong hoạt động QLNN về phát triển NNL giáo viên, làm cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn lực này trong giai đoạn tiếp theo. Đồng thời, là căn cứ để triển khai xây dựng cơ chế, chính sách phát triển NNL giáo viên. Làm tốt công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển NNL giáo viên sẽ tạo ra định hƣớng đúng đắn cho những bƣớc đi tiếp theo.
Muốn làm tốt công tác phát triển NNL giáo viên THCS, trƣớc hết phải thực hiện tốt việc lập quy hoạch, xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên. Đó là quá trình xem xét một cách có hệ thống các nhu cầu về nhân lực giáo viên THCS trên cơ sở đánh giá, phân tích chính xác thực trạng đội ngũ giáo viên kết hợp dự báo đội ngũ giáo viên kế cận, xu hƣớng giáo dục trong tƣơng lai, các quan điểm phát triển giáo dục, phát triển NNL nói chung của Đảng, Nhà nƣớc và của ngành giáo dục. Từ những phân tích, nhìn nhận nói trên đƣa ra các giải pháp phát triển NNL giáo viên THCS dƣới dạng chiến lƣợc, đề án, những kế hoạch phát triển NNL giáo viên dài hạn, trung hạn hoặc ngắn hạn.
Công tác QLNN về phát triển NNL giáo viên THCS nhất thiết phải xây dựng cho đƣợc chiến lƣợc, kế hoạch phát triển NNL giáo viên để công cuộc này không đi lệch hƣớng và xác định đƣợc mục đích, từng bƣớc đi rõ ràng.
Xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch tốt là đồng thời phải làm tốt công tác dự báo NNL, phân tích chính xác thực trạng NNL, từ đó đƣa ra các quyết định về số lƣợng, yêu cầu cụ thể cho NNL giáo viên THCS, tiến tới lập kế hoạch thực hiện và cuối cùng là đánh giá việc thực hiện kế hoạch để đúc rút kinh nghiệm và có những điều chỉnh kịp thời.
Năm 2012, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký quyết định số 711/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2011 – 2020, trong đó giải pháp thứ hai là đề cập tới việc phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Đây cũng đƣợc coi là căn cứ để ngành và các địa phƣơng xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch phát triển NNL giáo viên THCS.
Nhƣ vậy, việc xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch phát triển NNL giáo viên THCS cần đáp ứng đƣợc các yêu cầu của sự nghiệp đổi mới toàn diện, căn bản giáo dục và đào tạo, đặc thù của từng địa phƣơng để đem lại hiệu quả thực hiện cao nhất. Tức là phải đảm bảo về số lƣợng, chất lƣợng, đồng bộ, hợp lý về cơ cấu; có sự đón đầu về xu hƣớng trong tƣơng lai nhằm cung cấp cho ngành giáo dục và đào tạo NNL tốt nhất có thể.
1.3.1.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế, chính sách đối với giáo viên trung học cơ sở
Để quản lý thống nhất về NNL giáo viên THCS, các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền cần ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật; ban hành các điều lệ, quy định về giáo dục, về phát triển NNL giáo viên THCS.
Bên cạnh Luật Giáo dục đƣợc Quốc hội Khóa XI thông qua vào ngày 14 tháng 6 năm 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009, có thể kể đến các văn bản nhƣ: Thông tƣ liên tịch số 35/2006/TTLT-GDĐT-NV ngày 23 tháng 8 năm 2006 của liên bộ GD – ĐT và Bộ Nội vụ Hƣớng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục
phổ thông công lập, trong đó có quy định về định mức biên chế giáo viên THCS tại các trƣờng THCS; Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 4 năm 2007 của Bộ GD – ĐT Ban hành Điều lệ trƣờng trung học cơ sở, trƣờng trung học phổ thông và trƣờng trung học phổ có nhiều cấp học; Thông tƣ số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ GD – ĐT Ban hành quy chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, giáo viên THPT,…tạo thành hệ thống thể chế, chính sách nhằm phát triển NNL giáo viên.
Các cơ quan QLNN về giáo dục và đào tạo từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, các cơ sở giáo dục trên cả nƣớc căn cứ vào hệ thống văn bản quy phạm kể trên, ban hành các văn bản hƣớng dẫn nhằm thực hiện các quy định, chính sách đối với giáo viên và giáo viên THCS. Việc tổ chức thực hiện thể chế, chính sách nhằm phát triển NNL giáo viên bao gồm: tổ chức và quản lý các cơ sở đào tạo thuộc thẩm quyền; quản lý khung chƣơng trình đào tạo đối với các cấp đào tạo, hệ đào tạo; quản lý đội ngũ giáo viên, công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của các cơ sở đào tạo; quản lý công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, viên chức, các kỳ thi đánh giá năng lực đội ngũ cán bộ, viên chức giáo dục; quản lý công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm.
Việc xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế, chính sách đối với giáo viên cần có sự thống nhất, phối hợp chặt chẽ, đảm bảo thực hiệu có chất lƣợng, đồng bộ cả hai khâu nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
1.3.1.3. Tổ chức bộ máy và đào tạo nguồn nhân lực quản lý giáo viên trung học cơ sở
Về tổ chức bộ máy quản lý:
Để có thể QLNN về giáo dục nói chung và về phát triển NNL giáo viên THCS nói riêng, cần phải xây dựng, tổ chức bộ máy quản lý thống nhất, đồng bộ, gọn nhẹ để đạt hiệu quả quản lý cao nhất.
Điều 100 Luật Giáo dục năm 2005 quy định cơ quan quản lý nhà nƣớc về giáo dục, trong đó có quản lý về NNL giáo viên THCS nhƣ sau:
Chính phủ thống nhất QLNN về giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ thực hiện QLNN về giáo dục. Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện QLNN về giáo dục theo thẩm quyền. UBND thực hiện QLNN về giáo dục theo sự phân cấp của Chính phủ và có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các trƣờng công lập thuộc phạm vi quản lý, đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả giáo dục tại địa phƣơng.
Cơ quan Trung ƣơng có trách nhiệm lập quy hoạch, xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch phát triển NNL giáo viên ở tầm vĩ mô, trong khi đó các cơ quan ở địa phƣơng do nắm vững đặc thù giáo dục, con ngƣời của vùng miền mình quản lý nên có trách nhiệm tham mƣu cho cấp trên nhằm làm tốt nhất công tác QLNN về phát triển NNL giáo viên.
Về đào tạo, bồi dưỡng NNL giáo viên THCS:
Công tác bồi dƣỡng, nâng cao trình độ là hoạt động cần thiết ở hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực. Tuy nhiên, đối với NNL giáo dục, những ngƣời mang sứ mệnh tiếp thu và truyền tải kiến thức nhân loại cho thế hệ sau thì việc bồi dƣỡng, nâng cao trình độ càng có ý nghĩa quan trọng hơn nữa.
Để công tác giáo dục có hiệu quả cao, ngoài tinh thần trách nhiệm, ngƣời giáo viên cần phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Mà muốn có nền tảng kiến thức đẩy đủ, tiến bộ trong một xã hội luôn vận động nhƣ hiện nay, trong bối cảnh đổi mới toàn diện, căn bản giáo dục, rất cần đến việc tự học và học tập suốt đời. Việc bồi dƣỡng, nâng cao trình độ NNL giáo viên mốn đạt kết quả tốt, cần tuân thủ nguyên tắc thống nhất giữa bồi dƣỡng tƣ tƣởng, chính trị, đạo đức với chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời, hoạt động
bồi dƣỡng giáo viên cần tiến hành liên tục, thƣờng xuyên; dựa trên việc phân tích nhu cầu thực tế của sự nghiệp đổi mới, nhu cầu cụ thể của từng đối tƣợng giáo viên, từ đó đƣa ra nội dung, phƣơng pháp và hình thức phù hợp.
Có thể thấy, phƣơng pháp dạy học ngày nay đã có nhiều đổi mới, với quan điểm trung tâm của quá trình giáo dục là học sinh. Giáo viên không còn là ngƣời truyền đạt kiến thức mà là ngƣời gợi mở, hƣớng dẫn, tổ chức, cố vấn, trọng tài cho các hoạt động tìm tòi, tranh luận của học sinh. Mặt khác, công nghệ thông tin ngày càng đƣợc áp dụng rộng rãi trong quá trình dạy học; song song với nó, ngoại ngữ là công cụ để tiếp cận và mở ra chân trời tri thức của nhân loại. Nếu không muốn tụt hậu, ngƣời giáo viên cần sớm tìm hiểu và nắm vững các kỹ năng về tin học, ngoại ngữ trong công tác giảng dạy.
1.3.1.4. Đầu tư các nguồn lực để phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở
Đảng và Nhà nƣớc ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ cho tƣơng lai, bởi vậy việc đầu tƣ cho phát triển NNL giáo viên cũng rất đƣợc coi trọng.
Nhà nƣớc dành ƣu tên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, đảm bảo tỷ lệ tăng chi ngân sách giáo dục hàng năm cao hơn tỷ lệ tăng chi ngân sách nhà nƣớc. Nhà nƣớc cũng khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tƣ, đóng góp công sức, trí tuệ, tiền của cho giáo dục, thông qua việc đẩy mạnh quá trình xã hội hóa giáo dục ngày càng sâu rộng.
Chủ trƣơng đầu tƣ các nguồn lực cho giáo dục – đào tạo đã tác động trực tiếp đến công tác giảng dạy và đời sống giáo viên theo hƣớng tích cực. Qua đó, đội ngũ giáo viên vừa đƣợc cải thiện môi trƣờng giảng dạy, vừa đƣợc quan tâm đến đời sống cá nhân, sẽ yên tâm công tác, tạo động lực để các thầy cô sáng tạo, cống hiến cho sự nghiệp trồng ngƣời.
Nhà nƣớc đa dạng hóa các nguồn lực dành cho phát triển NNL giáo viên thông qua quá trình xã hội hóa giáo dục. Đây là một xu thế tất yếu nằm
trong tiến trình xã hội hóa dịch vụ công, nhằm vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân trong toàn xã hội vào hoạt động cung cấp dịch vụ công, từng bƣớc nâng cao mức hƣởng thụ về dịch vụ của ngƣời dân. Hiện nay, có hai nguồn lực chính trong quá trình huy động xã hội hóa giáo dục gồm: nguồn lực vật chất (tài lực, vật lực, nhân lực, đất đai, trƣờng học, trang thiết bị,…) và nguồn lực phi vật chất (việc tạo ra môi trƣờng giáo dục thống nhất, các yếu tố tinh thần, sự ủng hộ chủ trƣơng giáo dục hay sự tƣ vấn, trao đổi thông tin, kinh nghiệm làm giáo dục,…). Có thể nói, công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng khẳng định vai trò to lớn của mình, là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển nói chung của giáo dục, đào tạo; qua đó, góp phần nâng cao số lƣợng, chất lƣợng của đội ngũ giáo viên nhà trƣờng.
1.3.1.5. Tổng kết, đánh giá và thanh tra, kiểm tra trong quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở
Tổng kết, đánh giá đội ngũ giáo viên là hoạt động cần đƣợc hết sức coi trọng. Một nhà trƣờng vừa mong muốn thúc đẩy sự phát triển của bản thân ngƣời thầy, vừa mong đáp ứng các mục tiêu phát triển của nhà trƣờng thì việc đánh giá giáo viên bắt buộc phải đƣợc thực hiện và phải thực hiện có hiệu quả. Kết quả của quá trình này là cơ hội để mỗi thầy cô nhìn nhận lại mình (ở cả khía cạnh chuyên môn và đạo đức), thấy đƣợc những ƣu, nhƣợc điểm của bản thân, từ đó có hƣớng khắc phục hay phát huy nhằm dần hoàn thiện bản thân.
Nhà quản lý giáo dục, thông qua kết quả đánh giá và phân loại giáo viên hàng năm sẽ có cơ sở cho việc hoạch định, điều chỉnh cơ chế quản lý, cho kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực giáo viên.
Thanh tra giáo dục nói chung là thanh tra chuyên ngành về giáo dục nhằm đảm bảo việc thi hành về pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm, bảo vệ lợi ích của nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục.
Kiểm tra là một chức năng cơ bản của quản lý, để xem xét và đánh giá các hoạt động giáo dục, điều kiện dạy học – giáo dục nhằm mục đích phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung, phát triển nhà trƣờng nói chung, phát triển giáo viên và học sinh nói riêng.
Giám sát hoạt động chuyên môn của giáo viên giúp nhà quản lý giáo dục theo dõi, sớm phát hiện những sai sót, những biểu hiện lệch hƣớng để có biện pháp điều chỉnh kịp thời, chủ động trong việc thực hiện quản lý NNL giáo viên theo kế hoạch định sẵn.
Nhƣ vậy, thanh tra, kiểm tra, giám sát NNL giáo viên là một khâu có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động quản lý giáo dục, đảm bảo tạo lập mối quan hệ phản hồi thƣờng xuyên, kịp thời giúp nhà quản lý giáo dục phòng ngừa, cảnh báo, phát hiện hoặc xử lý sai sót trong giáo dục, hình thành cơ chế điều chỉnh hƣớng đích trong quản lý đội ngũ giáo viên nhà trƣờng. Thanh, kiểm tra cũng là công cụ sắc bén góp phần tăng cƣờng hiệu lực quản lý NNL giáo viên nhằm nâng cao chất lƣợng nhà giáo.
Thanh, kiểm tra, giám sát NNL giáo viên đều cần tuân thủ nguyên tắc chính xác, khách quan, thƣờng xuyên, kịp thời và công khai, minh bạch. Có nhƣ vậy hoạt động quản lý này mới đem lại hiệu quả cao nhất, mới kịp thời phát hiện, điều chỉnh, giúp đỡ, uốn nắn nhằm thúc đẩy cá nhân nhà giáo và cơ sở giáo dục phát triển.