7. Cấu trúc của luận văn
3.1.2. Tình hình hoạt động của các loại tội phạm hình sự, tệ nạn xã hội trên
hội trên địa bàn các phường của Quận 12 còn diễn biến phức tạp
Trong giai đoạn hiện nay, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn các phƣờng tiếp tục nổi lên nhiều vấn đề phức tạp về trật tự xã hội, tội phạm hình sự tiếp tục gia tăng và tính chất vụ việc diễn biến phức tạp, có chiều hƣớng manh động hơn, hoạt động có tính băng nhóm, có tổ chức hơn và đối tƣợng lƣu động đến địa bàn gây án chiếm tỷ lệ cao… Đặc biệt xu hƣớng trẻ hóa tội phạm, tệ nạn, tính chuyên nghiệp cao trong hành vi vi phạm pháp luật, các loại tội phạm lợi dụng công nghệ cao và có yếu tố nƣớc ngoài trong các lĩnh vực thông tin, tài
chính, ngân hàng... có chiều hƣớng gia tăng, không loại trừ khả năng phát sinh những loại tội phạm mới gây khó khăn cho công tác phát hiện, nhận diện tội phạm. Hoạt động tệ nạn xã hội nhƣ mua bán, hút chít ma túy, mại dâm, lô đề cờ bạc... còn diễn biến phức tạp, tinh vi hơn. Một số vi phạm pháp luật nhƣ cố ý gây thƣơng tích, cƣớp giật, trộm cắp tài sản dễ xảy ra ở các khu dân cƣ tập trung, khu thuê trọ, khu chợ truyền thống, các khu vực giáp ranh với huyện Hóc Môn, thị xã Thuận An (tỉnh Bình Dƣơng), quận Thủ Đức, quận Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp, Bình Thạnh, Bình Tân... Nguy cơ cháy nổ dễ xảy ra đối với khu chợ An Sƣơng, khu nhà cao tầng, cụm công nghiệp Tân Thới Nhất, Hiệp Thành...
3.1.3. Quận ủy Quận 12 tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, phát huy dân chủ Xã hội chủ nghĩa, giám sát của Nhân dân đối với chính quyền các cấp
Thực tiển phát triển ở các phƣờng diễn ra đô thị hóa nhanh trên địa bàn đã chỉ rõ, công tác QLNN về TTATXH chỉ đƣợc tăng cƣờng và phát huy hiệu quả khi đặt dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, công tác giám sát của HĐND, hoạt động chấp hành và điều hành sát sao của UBND cùng với phát huy vai trò giám sát nhân dân ở cơ sở. Đây cũng là nhiệm vụ thƣờng xuyên, quan trọng, đòi hỏi sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các tổ chức Đảng, sự quản lý chặt chẽ, hiệu quả của chính quyền địa phƣơng và sự tham gia tích cực của cộng đồng.
Tăng cƣờng tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa ngƣời đứng đầu cấp ủy, ngƣời đứng đầu chính quyền các cấp với nhân dân trực tiếp nắm bắt, thấu hiểu tâm tƣ, nguyện vọng, sáng kiến, kiến nghị của nhân dân về xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết kịp thời, hiệu quả những kiến nghị và những vấn đề bức xúc, chính đáng, hợp pháp của nhân dân. Nâng cao trách nhiệm phục vụ nhân dân của cấp ủy, chính quyền và ngƣời đứng đầu cấp ủy, ngƣời đứng đầu chính quyền, cán bộ, đảng viên, lực lƣợng công an… trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ, thực thi công vụ.
Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của HĐND phƣờng, là yêu cầu thực tế bức thiết của cuộc sống, nhằm ngày càng hoàn thiện thiết chế dân chủ, bảo đảm cho nhân dân thực hiện đƣợc quyền lực của mình, cũng chính là điều kiện quan trọng để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội cũng nhƣ bảo đảm thực hiện cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nƣớc quản lý, nhân dân làm chủ”, thực hiện tốt vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nƣớc ở địa phƣơng qua tổ chức thực hiện tốt chức năng giám sát của mình ở ngay tại cơ sở nhằm tác động đến bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở địa phƣơng.
3.2. Mội số giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội của Ủy ban nhân dân phường
3.2.1. Nâng cao hiệu quả giám sát, kiểm tra của Đảng ủy, HĐND, UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội đối với Công tác Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội tại địa phương
Quản lý Nhà nƣớc về Trật tự an toàn xã hội là lĩnh vực khá rộng, phức tạp, hệ thống các chủ thể quản lý rất rộng. Đây thực sự là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và nếu không có sự vào cuộc một cách quyết liệt của cả hệ thống chính trị thì các nội dung trên sẽ không thể thực hiện đƣợc một cách đầy đủ. Đảng ủy, HĐND, UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội thực sự quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật và tội phạm; trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan đƣợc đề cao; sự tham gia của các ngành, đoàn thể thực hiện quản lý nhà nƣớc về Trật tự an toàn xã hội thật sự sâu sát, giám sát, kiểm tra thƣờng xuyên...; sự kết phối hợp giữa các tổ chức, lực lƣợng trong hệ thống chính trị phải chặt chẽ
và quy tụ sự vào cuộc của nhân dân thực sự đông đảo, tự giác. Nhƣ vậy, hiệu quả của công tác quản lý đƣợc tăng lên rõ rệt.
3.2.2. Nâng cao năng lực của Chủ tịch UBND phường trong tổ chức giải quyết vụ việc có liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội xảy ra trên địa bàn
Là ngƣời đứng đầu chính quyền địa phƣơng, Chủ tịch UBND phải trực tiếp giải quyết hoặc chỉ đạo Công an phƣờng giải quyết các vụ việc có liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội xảy ra trên địa bàn theo thẩm quyền đƣợc pháp luật quy định. Vụ việc có liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội xảy ra trên địa bàn rất nhiều loại, tính chất, mức độ phức tạp khác nhau, trách nhiệm giải quyết các vụ việc của chính quyền địa phƣơng cũng có nhiều cấp độ khác nhau. Theo thẩm quyền của chính quyền địa phƣơng; nội dung, trình tự các công việc lãnh đạo, chỉ đạo Công an phƣờng cụ thể nhƣ sau:
- Nhận và xử lý tin ban đầu về vụ việc; - Báo cáo cấp trên theo quy định;
- Tổ chức hội ý những ngƣời có trách nhiệm để bàn kế hoạch giải quyết vụ việc;
- Tổ chức xử lý các yêu cầu khẩn cấp tại nơi xảy ra vụ việc;
- Chỉ đạo phối hợp với lực lƣợng của cấp trên về tham gia giải quyết vụ việc;
- Tổ chức vận động nhân dân để giải quyết vụ việc; - Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xác minh vụ việc; - Tổ chức bao vây truy bắt đối tƣợng gây án lẩn trốn;
- Xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật theo thẩm quyền; - Tổ chức khắc phục hậu quả do vụ việc gây ra;
- Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm giải quyết vụ việc.
xã hội ở địa bàn chính quyền địa phƣơng phải chú ý đảm bảo các yêu cầu về chính trị, pháp luật và quan tâm lợi ích chính đáng của nhân dân.
Nhiệm vụ của chính quyền địa phƣơng trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội có nhiều khó khăn, phức tạp. Vì vậy, đòi hỏi cán bộ lãnh đạo và các thành viên phải thƣờng xuyên nâng cao tinh thần trách nhiệm trƣớc Đảng, trƣớc dân, không ngừng nâng cao năng lực, trình độ lãnh đạo quản lý về lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở để tổ chức các mặt công tác nêu trên nhằm góp phần xây dựng địa phƣơng bình yên.
3.2.3. Tăng cường xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đưa phong trào vào chiều sâu, tạo sự chuyển biến rõ rệt về hiệu quả công tác Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội
Hiện nay tƣ tƣởng xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân đã đƣợc phổ biến trong xã hội, nhƣng việc nhận thức đúng về tƣ tƣởng này vẫn còn khoảng cách. Những ngƣời quản lý vẫn còn thiếu tin tƣởng ở ngƣời dân, vẫn coi việc quản lý nhà nƣớc là công việc riêng vốn có của Nhà nƣớc mà không phải là nhiệm vụ của chính nhân dân trong việc quản lý xã hội. Ngƣợc lại, chính ngƣời dân cũng coi đó chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan nhà nƣớc, mà không phải là của mình. Vì lẽ đó, phải cần sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào hoạt động quản lý nhà nƣớc. Vận động nhân dân tham gia phong trào Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc là công tác cơ bản có ý nghĩa chiến lƣợc trong Quản lý Nhà nƣớc về Trật tự an toàn xã hội. Thông qua việc sử dụng các hình thức, phƣơng pháp, nội dung vận động thiết thực, các chủ thể quản lý sẽ huy động và sử dụng đƣợc sức mạnh to lớn của nhân dân để giữ gìn trật tự, an ninh trên địa bàn phƣờng.
Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giữ vị trí chiến lƣợc, là một trong những biện pháp công tác cơ bản của lực lƣợng Công an nhân dân, là nền tảng cơ bản trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Quốc gia, giữ gìn trật tự an
toàn xã hội. Nhân dân lao động có khả năng to lớn, là ngƣời làm nên lịch sử, Từ trƣớc đến nay Đảng ta luôn luôn khẳng định: cách mạng là sự nghiệp của toàn dân, đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn tự an toàn xã hội cũng là sự nghiệp của toàn dân. Mọi vấn đề an ninh trật tự xẩy ra khi giải quyết đều phải dựa vào nhân dân. Quán triệt tƣ tƣởng này của Đảng, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định về “ Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Đúc kết từ thực tiễn: ở đâu, khi nào lực lƣợng Công an nhân dân làm tốt biện pháp vận động nhân dân tham gia phong trào Toàn dân bảo về An ninh Tổ quốc, huy động đƣợc sức mạnh của nhân dân, dựa chắc vào dân thì ở đó, tình hình an ninh, trật tự đƣợc đảm bảo.
Nội dung, biện pháp vận động nhân dân vô cùng phong phú, đa dạng, tùy theo vấn đề, thời điểm, đối tƣợng. Có thể thông qua hình thức vận động công khai hoặc bí mật, rộng rãi hoặc cá biệt phù hợp với từng đối tƣợng... để phát huy tính tích cực, tự giác của nhân dân vào công tác đảm bảo Trật tự an toàn xã hội. Cần hƣớng dẫn nhân dân về tinh thần cảnh giác, về âm mƣu, thủ đoạn hoạt động của các đối tƣợng, về nội dung, phƣơng pháp đấu tranh giữ gìn an ninh, trật tự trên địa bàn.
Cần chú ý rằng: Sức mạnh, khả năng của nhân dân là vô cùng to lớn. Nhân dân cung cấp tin rộng rãi, phong phú về địa điểm, đối tƣợng, biểu hiện nghi vấn... Nhiều nguồn tin trong đó rất có giá trị. Nhân dân khi đƣợc hƣớng dẫn sẽ trực tiếp và tự giác tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, do trình độ trong nhân dân không đồng đều, do khả năng còn hạn chế và còn bị chi phối bởi những tác động khách quan khác nhau, nên nhiều tin do nhân dân cung cấp thƣờng chỉ phản ánh bề ngoài, hiện tƣợng, tính chính xác không cao. Cá biệt, có những tin bị cắt xén, phản ánh sai sự thật do động cơ cá nhân...Vì vậy, khi tiến hành biện pháp vận động nhân dân phải có những hình thức, nội dung và cách làm phù hợp, nhƣ giới thiệu về Chƣơng
trình “Vì Quận 12 bình yên” công nhận thành tích, mức khen thƣởng để Nhân dân củng cố thêm niềm tin, có thêm nhiều động lực để phát huy vai trò làm chủ của mình trong công tác đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội ở cộng đồng dân cƣ.
Hiện tại và trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả biện pháp vận động nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc, qua đó nâng cao hiệu lực Quản lý Nhà nƣớc về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn cần tập trung vào những nội dung chủ yếu sau:
Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, với lực lƣợng Công an Phƣờng làm nòng cốt, tăng cƣờng chỉ đạo thực hiện tốt cuộc vận động “ Toàn dân tham gia phong trào tự phòng, tự quản, tự bảo vệ an ninh, trật tự ”, tổ chức các hoạt động thiết thực hƣởng ứng phong trào “Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc” qua việc tiếp tục phát huy hiệu quả các Mô hình: Tổ xe ôm tự quản; Nhóm hộ tự quản; Câu lạc bộ Nữ chủ nhà trọ; Quản lý, cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ ngƣời lầm lỗi tại cộng đồng dân cƣ (6+1); Khu phố không tội phạm ẩn náu hoạt động và Khu phố có tội phạm bị phát hiện nhanh, ngăn chặn kịp thời; Camera giám sát an ninh trật tự; Tiếng gậy cựu chiến binh; Tiếng kẻn nhà thờ, giờ bình yên;… và chƣơng trình “Vì Quận 12 bình yên”; chuẩn bị kỹ lƣỡng kế hoạch, nội dung mở các Hội nghị, ban hành các Nghị quyết liên tịch, xây dựng Chƣơng trình phối hợp giữa các lực lƣợng, tổ chức trong Phƣờng về giữ gìn, bảo đảm Trật tự an toàn xã hội trong tình hình hiện nay.
Tiếp tục duy trì và thực hiện có hiệu quả các chuyên đề công tác hằng năm, trong đó lựa chọn những việc, những địa bàn trọng tâm, trọng điểm cần tập trung lực lƣợng giải quyết dứt điểm, tạo đà giải quyết những điểm, những vấn đề khác.
Thƣờng xuyên củng cố, kiện toàn lực lƣợng nòng cốt, cán bộ cơ sở trong quá trình duy trì, đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc, coi
trọng công tác chăm lo động viên về tƣ tƣởng, kịp thời khuyến khích vật chất, biểu dƣơng những tập thể, cá nhân có thành tích, đóng góp thiết thực cho phong trào. Xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung, nhân sự cho công tác bồi dƣỡng kiến thức về pháp luật, nghiệp vụ cho lực lƣợng Bảo vệ dân phố để nắm vững về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức hoạt động, chế độ chính sách và trang thiết bị để thực hiện tốt nhiệm vụ; duy trì chế độ giao ban hàng tháng lực lƣợng Bảo vệ dân phố do đồng chí Trƣởng Công an Phƣờng chủ trì nhằm kịp thời quán triệt, triển khai công tác Quản lý Nhà nƣớc về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phƣờng.
Thƣờng xuyên kiểm tra, đôn đốc công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại các đơn vị, địa phƣơng. Thực hiện có hiệu quả công tác thi đua, khen thƣởng, kịp thời động viên những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Tiến hành nhiều cuộc vận động quần chúng khác nhau để giải quyết những nhiệm vụ khác nhau. Giữa các phong trào hành động cách mạng khác của nhân dân với phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc có mối quan hệ khăng khít, tác động, hỗ trợ lẫn nhau; các phong trào hành động cách mạng khác của nhân dân giải quyết nhiệm vụ phát triển kinh tế văn hóa, xã hội là nền tảng vững chắc để phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc đƣợc phát động và duy trì thƣờng xuyên, mạnh mẽ. Ngƣợc lại phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc đƣợc nâng cao góp phần phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh kịp thời với bọn tội phạm, ổn định đƣợc tình hình an ninh trật tự, là điều kiện thuận lợi để phát triển các phong trào hành động cách mạng khác của nhân dân đạt kết quả tốt.
Nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, trong đó tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình tự quản, quảng bá và thực hiện tốt chƣơng trình “Vì Quận 12 bình yên”, Trung tâm xử lý hình ảnh của Công an quận 12, phần mềm quản lý cƣ trú triển khai
thực hiện ở UBND 11 phƣờng.... góp phần phòng ngừa tội phạm, bài trừ tệ nạn