Đánh giá nhận xét

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội của UBND phường tại quận 12, tp HCM (Trang 63)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. Đánh giá nhận xét

2.3.1. Những ưu điểm

2.3.1.1. Đảngủy, UBND phƣờngquan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai đồng bộ, rộng khắp “Phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ” qua Chƣơng trình “Vì Quận 12 bình yên”; Trung tâm chỉ huy xử lý hình ảnh (là một trong hai quận của thành phố Hồ Chí Minh có trung tâm chỉ huy xử lý hình ảnh), phần mềm quản lý cƣ trú đƣợc triển khai thực hiện ở UBND 11 phƣờng, huy động đƣợc sức dân, tạo đƣợc sức mạnh tổng hợp trong nhân dân tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống có hiệu quả với các loại tội phạm, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự ở địa phƣơng. Nổi bật là Chƣơng trình “Vì Quận 12 bình yên”, kịp thời khen thƣởng, động viên, công bằng, chính xác, bằng lợi ích tinh thần và

vật chất cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia trong đấu tranh phòng ngừa các loại tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn quận, tạo động lực và thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, phát huy vai trò làm chủ của mình trong công tác đấu tranh phòng chống các loại tội phạm. Chƣơng trình “Vì quận 12 bình yên đã có tác động rất lớn đến phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc, phong trào đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội trên địa bàn quận; kể từ khi đƣa vào hoạt động, chƣơng trình đã nhận đƣợc phản hồi tích cực và sự ủng hộ lớn của dƣ luận, ngƣời dân rất nhiệt tình hƣởng ứng và sẵn sàng đóng góp vì tính thiết thực của chƣơng trình.

2.3.1.2. Đảng ủy, UBND, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phƣờng xem đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, cần tập trung thực hiện thƣờng xuyên lâu dài nên kịp thời xây dựng kế hoạch triển khai quán triệt tổ chức thực hiện nghiêm túc các chủ trƣơng, chính sách, chƣơng trình, kế hoạch của cấp trên về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại địa phƣơng theo phƣơng châm “phòng ngừa là cơ bản”, “kết hợp giữa xây và chống” lấy biện pháp xây là chính, biện pháp chống phải kiên quyết, triệt để, dựa vào sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

2.3.1.3. UBND phƣờng đã lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ, công chức phƣờng chủ động tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý hành chính để đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở bằng triển khai nhiều đợt cao điểm tấn công trấn áp liên tục tội phạm; công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm đƣợc tăng cƣờng và tập trung; công tác xây dựng và củng cố lực lƣợng trực tiếp làm công tác phòng chống tội phạm, thƣờng xuyên quan tâm giáo dục chính trị tƣ tƣởng, đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ chí Minh”, “Công an nhân dân vì nƣớc quên thân, vì dân phục vụ”, “Công an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ”

đến khu phố, tổ dân phố, tạo sự đồng tình, hƣởng ứng, ủng hộ của Nhân dân về việc chấp hành các qui định của pháp luật trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông và vệ sinh môi trƣờng; thống nhất trong nhận thức và hành động, từ công tác tuyên truyền, vận động đến kiểm tra, xử lý vi phạm trong cấp ủy, chính quyền các ban ngành và đoàn thể, các cơ quan, đơn vị trú đóng trên địa bàn, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, vận động các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia. Công tác kiểm tra, xử phạt đƣợc tăng cƣờng, tình hình trật tự đô thị, vệ sinh công cộng… ở một số địa bàn, tuyến đƣờng, khu vực đƣợc đảm bảo.

2.3.2. Nguyên nhân của những ưu điểm

2.3.2.1. Tổ chức thực hiện công tác quản lý Nhà nước về TTATXH, luôn được Đảng ủy và UBND phường quan tâm chỉ đạo chặt chẽ cán bộ, công chức phường

Trong quản lý Nhà nƣớc về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thời gian qua luôn đặt dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự chỉ đạo sát sao về nghiệp vụ của cơ quan Công an cấp trên mà trực tiếp là Công an Quận cũng nhƣ sự phối kết hợp nhịp nhàng của các cơ quan chức năng. Đảng ủy, UBND phƣờng xây dựng nghị quyết và kế hoạch, Trƣởng một số cơ quan, đơn vị, MTTQ và các đoàn thể căn cứ chức năng nhiệm vụ đề ra kế hoạch xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xem đây là biện pháp cơ bản, chiến lƣợc, giữ vai trò quyết định thắng lợi trong công tác giữ gìn an ninh, trật tự nên thƣờng xuyên lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, khắc phục những hạn chế, yếu kém của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và tình hình phức tạp về an ninh, trật tự ở địa phƣơng, cơ quan, đơn vị.

Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đƣợc chỉ đạo chặt chẽ, thống nhất xuống tận cơ sở; đƣợc triển khai thƣờng xuyên, liên tục ở tất cả các khu vực dân cƣ, cơ quan, doanh nghiệp, trƣờng học; trong đó tập trung những

địa bàn quan trọng, phức tạp về an ninh trật tự; gắn kết chặt chẽ phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phong trào “thi đua yêu nƣớc”, phong trào “dân vận khéo” và các phong trào khác do các cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội phát động.

2.3.2.2. Cán bộ, công chức phường luôn chủ động làm tốt công tác tham mưu cho Đảng uỷ và Ủy ban Nhân dân phường

Thông qua công tác nắm tình hình mọi mặt trên địa bàn, cán bộ, công chức phƣờng góp ý, đề xuất ý kiến để Đảng ủy, ủy ban nhân dân xây dựng kế hoạch bảo vệ Trật tự an toàn xã hội, đặc biệt trong các dịp lễ, tết. Mặt khác, căn cứ vào nhiệm vụ giữ gìn Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn cơ sở, căn cứ vào đặc điểm tình hình cụ thể của địa bàn mình phụ trách, Công an phƣờng thƣờng xuyên tham mƣu, đề xuất cho các cấp có trách nhiệm, thẩm quyền rà soát, bổ sung, điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nƣớc về về tổ chức, quản lý, giữ gìn Trật tự an toàn xã hội trong mỗi thời kỳ, phù hợp với thực tế của quận và thành phố.

Chủ động tham mƣu cấp ủy, chính quyền tổ chức các hoạt động xây dựng, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại phƣờng, nghiêm túc, hiệu quả, đa dạng về nội dung, phong phú hình thức nhƣ các hoạt động mít-ting kỷ niệm, tổ chức tọa đàm, giao lƣu các gƣơng tiêu biểu để học tập kinh nghiệm, xây dựng video clip phóng sự minh họa ngƣời thật việc thật trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, hoạt động biểu dƣơng lực lƣợng, hoạt động thể thao văn hóa, văn nghệ, …

2.3.2.3. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong cộng đồng dân cư và trong các cơ quan, doanh nghiệp, trường học... trên địa bàn phường được coi trọng và tiến hành thường xuyên

luật, hƣớng dẫn ngƣời dân thực hiện đúng pháp luật. Hiện nay, có những trƣờng hợp vi phạm pháp luật trên lĩnh vực Trật tự an toàn xã hội đƣợc ngƣời dân xem là bình thƣờng. UBND phƣờng chỉ đạo công chức tƣ pháp, văn hóa xã hội cùng Công an phƣờng sử dụng kết hợp những hình thức tuyên truyền khá đa dạng, từ phát thanh, truyền thanh, diễn kịch đến tờ rơi, khẩu hiệu, từ trực tiếp phổ biến trong các cuộc họp ở các cụm dân cƣ đến lồng ghép nội dung tuyên truyền pháp luật trong các cuộc vận động, các phong trào khác nhau do thành phố, quận phát động.

2.3.2.4. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của UBND phường về trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông và vệ sinh môi trường được kiểm tra xử lý liên tục

Chủ động, tích cực xây dựng nghị quyết, kế hoạch nâng cao vai trò trách nhiệm cấp ủy đảng, ngƣời đứng đầu chính quyền, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn về công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị và vệ sinh môi trƣờng; tập trung lãnh đạo nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả của công tác này qua công tác phổ biến pháp luật về giao thông, bảo vệ môi trƣờng; tăng cƣờng công tác tổ chức tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm trật tự giao thông, trật tự đô thị và vệ sinh môi trƣờng; đặc biệt là đề ra giải pháp phòng ngừa, khắc phục ùn tắc giao thông... Xem công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông là yêu cầu nhiệm vụ chính trị thƣờng xuyên phải tập trung thực hiện tại chi bộ, đơn vị. Tại các cuộc họp chi bộ, cấp ủy các đơn vị quán triệt cán bộ, đảng viên cơ quan mình chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông, nghiêm cấm các hành vi can thiệp vào việc xử phạt vi phạm hành chính của các lực lƣợng chức năng trong lĩnh vực an toàn giao thông. Phấn đấu hằng năm kéo giảm 10% tai nạn giao thông trên cả 03 mặt (số vụ, số ngƣời chết và số ngƣời bị thƣơng) và kiềm chế không để xảy ra ùn tắc giao thông. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự lòng lề đƣờng; chủ

động xây dựng kế hoạch phân công Tổ Trật tự đô thị phối hợp Công an phƣờng, bảo vệ dân phố giải quyết tình trạng lấn chiếm trái phép lòng đƣờng, vỉa hè và hành lang an toàn giao thông đƣờng bộ để kinh doanh, mua bán, xả rác, vứt rác bừa bãi… làm mất vệ sinh, gây mất mỹ quan đô thị tại các tuyến đƣờng trên địa bàn phụ trách. Phối hợp Đội Quản lý Trật tự đô thị, Công an quận tăng cƣờng hỗ trợ phƣờng để bố trí lực lƣợng giải quyết tình trạng lấn chiếm trái phép lòng đƣờng, vỉa hè và hành lang an toàn giao thông đƣờng bộ tại các tuyến đƣờng trọng điểm theo kế hoạch. Tập trung tại các khu vực phức tạp về trật tự lòng lề đƣờng, vệ sinh môi trƣờng nhƣ: chợ Thới An (phƣờng Thới An); chợ Thiếc, chợ Hiệp Thành, chợ Giản dân cũ, cổng sau khu Công nghiệp (phƣờng Hiệp Thành); giao lộ Tô Ký-TMT13, chợ tự phát đƣờng Đông Bắc, chợ ngã ba Bầu (phƣờng Tân Chánh Hiệp); công ty Việt Hƣng, giao lộ Tô Ký-TMT9A (phƣờng Trung Mỹ Tây); hẻm 80, chợ Tân Hƣng (phƣờng Đông Hƣng Thuận); chợ tự phát khu phố 5, chợ Bàu Nai cũ (phƣờng Tân Hƣng Tuận)… Trong từng thời điểm căn cứ vào thực tế tình hình trật tự giao thông trên địa bàn, có các kế hoạch thực hiện cao điểm đảm bảo trật tự giao thông trong dịp Tết.

Ngoài ra, Ủy ban nhân dân phƣờng phối hợp Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể tập trung tuyên truyền các chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của Đảng, Trung ƣơng và địa phƣơng về an toàn giao thông, giữ gìn vệ sinh môi trƣờng đến từng công chức, viên chức, công nhân, nhân dân lao động, sinh viên, học sinh cƣ trú, công tác học tập trên địa bàn và đến từng khu dân cƣ, hộ gia đình… với nhiều hình thức sinh động, hấp dẫn nhƣ vận động xem kênh truyền hình Let’s Việt thực hiện các chƣơng trình, phóng sự, clip về an toàn giao thông... nhằm tác động đến ý thức tự giác chấp hành Luật Giao thông đƣờng bộ của ngƣời dân.

2.3.3. Một số hạn chế

2.3.3.1. Hoạt động Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội chưa toàn diện, chủ động kịp thời, thường xuyên và liên tục

Quản lý Nhà nƣớc về Trật tự an toàn xã hội là lĩnh vực khá rộng, phức tạp, hệ thống các chủ thể quản lý rất rộng, trong đó chủ thể trực tiếp, nòng cốt là lực lƣợng Công an nhân dân bao gồm những hoạt động quản lý nhà nƣớc trên các lĩnh vực: phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội; quản lý hành chính về trật tự xã hội, trật tự an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy, giáo dục và cải tạo phạm nhân, bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Đây thực sự là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và nếu không có sự vào cuộc một cách quyết liệt của cả hệ thống chính trị thì các nội dung trên sẽ không thể thực hiện đƣợc một cách đầy đủ. Đối với chính quyền địa phƣơng cấp cơ sở, thực hiện quản lý nhà nƣớc về Trật tự an toàn xã hội hiện nay chƣa thật sự sâu sát, giám sát, kiểm tra thƣờng xuyên...; sự kết phối hợp giữa các tổ chức, lực lƣợng trong hệ thống chính trị chƣa chặt chẽ và sự vào cuộc của nhân dân chƣa thực sự đông đảo, tự giác. Đặc biệt là khi quận tổ chức thực hiện thí điểm việc không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phƣờng (theo Nghị quyết số 26/2008/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2008 và Nghị quyết số 724/2009/QH12 ngày 16 tháng 01 năm 2009 của Quốc Hội) làm mất đi một thiết chế dân chủ, dẫn đến thiếu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan dân cử, cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng đối với Ủy ban nhân dân, trong QLNN về TTATXH trên địa bàn. Dẫn đến công tác bảo đảm TTATXH tại cơ sở có những lúc bị buông lỏng “đánh trống bỏ dùi”, chỉ có Công an phƣờng vừa tham mƣu, vừa tổ chức thực hiện, chỉ tập trung vào những đợt cao điểm, những chiến dịch, hoặc phục vụ cho những yêu cầu chỉ đạo của cấp trên, chƣa có một kế hoạch, giải pháp mang tính tổng thể, lâu dài, phòng ngừa xã hội từ xa. Thực sự chỉ nhận đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân phƣờng một cách sát sao khi có phát động phong trào, chiến

dịch, hoặc trong các đợt cao điểm phục vụ nhiệm vụ chính trị đột xuất, những dịp lễ tết... Và vào những thời điểm nhƣ vậy, hiệu quả của công tác quản lý đƣợc tăng lên rõ rệt.

2.3.3.2. Tổ chức xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn phường qua các Mô hình tự quản, tự phòng về ANTT chưa được Cấp ủy-Chính quyền quan tâm kiểm tra, đầu tư và phát huy hiệu quả

Mô hình “Hộ, Nhóm hộ, Tổ dân phố tự quản về ANTT” là hình thức tự giác, tự quản của nhân dân trên lĩnh vực giữ gìn trật tự xã hội nhƣng thời gian qua chƣa đƣợc Cấp ủy các đơn vị quan tâm duy trì, củng cố và nâng chất; một số nơi hoạt động còn mang tính hình thức, chƣa thực sự phát huy vai trò làm chủ của ngƣời dân ở cộng đồng dân cƣ; chƣa tổ chức tập huấn, trang bị kỹ năng công tác tuyên truyền, xây dựng phong trào cho Nhóm trƣởng, Tổ trƣởng Tổ dân phố tự quản; trình độ nhận thức, ý thức trách nhiệm của một số Nhóm trƣởng chƣa cao, sức khỏe không đảm bảo nhƣng chƣa đƣợc Cấp ủy chỉ đạo củng cố, thay thế kịp thời; chƣa duy trì thƣờng xuyên chế độ sinh hoạt, thông tin tình hình trật tự xã hội đến Hộ dân, nội dung sinh hoạt Nhóm còn nghèo nàn, chƣa đủ sức thu hút sự quan tâm của các Hộ; việc bình xét công nhận Hộ, Nhóm hộ, Tổ dân phố đạt tự quản về ANTT chƣa chính xác, thực hiện không đúng theo qui trình của Hƣớng dẫn 23/CATP; một số CSKV không cập nhật đầy đủ, kịp thời di biến động của nhân khẩu, hộ khẩu; một số nơi triển khai phân Nhóm hộ, Tổ dân phố tự quản đại trà nên gò ép, mất tính tự giác, nặng hình thức, hiệu quả thấp; các ban, ngành, đoàn thể chƣa tích cực tham gia, phối hợp cùng lực lƣợng Công an thực hiện mô hình này… Trình độ về pháp luật của các thành viên ở các mô hình còn rất hạn chế. Chính vì vậy, khi tham gia vào các công việc quản lý nhà nƣớc, ngƣời dân rất lúng túng. Việc tổ chức các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội của UBND phường tại quận 12, tp HCM (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)