Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về quy hoạch xấy dụng trên địa bàn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 102 - 111)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng

Từ những nội dung quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về quy hoạch xây dựng, từ tình hình quy hoạch xây dựng, thực trạng quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về quy hoạch xây dựng ở thành phố Buôn Ma Thuột, tác giả đề xuất và luận chứng về mặt lý luận các giải pháp bảo đảm quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về đầu tƣ xây dựng ở thành phố Buôn Ma Thuột nhƣ sau:

3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng

- UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo các sở ban ngành giám sát toàn bộ việc thực hiện, triển khai, quản lý xây dựng theo đồ án Quy hoạch chung thành phố Buôn Ma Thuột và quy định quản lý theo đồ án đã đƣợc duyệt.

- UBND thành phố Buôn Ma Thuột cần phải:

+ Thống nhất quản lý toàn diện các hoạt động đầu tƣ xây dựng, phát triển đô thị, quản lý phát triển cải tạo và quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị theo đúng đồ án đƣợc duyệt và chịu trách nhiệm trƣớc tỉnh và Chính phủ về công tác thực hiện theo quy hoạch.

+ Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy hoạch, quy định quản lý có liên quan đã ban hành phù hợp với quy hoạch chung và quy định quản lý theo đồ án QHC đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt.

+ Tổ chức thực triển khai lập các đồ án quy hoạch sau QHC đúng các quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị.

+ Tổ chức triển khai lập chƣơng trình và kế hoạch phát triển các khu vực đô thị theo đúng quy hoạch chung đƣợc duyệt.

- Ủy ban nhân dân các cấp phƣờng, xã theo thẩm quyền đƣợc giao chịu trách nhiệm quản lý hoạt động đầu tƣ xây dựng và phát triển cải tạo không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.

- Tại khu vực nông thôn UBND cấp xã chịu trách nhiệm quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan trong các khu dân cƣ nông thôn của xã theo quy hoạch chi tiết đƣợc duyệt.

- Tại các khu vực có các dự án xây dựng phát triển đô thị, đơn vị đƣợc phép đầu tƣ xây dựng dự án chịu trách nhiệm trƣớc UBND thành phố quản lý không gian kiến trúc trong phạm vi dự án đảm bảo đúng quy hoạch đƣợc phê duyệt đến khi bàn giao lại cho chính quyền địa phƣơng quản lý.

- Phòng quản lý đô thị thành phố là cơ quan giúp cho UBND Thành phố Buôn Ma Thuột quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan toàn bộ đô thị và một số khu vực có giá trị kiến trúc, cảnh quan đặc biệt theo sự phân công của UBND thành phố. Các phòng ban chuyên ngành của thành phố là cơ quan giúp UBND quản lý về lĩnh vực chuyên nghành trong công tác xây dựng phát triển đô thị.

- Cán bộ chuyên trách xây dựng tại cấp xã, phƣờng có trách nhiệm giúp chính quyền xã, phƣờng quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị hoặc các khu dân cƣ trong khu vực xã phƣờng quản lý.

- Thƣờng xuyên thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch ở tất cả các cấp, các ngành, cụ thể:

Thứ nhất, Luật Xây dựng đƣợc Quốc hội thông qua ngày 18/06/2014 có

hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015. Đồng thời, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng. Vì vậy, việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng phải đƣợc triển khai thực hiện đúng theo các văn bản quy

phạm pháp luật nói trên nhằm tạo ra sự đồng bộ và thống nhất trong thi hành các văn bản quy phạm pháp luật;

Đối với khu vực đô thị cần rà soát Luật quy hoạch Đô thị ngày 17/6/2009; Nghị định số 37/2010NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và các văn bản quy phạm pháp luật khác của tỉnh Đắk Lăk nhằm tạo ra sự khớp nối giữa các loại quy hoạch.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đầu tƣ xây dựng của cấp dƣới hƣớng dẫn phù hợp với văn bản của cấp trên. Cần khắc phục tình trạng văn bản cấp dƣới hƣớng dẫn vƣợt quá, không phù hợp với văn bản của cấp trên, thậm chí có trƣờng hợp một văn bản cá biệt làm thay đổi hiệu lực pháp lý của văn bản luật,.

Chính phủ và các cơ quan nhà nƣớc cần bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tƣ xây dựng và các văn bản có liên quan đến đầu tƣ. Trên thực tế hiện nay, còn nhiều quy định của các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tƣ xây dựng không thống nhất, mâu thuẫn, chồng chéo, thậm chí là những văn bản do cùng một cơ quan ban hành. Ví dụ: Quy định về bảo đảm cạnh tranh tại Luật Đấu thầu mâu thuẫn với quy định của Luật Xây dựng, quy định về căn cứ giao đất, cho thuê đất tại Luật Đất đai chƣa thống nhất với quy định của Luật Xây dựng...

Khi Luật xây dựng có hiệu lực, Chính phủ cần ban hành ngay các Nghị định hƣớng dẫn Luật xây dựng và Bộ Xây dựng cần ban hành ngay các Thông tƣ hƣớng dẫn cụ thể về việc triển khai thực hiện các Nghị định. Cần khắc phục tình trạng chậm ban hành văn bản hƣớng dẫn nhƣ hiện nay. Có những văn bản đã đƣợc ban hành nhƣng sau đó 1, 2 năm mới có văn bản hƣớng dẫn. Ví dụ: Luật Xây dựng đƣợc ban hành năm 2003, có hiệu lực ngày 1/7/2004 nhƣng đến năm 2007 mới ban hành Quyết định số 49/2007/QĐ-TTg của Thủ

tƣớng Chính phủ về các trƣờng hợp đặc biệt đƣợc đƣợc chỉ định thầu theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 101 của Luật Xây dựng, Quyết định số 131/2007/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế thuê tƣ vấn nƣớc ngoài trong hoạt động xây dựng tại Việt Nam.

Thứ hai, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch

xây dựng phải có tính ổn định tƣơng đối, tránh sửa đổi, bổ sung liên tục làm ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động đầu tƣ xây dựng, đặc biệt là đối với các dự án đang triển khai. Một số văn bản địa phƣơng vừa ban hành hƣớng dẫn thực hiện thì văn bản của Trung ƣơng lại có sự thay đổi khiến việc nắm bắt, triển khai áp dụng gặp nhiều khó khăn. Muốn vậy, khi ban hành văn bản ngoài việc điều tiết các hoạt động đầu tƣ xây dựng đang diễn ra trong thực tế thì những quy định của văn bản đó còn phải mang tính dự báo đối với các hoạt động sẽ phát sinh trong tƣơng lai. Thực tế hiện nay, có những văn bản mới đƣợc ban hành trong thời gian ngắn, thậm chí có văn bản mới ban hành đƣợc 7 tháng đã có văn bản sửa đổi, bổ sung. Ví dụ: Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07/1/2008 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 99/2007/NĐ- CP ngày 13/6/2007; Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 sửa đổi, bổ sung Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/2/2005; Nghị định 58/2008/NĐ-CP ngày 15/4/2008 thay thế Nghị định 111/NĐ-CP ngày 29/9/2006.

Thứ ba, Bộ Xây dựng cần khẩn trƣơng xây dựng và trình Chính phủ

“Đề án đổi mới một cách căn bản, đồng bộ các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tƣ xây dựng đảm bảo đồng bộ, minh bạch, hội nhập”.

Thứ tư, Luật Quy hoạch đô thị đƣợc Quốc hội thông qua ngày

17/6/2009 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2010. Luật Quy hoạch đô thị ra đời là bƣớc pháp điển hoá quan trọng, nhằm mục đích tạo lập khuôn khổ pháp lý đầy đủ và rõ ràng cho công tác quy hoạch và phát triển đô thị ở nƣớc ta. Luật quy hoạch đô thị ra đời sẽ là công cụ hữu hiệu để nâng cao hiệu lực, hiệu quả

quản lý nhà nƣớc trong xây dựng và phát triển đô thị; bảo đảm phát triển hệ thống các đô thị và từng đô thị bền vững, có bản sắc, văn minh, hiện đại; đồng bộ với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trƣờng. Việc ban hành Luật cũng khắc phục những bất cập của các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị trƣớc đây nhƣ: chƣa đầy đủ, thiếu đồng bộ, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý toàn diện về xây dựng phát triển đô thị.

Do vậy, để triển khai thực hiện Luật đồng bộ và bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc thì các Nghị định hƣớng dẫn thi hành Luật này phải đƣợc ban hành và có hiệu lực đồng thời với hiệu lực của Luật.

Thứ năm, Uỷ ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột cần khẩn trƣơng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tƣ xây dựng để thống nhất áp dụng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột mở rộng.

Nhƣ trên đã phân tích, thành phố Buôn Ma Thuột là đô thị đặc biệt, việc đầu tƣ xây dựng và phát triển thành phố rất quan trọng. Do vậy, cần phải có hệ thống chính sách, cơ chế ổn định, thống nhất, đồng bộ quản lý về mọi mặt, trong đó có chính sách, cơ chế quản lý hoạt động đầu tƣ xây dựng. Bên cạnh đó, cũng cần phải có các chính sách, cơ chế đặc thù, phù hợp với việc quản lý xây dựng đô thị , đặc biệt là các cơ chế, chính sách trong việc quản lý hoạt động đầu tƣ, xây dựng. Để bảo đảm yêu cầu nêu trên, hệ thống cơ chế chính sách quản lý cần đƣợc pháp điển hoá, thể hiện trong đạo luật do Quốc hội ban hành. Ngoài ra, việc xây dựng Luật xây dựng cũng góp phần rà soát, hệ thống đồng thời luật hoá các quy định về quản lý đô thị.

3.2.2. Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật về quy hoạch xây dựng

3.2.2.1. Coi trọng và tăng cường công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng

Nhƣ Chƣơng 1 đã phân tích, quy hoạch xây dựng là cơ sở cho việc triển khai các hoạt động xây dựng, kiểm soát quá trình phát triển đô thị và các khu chức năng, bảo đảm trật tự, kỷ cƣơng trong hoạt động xây dựng, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trƣờng. Quy hoạch xây dựng là căn cứ cho việc hình thành các dự án và là cơ sở để quản lý đầu tƣ xây dựng và quản lý trật tự xây dựng. Do vậy, việc coi trọng và tăng cƣờng công tác quy hoạch xây dựng là rất quan trọng. Để khắc phục đƣợc những tồn tại đã nêu tại Chƣơng 2 và thực hiện có hiệu quả công tác này cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

- Việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng phải kịp thời, đầy đủ, quy hoạch xây dựng thực sự đi trƣớc một bƣớc làm cơ sở cho việc hình thành và triển khai thực hiện các dự án.

- Cần khuyến khích và tạo cơ chế khuyến khích sự tham gia của nhân dân, các hội nghề nghiệp, các tổ chức ngay từ khi bắt đầu lập quy hoạch đến việc tổ chức thực hiện xây dựng theo quy hoạch.

- Cần bố trí đủ vốn để tổ chức lập quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch trên thực tế, chấm dứt tình trạng quy hoạch “treo”.

3.2.2.2. Kiện toàn bộ máy tổ chức và nâng cao trình độ cán bộ, công chức ở địa phương

Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ đƣợc phân cấp, chính quyền địa phƣơng phải xây dựng bộ máy có đủ năng lực để thực hiện, khắc phục tình trạng chƣa đầy đủ và thống nhất nhƣ hiện nay, đặc biệt, đối với cấp huyện, cấp xã. Cùng với việc phân cấp chức năng nhiệm vụ thì việc tăng cƣờng công tác kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy phải đƣợc đặt lên hàng đầu. Phân cấp mà không có đủ ngƣời có đủ trình độ, năng lực thực hiện thì việc phân cấp sẽ không khả thi.

3.2.2.3. Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, những tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quy hoạch và quần chúng nhân dân

Công tác phổ biến giáo dục pháp luật về quy hoạch xây dựng là rất quan trọng, là khâu đầu tiên trong quá trình triển khai thực hiện pháp luật. Sự khẳng định vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội gắn liền với quá trình không ngừng nâng cao ý thức và tính tích cực tham gia của mọi tầng lớp nhân dân trong việc bảo vệ pháp luật. Trong thực tế, không phải lúc nào việc chấp hành pháp luật cũng trở thành ý thức tự nguyện. Bởi vậy trong điều kiện hiện nay, việc hình thành ý thức pháp luật, góp phần giúp mỗi ngƣời nhận ra tính công bằng của pháp luật, chấp hành pháp luật trên cơ sở tự nguyện, xuất phát từ nhu cầu của bản thân là rất quan trọng. Do vậy, cần phải tăng cƣờng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật không chỉ đối nhân dân mà còn cần phải tăng cƣờng đối với các cán bộ, công chức- những ngƣời thực thi pháp luật. Để công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về đầu tƣ xây dựng đạt hiệu quả, cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

- Đa dạng hoá các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật. - Nội dung đa dạng, phong phú.

- Tổ chức đồng bộ, thống nhất từ trung ƣơng đến địa phƣơng.

3.2.2.4. Cần có bộ máy tổ chức, biện pháp tổ chức thực hiện đặc biệt áp dụng cho thành phố

+ UBND tỉnh Đắk Lắk : UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo các sở ban ngành giám sát toàn bộ việc thực hiện, triển khai, quản lý xây dựng theo đồ án Quy hoạch chung thành phố Buôn Ma Thuột và quy định quản lý theo đồ án đã đƣợc duyệt.

Thống nhất quản lý toàn diện các hoạt động đầu tƣ xây dựng, phát triển đô thị, quản lý phát triển cải tạo và quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị theo đúng đồ án đƣợc duyệt và chịu trách nhiệm trƣớc tỉnh và Chính phủ về công tác thực hiện theo quy hoạch.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy hoạch, quy định quản lý có liên quan đã ban hành phù hợp với quy hoạch chung và quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt.

Tổ chức thực triển khai lập các đồ án quy hoạch sau quy hoạch chung đúng các quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị.

Tổ chức triển khai lập chƣơng trình và kế hoạch phát triển các khu vực đô thị theo đúng quy hoạch chung đƣợc duyệt.

+ Ủy ban nhân dân các cấp phƣờng, xã theo thẩm quyền đƣợc giao chịu trách nhiệm quản lý hoạt động đầu tƣ xây dựng và phát triển cải tạo không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.

+ Tại khu vực nông thôn UBND cấp xã chịu trách nhiệm quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan trong các khu dân cƣ nông thôn của xã theo quy hoạch chi tiết đƣợc duyệt.

+Tại các khu vực có các dự án xây dựng phát triển đô thị, đơn vị đƣợc phép đầu tƣ xây dựng dự án chịu trách nhiệm trƣớc UBND thành phố quản lý không gian kiến trúc trong phạm vi dự án đảm bảo đúng quy hoạch đƣợc phê duyệt đến khi bàn giao lại cho chính quyền địa phƣơng quản lý.

+ Phòng quản lý đô thị thành phố là cơ quan giúp cho UBND Thành phố Buôn Ma Thuột quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan toàn bộ đô thị và một số khu vực có giá trị kiến trúc, cảnh quan đặc biệt theo sự phân công của UBND thành phố. Các phòng ban chuyên ngành của thành phố là cơ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về quy hoạch xấy dụng trên địa bàn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 102 - 111)