Thực trạng quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về quy hoạch xấy dụng trên địa bàn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 49 - 61)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành

bàn thành phố Buôn Ma Thuột

2.2.1. Các văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch xây dựng

- Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 18/10/2002 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh vùng Tây Nguyên. [11]

- Quyết định số 32/2006/QĐ-UBND ngày 02/8/2006 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc ban hành quy định về phân cấp, ủy quyền trong việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. [15]

- Kết luận số 60-KL/TW ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ƣơng về việc xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên (giai đoạn 2010-2020). [3]

- Quyết định số 87/2009/QĐ-TTg ngày 17/6/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020. [19]

- Kết luận số 12-KL/TW ngày 24/10/2011 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 18/01/2002 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời ký 2001 – 2010 và định hƣớng đến năm 2020. [4]

- Quyết định số 13/2011/QĐ-UBND của UBND Tỉnh Đắk Lắk ban hành Quy định về lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. [22]

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XIV. - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Buôn Ma Thuột lần thứ XII. - Chƣơng trình số 03/CTr-TU ngày 20/01/2011 của Thành ủy Buôn Ma Thuột về việc thực hiện Nghị quyết 12 của Ban thƣơng vụ Tỉnh ủy về việc xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên (giai đoạn 2010-2020). [1]

- Quyết định số 46/QĐ-UBND ngày 05/01/2013 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc phê duyệt Dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2020. [23]

- Quyết định số 249/QĐ-TTg ngày 13/02/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025. [24]

- Quyết định số 3218/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh về phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. [25]

- Quyết định số 26/2016/QĐ-UBND ngày 02/6/2016 của UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. [26]

- Quyết định số 24/2017/QĐ-UBND ngày 05/9/2017 của UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng vùng biên giới tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. [27]

- Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cƣ nông thôn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020.

- Các quy hoạch ngành của tỉnh đến năm 2020 về: Giao thông vận tải, Giáo dục và Đào tạo; Công nghiệp; Y tế; Thƣơng mại; Du lịch…

2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng

2.2.2.1. Đối với quy hoạch đô thị

- Về lập quy hoạch đô thị:

+ Sở Xây dựng tham mƣu, giúp UBND tỉnh tổ chức lập quy hoạch chung đô thị mới, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết các khu vực có phạm vi liên quan đến địa giới hành chính của hai huyện trở lên, khu vực trong đô thị mới và khu vực có ý nghĩa quan trọng, trừ quy hoạch chung đô thị mới do Bộ Xây dựng tổ chức lập quy hoạch.

+ Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã tổ chức lập quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã; quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý, trừ quy hoạch đô thị đƣợc quy

định thuộc thẩm quyền của Sở Xây dựng và của các chủ đầu tƣ đƣợc giao đầu tƣ.

+ Ủy ban nhân dân huyện tổ chức lập quy hoạch chung thị trấn, đô thị loại V chƣa công nhận là thị trấn, quy hoạch chi tiết trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý, trừ quy hoạch đô thị đƣợc quy định thuộc thẩm quyền của Sở Xây dựng và của các chủ đầu tƣ đƣợc giao đầu tƣ.

+ Chủ đầu tƣ dự án đầu tƣ xây dựng tổ chức lập quy hoạch chi tiết khu vực đƣợc giao đầu tƣ.

- Về thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị:

+ Sở Xây dựng thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh, trừ nhiệm vụ quy hoạch chi tiết các khu vực thuộc dự án đầu tƣ xây dựng đƣợc cấp giấy phép quy hoạch.

+ Phòng Quản lý đô thị thành phố, thị xã, Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã, huyện, trừ nhiệm vụ quy hoạch chi tiết các khu vực thuộc dự án đầu tƣ xây dựng đƣợc cấp giấy phép quy hoạch.

+ Chủ đầu tƣ dự án đầu tƣ xây dựng công trình, trình Sở Xây dựng thẩm định đối với đồ án quy hoạch chi tiết thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh; trình Phòng Quản lý đô thị thành phố, thị xã, Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện thẩm định đối với đồ án quy hoạch chi tiết thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Về phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị + Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt:

Nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn, đô thị loại V chƣa công nhận là thị trấn và đô thị mới, trừ quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tƣớng Chính phủ; đối với đồ án quy

hoạch chung đô thị loại II, III, IV và đô thị mới, trƣớc khi phê duyệt phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng;

Nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu thuộc đô thị từ loại IV trở lên; nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu vực trong đô thị có phạm vi liên quan đến địa giới hành chính của hai huyện trở lên, khu vực có ý nghĩa quan trọng (những khu chức năng trung tâm chính trị, văn hóa, thƣơng mại, các khu vực thuộc đầu mối giao thông chính của đô thị từ loại IV trở lên), khu vực trong đô thị mới, trừ các quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tƣớng Chính phủ và nhiệm vụ quy hoạch chi tiết của dự án đầu tƣ xây dựng thuộc khu vực đã đƣợc cấp giấy phép quy hoạch.

+ Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã, huyện phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý trừ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu thuộc đô thị từ loại IV trở lên; nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu vực trong đô thị có phạm vi liên quan đến địa giới hành chính của hai huyện trở lên, khu vực có ý nghĩa quan trọng (những khu chức năng trung tâm chính trị, văn hóa, thƣơng mại, các khu vực thuộc đầu mối giao thông chính của đô thị từ loại IV trở lên), khu vực trong đô thị mới, trừ các quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tƣớng Chính phủ và nhiệm vụ quy hoạch chi tiết của dự án đầu tƣ xây dựng thuộc khu vực đã đƣợc cấp giấy phép quy hoạch sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Xây dựng.

+ Chủ đầu tƣ dự án đầu tƣ xây dựng phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết khu vực đã đƣợc cấp giấy phép quy hoạch

+ Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã, huyện có trách nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về quy hoạch chung đô thị trƣớc khi quy hoạch này đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ UBND thành phố, thị xã, huyện, chủ đầu tƣ dự án đầu tƣ xây dựng trình Sở Xây dựng thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh.

+ Sở Xây dựng thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt: Nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc trách nhiệm tổ chức lập của Ủy ban nhân dân tỉnh;

Đồ án quy hoạch đô thị do chủ đầu tƣ dự án đầu tƣ xây dựng tổ chức lập.

+ Phòng Quản lý đô thị thành phố, thị xã, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện thẩm định và trình UBND thành phố, thị xã, huyện phê duyệt:

Nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã huyện;

Đồ án quy hoạch đô thị do chủ đầu tƣ dự án đầu tƣ xây dựng tổ chức lập.

+ Chủ đầu tƣ dự án đầu tƣ xây dựng trình:

Sở Xây dựng thẩm định đối với đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh;

Phòng Quản lý đô thị thành phố, thị xã, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện thẩm định đối với đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã và các huyện.

2.2.2.2. Đối với quy hoạch vùng, quy hoạch khu chức năng đặc thù và quy hoạch nông thôn

- Cơ quan trình thẩm định và phê duyệt:

+ Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trình thẩm định, trình phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc trách

nhiệm của mình tổ chức lập và thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tƣớng Chính phủ.

+ Cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm trình thẩm định, trình phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân các cấp.

- Lấy ý kiến thống nhất với cơ quan quản lý nhà nƣớc về đồ án quy hoạch xây dựng trong quá trình thẩm định:

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lấy ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng trƣớc khi phê duyệt đối với các đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù; các đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù có quy mô trên 200 ha.

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm lấy ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành trƣớc khi phê duyệt đối với các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền của mình phê duyệt.

- Trong quá trình thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng, cơ quan thẩm định có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan quản lý chuyên ngành cùng cấp, các hội chuyên ngành và của các chuyên gia có liên quan.

- Kết quả thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng sẽ đƣợc cơ quan thẩm định gửi bằng văn bản đến cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng để làm cơ sở hoàn chỉnh nội dung nhiệm vụ và đồ án trƣớc khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2.2.3. Quy trình quy hoạch xây dựng

- Nhận nhiệm vụ lập đồ án quy hoạch.

- Lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng: Tiến hành thu thập hồ sơ thông tin quy hoạch nhƣ: Bản đồ địa hình; Bản đồ hiện trạng; Vị trí khu đất; Mối

quan hệ không gian quy hoạch và hạ tầng kỹ thuật với khu vực lân cận; Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật liên quan đến khu vực quy hoạch để lập nhiệm vụ. Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng tƣơng ứng với từng loại quy hoạch bao gồm:

+ Nhiệm vụ quy hoạch vùng; + Nhiệm vụ quy hoạch đô thị;

+ Nhiệm vụ quy hoạch khu chức năng đặc thù; + Nhiệm vụ quy hoạch nông thôn.

Việc lập nhiệm vụ, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng đƣợc thực hiện theo các quy định tại Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 và Luật Xây dựng năm 2014.

Nhiệm vụ quy hoạch có thể đƣợc điều chỉnh trong quá trình lập đồ án quy hoạch xây dựng.

Khi tiến hành lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng, có những nội dung khác với nhiệm vụ quy hoạch đã đƣợc phê duyệt mà không thay đổi phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực lập quy hoạch thì không phải tiến hành lập lại nhiệm vụ quy hoạch. Ngƣời có thẩm quyền chỉ phê duyệt lại nhiệm vụ quy hoạch để đảm bảo sự thống nhất với đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng.

- Đồ án quy hoạch xây dựng: Sau khi đƣợc phê duyêt nhiệm vụ, tiến hành thu thập thêm số liệu: Địa hình, địa chất, tự nhiên; Văn hóa kinh tế xã hội của khu vực quy hoạch... để lập Đồ án quy hoạch.

Căn cứ để lập đồ án quy hoạch xây dựng quy định tại Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 và Luật Xây dựng năm 2014 và tuân thủ theo trình tự từ quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung xây dựng đến quy hoạch chi tiết xây dựng. Trong trƣờng hợp mà chƣa có đủ các căn cứ theo quy định thì phải dựa trên định hƣớng lớn của các ngành, các chƣơng trình, kế hoạch phát triển của

địa phƣơng và các yếu tố kinh tế xã hội có ảnh hƣởng đến khu vực lập quy hoạch xây dựng để làm căn cứ lập quy hoạch xây dựng.

Đồ án quy hoạch xây dựng phải đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng đƣợc áp dụng và nhiệm vụ quy hoạch xây dựng đã đƣợc phê duyệt.

- Nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với Nhiệm vụ và Đồ án quy hoạch xây dựng đƣợc quy định tại Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 và Luật Xây dựng năm 2014.

- Tổ chức lấy ý kiến về nhiệm vụ và đồ quy hoạch xây dựng: Việc lấy ý kiến đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng đƣợc thực hiện theo quy định tại Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, Luật Xây dựng năm 2014 và những hƣớng dẫn cụ thể sau:

+ Lấy ý kiến nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung xây dựng đô thị: Trong quá trình lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung xây dựng đô thị, tổ chức tƣ vấn có trách nhiệm lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan bằng văn bản trƣớc khi báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt;

+ Lấy ý kiến đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị: Trong quá trình lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng, tổ chức tƣ vấn có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phƣơng lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân trong khu vực lập quy hoạch theo các hình thức hội họp, trao đổi trực tiếp hoặc phát phiếu lấy ý kiến về nội dung quy hoạch tại các Trung tâm thông tin của thành phố, thị xã, phƣờng để nhân dân dễ tiếp cận và góp ý. Các ý kiến đóng góp phải đƣợc tổng hợp đầy đủ và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trƣớc khi phê duyệt;

+ Trên cơ sở hồ sơ nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng và kết quả lấy ý kiến, ngƣời có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng quyết định lựa chọn phƣơng án quy hoạch xây dựng.

Đồ án quy hoạch xây dựng đƣợc duyệt phải phù hợp với định hƣớng phát triển; đảm bảo tính khả thi, hài hoà giữa lợi ích của nhà nƣớc và cộng đồng. Đồng thời phải có các kế hoạch và giải pháp cụ thể để khắc phục những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về quy hoạch xấy dụng trên địa bàn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 49 - 61)