7. Cấu trúc của luận văn
2.3.4. Nguyên nhân của những hạn chế
2.3.4.1. Nhận thức về công tác Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội tại cơ sở còn đơn giản, xem đây là nhiệm vụ của lực lượng công an
Cho đến nay, nhận thức về Quản lý Nhà nƣớc trên lĩnh vực Trật tự an toàn xã hội vẫn chƣa đầy đủ, kể cả trong hệ thống chính trị cấp cơ sở cũng nhƣ trong các tầng lớp dân cƣ sinh sống trên địa bàn. Điều này đƣợc thể hiện trên nhiều điểm, từ ý nghĩa của công tác quản lý đến chủ thể tiến hành cùng các yêu cầu, nội dung cụ thể, các biện pháp cần triển khai thực hiện. Hiện nay vẫn tồn tại phổ biến quan niệm cho rằng công tác đảm bảo an ninh, trật tự là của lực lƣợng Công an, trực tiếp ở cơ sở là công an Phƣờng. Từ quan niệm đơn giản, phiến diện đó dẫn đến tình hình thực tế là sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Uỷ ban nhân dân phƣờng, đặc biệt là Chủ tịch UBND phƣờng chƣa thật sự sâu sát, thƣờng xuyên, giao hết cho Công an phƣờng tham mƣu và tổ chức thực hiện, thiếu kiểm tra đôn đốc...; sự kết phối hợp giữa các tổ chức, lực lƣợng trong hệ thống chính trị chƣa chặt chẽ và sự vào cuộc của nhân dân chƣa thực sự đông đảo, tự giác. Đặc biệt là khi tổ chức thực hiện thí điểm việc không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phƣờng (theo Nghị quyết số 26/2008/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2008 và Nghị quyết số 724/2009/QH12 ngày 16 tháng 01 năm
2009 của Quốc Hội) nên không đƣợc kiên trì, thƣờng xuyên theo dõi, giám sát, kiểm tra đôn đốc và cho ý kiến chỉ đạo kịp thời, không “đánh trống bỏ dùi” là yêu cầu cần thiết góp phần nâng cao hiệu quả giám sát của cơ quan dân cử Thƣờng trực HĐND, các Ban HĐND phƣờng theo dõi quá trình chỉ đạo của UBND phƣờng cũng nhƣ tiến độ và kết quả giải quyết. Công tác Quản lý Nhà nƣớc về Trật tự an toàn xã hội thực sự chỉ nhận đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân phƣờng một cách sát sao khi có phát động phong trào, chiến dịch, hoặc trong các đợt cao điểm phục vụ nhiệm vụ chính trị đột xuất, những dịp lễ tết... Và vào những thời điểm nhƣ vậy, hiệu quả của công tác quản lý đƣợc tăng lên rõ rệt.
2.3.4.2. Tổ chức xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn phường chưa đi vào chiều sâu, còn hình thức, UBND phường thiếu kiểm tra đôn đốc, quy trách nhiệm rõ ràng để phát huy vai trò các thành viên
Các Mô hình “Hộ, Nhóm hộ, Tổ dân phố tự quản về ANTT” là hình thức tự giác, tự quản của quần chúng nhân dân trên lĩnh vực giữ gìn trật tự xã hội nhƣng thời gian qua chƣa đƣợc Cấp ủy các đơn vị quan tâm kiểm tra đôn đốc, củng cố và nâng chất; một số nơi hoạt động còn mang tính hình thức, chƣa thực sự phát huy vai trò làm chủ của ngƣời dân ở cộng đồng dân cƣ; chƣa tổ chức tập huấn, trang bị kỹ năng công tác tuyên truyền, xây dựng phong trào cho Nhóm trƣởng, Tổ trƣởng Tổ dân phố tự quản; trình độ nhận thức, ý thức trách nhiệm của một số Nhóm trƣởng chƣa cao, sức khỏe không đảm bảo nhƣng chƣa đƣợc Cấp ủy chỉ đạo củng cố, thay thế kịp thời; chƣa duy trì thƣờng xuyên chế độ sinh hoạt, thông tin tình hình TTXH đến Hộ dân, nội dung sinh hoạt Nhóm còn nghèo nàn, chƣa đủ sức thu hút sự quan tâm của các Hộ; việc bình xét công nhận Hộ, Nhóm hộ, Tổ dân phố đạt tự quản về ANTT chƣa chính xác, thực hiện không đúng theo qui trình của Hƣớng dẫn 23/CATP; một số CSKV không cập nhật đầy đủ, kịp thời di biến động của nhân khẩu, hộ khẩu;
một số nơi triển khai phân Nhóm hộ, Tổ dân phố tự quản đại trà nên gò ép, mất tính tự giác, nặng hình thức, hiệu quả thấp; các ban, ngành, đoàn thể chƣa tích cực tham gia, phối hợp cùng lực lƣợng Công an thực hiện mô hình này…
UBND phƣờng xây dựng theo một mô hình thống nhất chung, đứng ra làm tất cả mọi việc cho thành viên theo sự chỉ huy tập trung từ bên trên và đã mang lại nhiều kết quả cho ngƣời dân, vì thế nhân dân tin tƣởng vào Nhà nƣớc. Trình độ về pháp luật của các thành viên ở các mô hình còn rất hạn chế. Chính vì vậy, khi tham gia vào các công việc quản lý nhà nƣớc, ngƣời dân rất lúng túng. Việc tổ chức các hình thức, phƣơng thức tham gia của ngƣời dân đƣợc các cơ quan nhà nƣớc thực hiện cũng chƣa thật sự khoa học. Việc tiếp thu giải quyết các vấn đề mà nhân dân nêu ra chậm và luôn bị tránh, né làm giảm lòng tin và nhiệt tình của ngƣời dân.
Chƣa thƣờng xuyên phối hợp lực lƣợng công an trong tổ chức thực hiện công tác phòng chống tội phạm, ma túy ở địa phƣơng qua các mô hình tự quản về ANTT nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phát động phong trào toàn dân BVANTQ; tăng cƣờng quản lý giáo dục đối tƣợng; kiểm tra hành chính, tuần tra; tổ chức phòng ngừa xã hội, quản lý nhà nƣớc trên một số lĩnh vực về ANTT…Việc thực hiện các Nghị quyết liên tịch giữa các ban ngành, đoàn thể với lực lƣợng công an kết quả đạt đƣợc còn hạn chế; chƣa kịp thời, sơ kết rút kinh nghiệm thực hiện.
Các cơ quan, ban ngành đã có nhiều hoạt động tuyên truyền phƣơng thức thủ đoạn các loại tội phạm nhƣng tuyên truyền chƣa phong phú và sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại các cơ quan, doanh nghiệp chƣa đƣợc chú trọng đúng mức. Một bộ phận cơ quan, doanh nghiệp, ngƣời dân mặc dù đã đƣợc tuyên truyền nhƣng vẫn chủ quan, mất cảnh giác, để đối tƣợng hoạt động gây án.
Công tác lãnh chỉ đạo tổ chức và xây dựng phong trào ở một số đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp còn chƣa có sự quan tâm đúng mức, thâm chí một số nơi chỉ dừng lại ở việc triển khai văn bản, thiếu sự kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở thực hiện. Công tác phối hợp các Ban, ngành, đoàn thể thực hiện các nghị quyết liên tịch về ANTT từng lúc từng nơi chƣa thƣờng xuyên, liên tục, thiếu sự kiểm tra công tác tổ chức thực hiện tại cơ sở nên hiệu quả công tác phối hợp chƣa thực sự phát huy, còn mang tính hình thức.
2.3.4.3. UBND phường lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý hành chính để đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương chưa toàn diện, kiểm tra đôn đốc và xử lý chưa kịp thời, chưa thực hiện đúng quy định pháp luật
- Tổ chức quản lý cư trú ở địa phương
Công tác đăng ký, quản lý hộ khẩu còn làm chƣa chắc, nhất là công tác nắm tình hình di biến động về nhân khẩu, hộ khẩu, đặc biệt số hộ đến tái định cƣ, số mới chuyển đến, ngƣời nƣớc ngoài đến cƣ trú, ngƣời ngoại tỉnh đến tạm trú...
Công tác quản lý các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự chƣa thực hiện đầy đủ theo quy định.
Quản lý về vật liệu nổ công nghiệp trong nhân dân và các cơ sở kinh doanh có liên quan còn buông lỏng. Công tác tuyên truyền vận động để ngƣời dân thực hiện việc giao nộp vũ khí, chất nổ, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ còn lƣu giữ chƣa đạt kết quả cao.
- Về Trật tự xã hội
Với quá trình đô thị hóa, sự tăng nhanh về dân số cơ học, sự biến động cơ cấu dân số, nhiều thành phần bất hảo du nhập địa phƣơng, địa bàn rộng... Do đặc thù nhƣ trên, nên tình hình tội phạm hình sự và tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch và đối tƣợng vi phạm pháp luật cũng thƣờng
xuyên lợi dụng địa bàn cơ sở để hoạt động... Đây là nhiệm vụ chính trị, là trách nhiệm mà UBND lãnh đạo, chỉ đạo tiến hành những biện pháp khác nhau nhằm xây dựng thế trận An ninh nhân dân cùng thế trận Quốc phòng toàn dân vững chắc từ cơ sở... Nếu không ƣu tiên, giành thời gian, lực lƣợng để tiến hành các biện pháp, phƣơng án, chƣơng trình công tác quan trọng, thì sẽ không thể đạt hiệu quả mong muốn. Tuy nhiên, với lực lƣợng còn mỏng, lại phải đảm đƣơng vai trò, nhiệm vụ khác nhau ở phƣờng nhằm giải quyết những vụ, việc xảy ra trên địa bàn. Chỉ còn cách là phải quán triệt, thực hiện nghiêm túc quan điểm là “dựa vào dân để làm phong trào, dựa vào dân để xây dựng lực lƣợng, dựa vào dân để phòng, chống tội phạm…”.
- Về Phòng cháy, chữa cháy
Địa bàn phƣờng còn những khu vực có nguy cơ xảy ra cháy cao hoặc rất phức tạp, khó khăn trong xử lý khi cháy xảy ra nhƣ các chợ truyền thống, khu công nghiệp Tân Thới Hiệp, cụm công nghiệp Tân Thới Nhất và Hiệp thành, các khu chung cƣ cao tầng...
Ý thức chấp hành nghiêm chỉnh các qui định về công tác phòng cháy, chữa cháy và những kiến thức cơ bản, cần thiết trong xử lý tình huống khi vụ
cháy xảy ra còn chƣa đƣợc tuyên truyền, tập huấn đầy đủ.
Công tác kiểm tra và phối hợp với lực lƣợng chức năng trong kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy tại địa bàn, những điểm có nguy cơ dễ xảy ra cháy chƣa đảm bảo theo quy định chung của công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn phƣờng.
2.3.4.4. UBND phường lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức công tác giữ gìn trật tự công cộng chưa chưa thực hiện thường xuyên, đồng bộ và xử lý kiên quyết
Công tác tuần tra, mật phục theo kế hoạch, đột xuất; công tác quản lý địa bàn ở từng ô khu vực của CSKV chƣa đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự địa bàn mình phụ trách và định kỳ kiểm tra đôn đốc của thành viên Ban Chỉ đạo phòng
chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ phƣờng phụ trách khu phố chƣa thƣờng xuyên và kịp thời giải quyết vụ việc có liên quan.
Nhiều tuyến đƣờng không đảm bảo vệ sinh môi trƣờng; tình trạng lấn chiếm lòng, lề đƣờng, vỉa hè để kinh doanh, buôn bán, để xe còn diễn ra; quảng cáo, rao vặt tùy tiện, nhiều nơi hè phố, lòng lề đƣờng chƣa thông thoáng, mất trật tự mỹ quan đô thị. Nguyên nhân của tình trạng trên là do công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phƣơng chƣa quyết liệt, thiếu thƣờng xuyên, liên tục; công tác tham mƣu của công an phƣờng trong xây dựng kế hoạch phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành, tổ chức tuần tra, kiểm soát trên địa bàn phƣờng mình phụ trách để xử phạt các hành vi vi phạm về trật tự đô thị chƣa thống nhất, đồng bộ; phối hợp trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chƣa đạt đƣợc hiệu quả.
2.3.4.5. UBND phường đề ra chương trình, kế hoạch để lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội ở địa bàn phường hiệu quả chưa cao
- Tổ chức phòng chống tội phạm.
Công tác thống kê, phân tích đánh giá, báo cáo các vụ án hình sự để đề ra giải pháp phòng, chống chƣa toàn diện, việc nắm bắt, chủ động phát hiện tình hình chƣa thực sự nhạy bén, kịp thời. Việc quản lý đối tƣợng ngoài tỉnh đến làm ăn, sinh sống, cƣ trú tại địa bàn cũng nhƣ tình hình di biến động của các đối tƣợng có nguy cơ vi phạm pháp luật tại cơ sở chƣa thật sự nhạy bén, bám sát thực tế, dựa vào nhân dân, nhiều mặt chƣa đạt yêu cầu, do vậy hiệu quả phục vụ công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội là chƣa cao.
Nắm tình hình liên quan đến trật tự an toàn xã hội... của UBND phƣờng chƣa thực sự chính xác “chƣa biết dựa vào quần chúng nhân dân làm tai mắt”
để phòng, chống tội phạm ở khu dân cƣ, thay vì phải dùng camera theo dõi, phải đi tuần tra thì ta có tai mắt của ngƣời dân phản ánh thông tin, thƣờng xuyên cập nhật...
- Tổ chức phòng chống tệ nạn xã hội.
Công tác tuyên truyền về tác hại của ma túy, pháp luật phòng chống ma túy, các biện pháp phòng ngừa ma túy chƣa đến đƣợc đúng đối tƣợng trong các cụm dân cƣ, các cơ quan, trƣờng học... hiệu quả chƣa cao.
Hoạt động của các mô hình, tổ ký kết liên tịch... chƣa có nhiều hiệu quả để góp phần kéo giảm phạm pháp hình sự, tệ nạn xã hội.
UBND phƣờng chƣa thƣờng xuyên kiểm tra hoạt động các loại hình kinh doanh “nhạy cảm” theo qui định, kịp thời phát hiện, xử lý các tụ điểm mại dâm, phòng chống tệ cờ bạc, lô đề, cá độ bóng đá...
2.3.4.6. UBND phường lãnh đạo, chỉ đạo Công an phường phối hợp chưa đồng bộ, thiếu kiểm tra giữa bộ phận, ban ngành, đoàn thể phường quản lý, giáo dục các đối tượng theo quy định của pháp luật tại địa phương
UBND phƣờng trong chỉ đạo Công an phƣờng phối hợp giữa bộ phận, ban ngành, đoàn thể phƣờng tổ chức quản lý, giáo dục các đối tƣợng bị phạt tù nhƣng cho hƣởng án treo, quản chế, cƣ trú bắt buộc; đối tƣợng có tiền án, tiền sự đang cƣ trú tại địa phƣơng... chƣa kịp thời, chậm ban hành quyết định phân ngƣời theo dõi giúp đỡ theo pháp luật quy định, chƣa giúp đỡ, giải quyết việc làm để đƣợc tái hòa nhập cộng đồng, còn tình trang phân biệt...
Quản lý đối tƣợng còn buông lỏng, còn trƣờng hợp đối tƣợng không có biểu hiện tiến bộ, UBND phƣờng chƣa đƣa đối tƣợng ra kiểm điểm trƣớc nhân dân nơi cƣ trú. Khi đối tƣợng hết thời hạn bị quản lý thì chính quyền điạ phƣơng chậm hoặc chƣa nhận xét, đánh giá về sự tiến bộ của đối tƣợng để thông báo cho đối tƣợng và nhân dân nơi cƣ trú biết.
chưa thường xuyên, giao hết cho Đảng ủy, Ban Chỉ huy Công an phường
Lực lƣợng Công an phƣờng còn quan liêu, hách dịch, cửa quyền, thiếu tu dƣỡng, rèn luyện, tác phong, ngôn không đúng mực... Tinh thần trách nhiệm của một vài cán bộ trong thực thi nhiệm vụ chƣa cao. Công tác tiếp nhận tin báo và giải quyết vụ việc liên quan đến ANTT còn chƣa đƣợc kịp thời, có trƣờng hợp xảy ra rồi mới đến giải quyết gây bất bình, giảm lòng tin của nhân dân đối với lực lƣợng công an. Điều này đặt ra cho ngành Công an nói chung, cho Đảng ủy, UBND phƣờng những nội dung cần chú trọng thực hiện trong công tác xây dựng lực lƣợng thời gian tới.
TIỂU KẾT CHƢƠNG II
Quận 12 ngày nay càng ngày càng đƣợc đô thị hóa theo hƣớng văn minh, hiện đại, đời sống mọi mặt của Nhân dân đƣợc nâng cao, chất lƣợng cuộc sống càng đƣợc đảm bảo, trật tự an ninh đƣợc giữ vững. Có thể nói đó là những thành tựu nổi bật trong những năm qua. Tuy nhiên, trên lĩnh vực Quản lý Nhà nƣớc về Trật tự an toàn xã hội vẫn còn những tồn tại, hạn chế, bất cập. Nhận thức ý nghĩa vai trò của công tác này trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và Nhân dân còn chƣa đầy đủ; sự kết phối hợp giữa các ban ngành, tổ chức, lực lƣợng tại các phƣờng chƣa thực sự chặt chẽ, đồng bộ; các biện pháp quản lý đƣợc triển khai chƣa thật sự hiệu quả; công tác phát hiện, xử lý chƣa kịp thời, nghiêm minh, dứt điểm..
UBND phƣờng, với tƣ cách là chủ thể giữ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo trong phòng ngừa tội phạm ở địa bàn cơ sở, tuy đã có nhiều cố gắng, song do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau, nên việc thực hiện chức năng nắm tình hình mọi mặt, còn thiếu chủ động, việc triển khai các biện pháp còn lúng túng, đôi khi chạy theo vụ việc, tình hình tội phạm, tệ nạn và các vi phạm